Hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 43)

2.5.2.1 Quy trình thanh toán thẻ của Agirbank Phú Mỹ Hưng:

SƠ ĐỒ 2.3: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ CỦA CHI NHÁNH

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Bước 1: Chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ. Đơn vị chấp

nhận thẻ phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ để cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Bước 2: Đơn vị chấp nhận thẻ quẹt thẻ, nhập số tiền giao dịch, và gửi hóa đơn thanh toán thẻ cho Tổ chức thanh toán thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ được lưu giữ làm chứng từ gốc để đối chiếu và giài quyết khiếu nại.

- Bước 3: Tổ chức thanh toán thẻ ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ và chuyển yêu cầu tới Tổ chức Chuyển mạch thẻ.

- Bước 4: Tổ chức Chuyển mạch thẻ chuyển thông điệp đến Tổ chức phát hành thẻ.

- Bước 5: Tổ chức phát hành thẻ chấp thuận hoặc từ chối cấp phép. Thông điệp trả lời được chuyển cho Tổ chức Chuyển mạch thẻ.

- Bước 6: Tổ chức chuyển mạch thẻ chuyển thông điệp của Tổ chức phát hành thẻ đến Tổ chức thanh toán thẻ.

- Bước 7: Tổ chức thanh toán thẻ chuyển thông điệp cấp phép cho đơn vị chấp nhận thẻ.

- Bước 8: Đơn vị chấp nhận thẻ nhận được cấp phép và hoàn tất giao dịch.

Đơn vị chấp nhận thẻ Chủ thẻ Chủ thẻ (1) Chủ thẻ (2) Chủ thẻ (3) Chủ thẻ (4) Chủ thẻ (5) Chủ thẻ (6) Chủ thẻ (7) Chủ thẻ (8) Chủ thẻ Tổ chức phát hành thẻ Tổ chức thanh toán thẻ Tổ chức chuyển mạch thẻ

2.5.2.2 Hệ thống máy ATM/POS của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

BIỂU ĐỒ 2.11: TĂNG TRƯỞNG MÁY ATM/POS AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.12: THỊ PHẦN ATM 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Ngân hàng Thương mại Việt Nam)

- Mặc dù nền kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển thẻ nhanh nhất thế giới. Hệ thống thẻ của các NHTM đã và đang được kết nối liên kết với nhau, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ thẻ. Việc này cũng giúp các NHTM giảm áp lực đầu tư cho hệ thống trang thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, EDC), tạo điều kiện cho các Ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và qua đó cũng gia tăng được nguồn thu nhập đáng kể từ phía dịch vụ thẻ.

0 20 40 60 80 100

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Máy POS Máy ATM 36 48 72 15 15 15 15,4% 12,5% 13,4% 9,5% 49,2% Năm 2011 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác 15% 13,0% 14% 9% 49% Năm 2012 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác 14,8% 13,1% 13,4% 9,7% 49% Năm 2013 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác

- Trong năm 2013 các Ngân hàng dẫn đầu về hệ thống ATM và POS bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV,…Trong đó, Agribank Việt Nam dẫn đầu về thị phần máy ATM với 2.300 máy ATM, chiếm 14,8% thị phần, thứ 2 là Vietinbank 13,4%, và thứ 3 là Vietcombank 13,1%. Qua 03 năm 2011-2013, số máy ATM của Chi nhánh vẫn duy trì đều 15 máy, nhưng so với toàn ngành thì tỷ trọng năm 2013 chỉ giảm 0,06% (năm 2011 Chi nhánh chiếm 0,71%, và năm 2013 chiếm 0,65%).

BIỂU ĐỒ 2.13: THỊ PHẦN POS 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Ngân hàng Thương mại Việt Nam)

- Thanh toán bằng EDC/POS là hình thức thanh toán hiện đại với những lợi ích to lớn đối với cả người thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ và cả NHTM. Đối với Agribank Việt Nam cụ thể là Chi nhánh Phú Mỹ Hưng với mục tiêu phát triển mạnh Sản phẩm Dịch vụ để tăng thu ngoài Tín dụng không những giảm bớt sự phụ thuộc mà còn giảm rủi ro từ nguồn thu Tín dụng, đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và hướng xây dựng một hình ảnh Ngân hàng hiện đại trên địa bàn Quận 7 và các vùng phụ cận. Như vậy, việc thiết lập mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ dựa trên cơ sở rà soát, đánh giá hiệu quả của các đơn vị chấp nhận thẻ để lắp đặt máy POS là một trong những hướng đi hợp lý của Chi nhánh trong bối cảnh Tín dụng gặp khó khăn, nguồn thu từ Tín dụng suy giảm. Bên cạnh đó việc phát triển các đơn vị chấp nhận thẻ kết hợp với các tờ rơi, brochures và décales quảng cáo cũng sẽ là một kênh quảng bá thương hiệu

