Phân tích SWOT về hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 56)

2.6.1 Điểm mạnh:

2.6.1.1 Cơ sở hạ tầng chất lượng – Nguồn nhân lực dồi dào:

- Việc thu gọn cấu trúc Phòng ban ở Agribank Phú Mỹ Hưng khiến cho việc phối hợp trong công việc và công tác quản lý dễ dàng, hiệu quả hơn. Có thể trưng tập một nhóm Cán bộ của các Phòng ban để tập trung vào từng nhiệm vụ phát triển khách hàng và Sản phẩm, Dịch vụ ở từng thời điểm cụ thể. Trụ sở làm việc gọn hơn, khang trang và ấm cúng hơn, tạo hiệu ứng tốt hơn cho khách hàng tới giao dịch. Bố cục, cấu trúc hợp lý hơn giúp công tác quản lý lãnh đạo cũng dễ dàng và sâu sắc hơn. Sự kết hợp giữa các Bộ phận trong phòng, giữa các Phòng với nhau trở nên nhanh và gần hơn, đây là lợi thế cho việc bán chéo sản phẩm.

- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn hổ trợ nhau hết mình trong công việc, luôn tận tâm với khách hàng góp phần làm nên sứ mệnh: “Mạng phồn thịnh đến khách hàng”.

2.6.1.2 Mạng lưới rộng rãi:

- Với những nổ lực không ngừng nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới, phục vụ đa dạng khách hàng. Tính đến nay, Agribank đã có hơn 2300 mạng lưới giao dịch bao phủ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, Agribank Phú Mỹ Hưng cũng tăng cường mở thêm các máy ATM/POS; cụ thể số máy POS đều tăng liên tục qua mỗi năm.

2.6.1.3 Vị trí địa lý thuận lợi – Chi nhánh đặt tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng:

- Agribank Phú Mỹ Hưng tọa lạc tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng là khu đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn và kiểu mẫu của cả nước. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nhân thành đạt, người nước ngoài sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó còn có nhiều khu trung tâm mua sắm, trung tâm triển lãm, dịch vụ cao cấp, và nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy Agirbank Phú Mỹ Hưng thuận lợi để phát triển vững chắc, ổn định và mở rộng thị phần thẻ bằng việc trả lương qua thẻ, và các giao dịch kinh doanh. Thương hiệu Agribank Việt Nam được biết đến ngày càng nhiều với tình cảm tốt của khách hàng.

2.6.1.4 Xây dựng nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp:

- Sau khi trở thành Chi nhánh Cấp III, Agribank Phú Mỹ Hưng vẫn còn đó những lợi thế về sự quen thuộc địa bàn hoạt động, quan hệ tốt với Công ty Quản lý Tòa nhà Beautiful Sài Gòn I,II và III. Lượng khách hàng, các mối quan hệ, cơ sở đã xây dựng suốt 04 năm của Chi nhánh Cấp I gần như vẫn nằm phần lớn trong tay Agribank Phú Mỹ Hưng, tiềm năng khai thác còn nhiều. Đây là tiền đề giúp Ngân hàng tiếp cận các Công ty, Doanh nghiệp đặt văn phòng tại các tòa nhà để mở rộng khách hàng, quảng bá sản phẩm.

- Ngoài ra, Agribank Phú Mỹ Hưng còn tận dụng các mối quan hệ, các sự giới thiệu của bên thứ ba để tiếp cận khách hàng, quảng bá và mời khách hàng sử dụng Sản phẩm Dịch vụ của Ngân hàng như Công ty Bảo hiểm FUBON, Trường Ngoại Ngữ Apple, Công ty Hữu Nghị.

2.6.1.5 Công nghệ thông tin hiện đại:

- Sự phát triển của Công nghệ Thông tin hiện nay tạo điều kiện phát triển các Sản phẩm Dịch vụ Ngân hàng điện tử mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như dịch vụ SMS vấn tin số dư tài khoản, dịch vụ nạp tiền điện thoại VNTopup, dịch vụ chuyển khoản bằng tin nhắn ATransfer, dịch vụ thanh toán tiền điện thoại trả sau A-PayBill, dịch vụ Internet Banking.

- Bên cạnh đó các thao tác, thủ tục phát hành thẻ, đăng kí thông tin khách hàng cũng nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng cũng như các giao dịch viên có thể giải quyết nhiều công việc khác, mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, Agribank Phú Mỹ Hưng rất chú trọng đầu tư Công nghệ Thông tin trên cở sở Agribank là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thồng thanh toán và kế toán khách hàng trên IPCAS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS, Agribank hiện cung cấp Sản phẩm, Dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện đại, an toàn cho mọi khách hàng trong nước và thế giới.

2.6.2 Điểm yếu:

2.6.2.1 Chức năng, tiện ích thẻ còn hạn chế:

- Thẻ của Agribank còn hạn chế về chức năng, chủ yếu chỉ rút/ứng tiền, và thanh toán giống như các NHTM khác, thậm chí các NHTM khác còn đa dạng hơn như thẻ đa năng của Đông Á, Connect24 của Vietcombank,…Do đó, Agribank Phú Mỹ Hưng phải cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thẻ, vì khách hàng thường thích sản phẩm thẻ tiện ích, đa dạng.

2.6.2.2 Mạng giao dịch thường xuyên bị nghẽn mạch:

- Một điểm trừ cho Agribank Phú Mỹ Hưng là tốc độ giao dịch thường xuyên nghẽn mạch trong giờ cao điểm, máy ATM thường xuyên báo lỗi do hộp tiền hư, hoặc chưa tiếp quỹ kịp thời,…Chính vì vậy, khách hàng hay nổi giận và sang các cây ATM của NHTM khác để giao dịch; hiệu quả công việc của Cán bộ bị giảm sút.

2.6.2.3 Việc sáp nhập Chi nhánh làm xáo trộn nhân sự:

- Việc sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III làm ảnh hưởng đến tình hình nhân sự của Agribank Phú Mỹ Hưng như xáo trộn nhân sự, tinh thần Cán bộ có những dao động nhất định, khả năng chủ động trong các giải pháp đồng bộ cả về nhân sự và tài chính không còn cao cũng là một khó khăn cho kế hoạch phát triển Sản phẩm Dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó việc quan tâm tới phát triển Sản phẩm Dịch

vụ và tận dụng mối quan hệ cá nhân của mỗi Cán bộ trong Cơ quan chưa cao.

2.6.2.4 Hoạt động Marketing bị thả lỏng:

- Trong thời gian ổn định việc sáp nhập chuyển đổi Chi nhánh ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách khách hàng và chiến lược phát triển Sản phẩm Dịch vụ của Agribank Phú Mỹ Hưng. Nhất là từ khi không còn Phòng Dịch vụ - Marketing theo mô hình mới, công tác chăm sóc khách hàng bị thả lỏng, kênh phát triển Sản phẩm Dịch vụ gần như bị bỏ quên. Kinh nghiệm công tác thị trường của Chi nhánh còn yếu, việc thực hiện bán chéo sản phẩm của Cán bộ còn chưa được hiệu quả, tính linh hoạt trong chính sách chăm sóc khách hàng còn hạn chế, tính năng động của bộ phận làm nhiệm vụ phát triển Sản phẩm Dịch vụ chưa cao.

- Chi nhánh gần như không có đầu mối phụ trách công tác chăm sóc khách hàng, phát triển khách hàng mới, quảng bá Sản phẩm Dịch vụ, lượng khách hàng hao hụt do bị các NHTM khác lôi kéo là không nhỏ.

2.6.2.5 Phí hoạt động còn hạn chế:

- Việc tiếp xúc khách hàng để lắp đặt POS hiện tại là không dễ dàng, chế độ cho việc tiếp xúc các điểm lắp máy POS và chăm sóc máy về sau chưa được quy định cụ thể, chi phí cho Cán bộ phát triển máy POS tiếp cận khách hàng còn là áp lực đối với chính bản thân Cán bộ. Hơn nữa các đơn vị chấp nhận thẻ phải trả phí khi khách hàng sử dụng máy POS cũng là một rào cản khi tiếp xúc thuyết phục các đơn vị lắp đặt máy POS.

2.6.2.6 Số lượng thẻ Tín dụng Quốc tế phát hành ít:

- Hạn mức tín dụng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng sử dụng thẻ. Hiện nay hạn mức tín dụng thẻ chuẩn dành cho khách hàng cá nhân của Agribank tối thiểu là 10 triệu đồng. So với mức thu nhập của những người từ 3-5 triều đồng đối với công nhân, nhân viên có thu nhập thấp hoặc chỉ đủ tiêu hàng tháng thì hạn mức tín dụng trên là khá cao.

2.6.3 Cơ hội:

2.6.3.1 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2008, sau một năm Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, sức ép mở cửa nền kinh tế ngày càng lớn, đặc biệt là lình vực Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, không chỉ Việt Nam nói chung mà TP.HCM nói riêng đều thu hút được rất nhiều sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong nước cũng như Quốc tế.

- WTO mang lại nhiều cơ hội cho ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam là nông nghiệp, thị trường nông sản mở, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp sẽ gia tăng, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng hơn và đặc biệt là Agribank Việt Nam – NHTM hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ huy động được nhiều nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Chính nhờ những điều kiện thuận lợi phát triển như vậy, dần dần trình độ dân cư cũng như kĩ thuật cộng nghệ phát triển hiện đại hơn. Điển hình là việc nhận lương qua thẻ đã phổ biến hơn, dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt, và công tác bảo mật hạn chế rủi ro thẻ an toán hơn.

2.6.3.2 Nhà nước khuyến khích việc thanh toán bằng thẻ thay thế tiền mặt:

- Cùng với sự phát triển của kinh tế, để đảm bảo an toàn cũng như tránh gian lận, mất cắp tiền mặt thì Nhà nước khuyến khích việc sử dụng thẻ để thanh toán nhằm giảm lưu thông tiền mặt. Đây là cơ hội tốt cho thị trường thẻ cho tất cả các Ngân hàng nói chung cũng như Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng. Việc sử dụng thẻ thay thế tiền mặt giúp Nhà nước giảm được chi phí in ấn, bảo quản, giúp Ngân hàng kiểm soát, quản lý giao dịch tiền tốt hơn, hạn chế được nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng phối hợp với Ngân hàng để trả lương cho Nhân viên qua thẻ một cách an toàn, nhanh chóng và tránh được những thủ tục rườm rà, mất thời gian. Hơn nữa, các giao dịch kinh doanh, buôn bán luôn được thực hiện nhanh chóng, và chính xác hơn.

2.6.3.3 Nhận thức, trình độ của người dân ngày càng cao:

- Cùng với sự phát triển kinh tế hiện đại, văn minh thì trình độ người dân cũng được nâng cao. Đặc biệt là địa bàn Phú Mỹ Hưng nơi tập trung nhiều người dân có thu nhập cao, người nước ngoài sinh sống vì thế họ có nhận thức rất cao về việc sử dụng thẻ trong đời sống hằng ngày.

2.6.4 Thách thức:

2.6.4.1 Nhiều đối thủ cạnh tranh:

- Các dịch vụ bán lẻ của các NHTM Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng, đặc biệt là sản phẩm thẻ nên khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Điều này gây ra áp lực cho tất cả các Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng vì có nhiều đối thủ cạnh tranh. So với các Ngân hàng khác thì Agribank gia nhập thị trường thẻ Việt Nam trễ hơn, chỉ mới bắt đầu vào năm 2003. Đây là thách thức lớn buộc Agribank phải luôn tập trung phát triển toàn diện, đa dạng hóa các Sản phẩm Dịch vụ, nhằm cung cấp nhiều Sản phẩm tiện ích, hiện đại đến khách hàng. Trong 05 NHTM Nhà nước trên thị trường hiện nay Vietcombank là Ngân hàng lớn mạnh về thẻ. Tuy nhiên các Ngân hàng khác vẫn tập trung xây dựng, phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm thẻ đến gần khách hàng.

 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Là NHTM đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam được biết đến với dịch vụ thẻ dùng để thanh toán không sử dụng tiền mặt an toàn, nhiều tiện ích và hiệu quả nhất hiện nay; chấp nhận thanh toán 07 loại thẻ thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover, UnionPay và các loại thẻ Ghi nợ Nội địa thẻ, Ghi nợ Quốc tế và sản phẩm thẻ Tín dụng cao cấp.

 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbak): Là NHTM luôn tiên phong các Sản phẩm Dịch vụ Ngân hàng theo chuẩn mực Quốc tế, luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc phát triển sản phẩm. Đến nay Vietinbank đạt được thành công nhất

định: “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động kinh doanh thẻ năm 2011” do Hiệp hội Thẻ trao tặng và các giải thưởng “Ngân hàng đi đầu trong việc phát triẻn đơn vị chấp nhận thẻ” và “ Ngân hàng dẫn đầu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ năm 2011, 2012, 2013”.

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Đây là Ngân hàng chủ yếu phục vụ khách hàng Doanh nghiệp. Ngoài những chức năng tiện ích của thẻ mà các NHTM khác cung cấp thì thẻ mà BIDV mang lại còn có nhiều tính năng nổi trội dành cho giới văn phòng với nhiều quà tặng hấp dẫn. Hiện nay, mạng lưới BIDV trải dài khắp nơi chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội.

BẢNG 2.9: ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Ngân hàng Ưu điểm Nhược điểm

VIETCOMBANK - Là NHTM đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ vào đầu những năm 90.

- Là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận 07 loại thẻ Ngân hàng thông dụng trên Quốc tế.

- Nhiều sản phẩm thẻ đa dạng, tiện ích.

- Các giao dịch thường bị lỗi vào giờ cao điểm, lễ, tết. - Nhiều khách hàng đến giao

dịch nên chờ đợi lâu.

VIETINBANK - Là Ngân hàng có mạng lưới phủ song toàn nước.

- Đối với các thẻ Ghi nợ miễn phí hầu hết các giao dịch của chủ thẻ trên ATM và không yêu cầu số dư ban đầu khi mở thẻ.

- Nhiều khách hàng đến giao dịch nên chờ đợi lâu. - Tiện ích thẻ còn hạn chế,

chưa đa dạng.

- Công tác Marketing chưa được coi trọng.

BIDV - Khách hàng chủ yếu là Doanh nghiệp nên dễ dàng, thuận tiện liên kết với các Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thẻ.

- Mạng lưới Chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành.

- Có thể giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong ngày tối đa 100% hạn mức tín dụng thẻ được cấp.

- Phí phát hành thẻ cao hơn các NHTM khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không có sản phẩm thẻ dành cho sinh viên.

2.6.4.2 Thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng:

- Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều Doanh nghiệp. Ngày nay, thẻ dần trở nên phổ biến đối với người dân Việt Nam nhưng thói quen sử dụng tiền mặt vẫn chưa xóa bỏ được. Với tâm lý người Việt Nam thích đơn giản, không rườm rà, với những hóa đơn giá trị nhỏ họ thích thanh toán bằng tiền mặt hơn.

2.6.4.3 Khách hàng trung thành với Ngân hàng:

- Với 02 Ngân hàng nổi trội về thẻ hiện nay như Vietcombank, và Đông Á thì thu hút rất nhiều khách hàng. Vì vậy mà sự giới thiệu của bạn bè, người thân cũng là quảng cáo gián tiếp cho Ngân hàng. Agribank là Ngân hàng gia nhập thị trường thẻ muộn nên chức năng thẻ còn hạn chế, nên mất nhiều lượng khách hàng. Đây là thách thức rất lớn đối với Agribank Phú Mỹ Hưng trong hoạt động kinh doanh thẻ. Do đó, Agribank Phú Mỹ Hưng cần có những chính sách hợp lý, tăng cường Marketing để đạt hiệu quả cao hơn.

2.6.4.4 Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ khác:

- Việc các đối thủ cạnh tranh như các Ngân hàng nước ngoài như Stanndard Chartered Bank, ANZ Bank,…sẽ hút rất nhiều nhân lực giỏi, có năng lực về làm việc với môi trường làm việc Quốc tế, nhiều cơ hội thăng tiến và khẳng định được giá trị bản thân.

2.6.4.5 Tội phạm thẻ ngày càng nhiều khiến Ngân hàng không thể kiểm soát:

- Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả và tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc,…Gần đây ở nước ta xuất hiện tình trạng đáng lo ngại khi các nhóm tội phạm nước ngoài sử dụng công nghệ cao để ăn cắp từ các

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 56)