6,8% 28,4% 15,5% 8,0% 41,3% Năm 2011 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác 9,0% 22,7% 25,6% 7,0% 35,7% Năm 2012 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác 7,0% 29,0% 24,5% 9,5% 30,0% Năm 2013 Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV Khác

hết sức hiệu quả cho Chi nhánh. Trong năm 2012, Chi nhánh trang bị thêm 12 máy, tương ứng tăng 33,33% so với năm 2011. Và đến cuối 2013 Chi nhánh đã trang bị thêm 24 máy POS, tương ứng tăng gấp 1.5 lần (50,00%) so với năm 2012. Địa bàn Quận 7 và khu vực Phú Mỹ Hưng là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tập trung nhiều trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn…với các tiện ích khép kín cho nhu cầu cuộc sống hiện đại của người dân có thu nhập khá và cao (Parkson, Cressmall, SECC, Lotte Mart, Giant Super Market…). Đây là lợi thế để Agribank Phú Mỹ Hưng thâm nhập Thị trường phát triển máy POS.

- So với Agribank Việt Nam, thì số máy POS mà Agribank Phú Mỹ Hưng đã có trong năm 2013 chiếm tỉ trọng giảm không đáng kể 0,02% (năm 2011 Chi nhánh chiếm 0,68%, năm 2013 chiếm 0,66%). Nhưng so với các NHTM khác ở Việt Nam thì cuối năm 2013, thị phần máy POS của Agribank Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ 7% trong khi đó đứng đầu là Vietcombank với 29,0%, thứ 2 là Vietinbank với 25,4%.

2.5.2.3 Doanh số thanh toán thẻ của Agirbank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

- Số lượng thẻ mà trong những năn qua Agribank Phú Mỹ Hưng phát hành chỉ đánh giá mức độ chung của thẻ đối với khách hàng. Vì thế để có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không ta dựa vào doanh số.

BẢNG 2.5: DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

 Agribank Phú Mỹ Hưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng giao dịch qua ATM/POS (lượt) 589.507 620.534 726.300

Trung bình lượt giao dịch/thẻ 143 137 128

Doanh số thanh toán thẻ (Triệu VND) 642.781 762.166 930.879

+ Máy ATM 622.677 737.656 900.356

Doanh số rút tiền mặt (Triệu VND) 581.439 685.478 833.524

Doanh số chuyển khoản (Triệu VND) 41.238 52.178 66.832 + Máy POS 20.104 24.510 30.523

Trung bình trên 01 máy POS 558 511 424

 Agribank Việt Nam

Doanh số thanh toán (Triệu VND) 128.634.784 179.419.580 227.247.204

 Phú Mỹ Hưng /Việt Nam 0,48% 0,42% 0,41%

BIỂU ĐỒ 2.14: TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA CHI NHÁNH 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp) - Theo đánh giá của NHNN và Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam,

AgirbanK Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, liên tục là một trong 03 NHTM dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM. Qua bảng 2.5 cho thấy trong năm 2013 tổng doanh số thanh toán thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng đạt 930.879 triệu đồng, tăng 168.713 triệu đồng so với năm 2012. Với doanh số thanh toán qua thẻ và số lượng thẻ phát hành trong năm 2013 của Chi nhánh cứ 01 thẻ thì có trung bình 128 lượt giao dịch được thực hiện. Điều này chứng tỏ thương hiệu Agirbank luôn được mọi người tin dùng, hơn nữa chức năng của thẻ đã phát huy tốt, làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán của người dân. Bên cạnh đó nhờ vị trí Agribank Phú Mỹ Hưng đặt ngay Trung tâm Tài chính Quận 7 nên các hoạt động giao dịch, kinh doanh thường xuyên đã làm tăng số lượng giao dịch qua máy ATM/POS lên đáng kể. Cụ thể lượt giao dịch trên ATM/POS năm 2013 tăng gấp 03 lần (17,04%) so với năm 2012 (5,26%). Do đặc thù khách hàng cá nhân sử dụng thẻ để giao dịch, thanh toán hàng

622.677 737.656 900.356 20.104 24.510 30.253 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

hóa dịch vụ qua hệ thống ATM/POS nên doanh số giao dịch tăng nhanh qua 03 năm. Trong năm 2013, doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh tăng 19,37%, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2012 (6,38%). Mặc dù doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh tăng mạnh nhưng so với Agribank cả nước thì tỉ trọng giảm 0,17% trong năm 2012, và năm 2013 giảm 0,04%. Theo “Trang Thông tin Thẻ 18 của Agirbank năm 2013”, doanh số thanh toán qua thẻ của Agribank cả nước đạt 227.247 tỉ đồng, tăng 26% so với năm 2012 và đứng thứ ba trên thị trường (21%). Điều này cho thấy, Agribank Phú Mỹ Hưng triển khai dịch vụ ATM/POS có hiệu quả và có tiềm năng phát triển so với Agribank cả nước.

BIỂU ĐỒ 2.15: CƠ CẤU DOANH SỐ THANH TOÁN QUA ATM 2011-2013

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp)

 Máy ATM: Bảng 2.5 cho thấy doanh số thanh toán qua máy ATM tăng cao qua 03 năm, trong đó chủ yếu là hình thức rút tiền và chuyển khoản. Doanh số rút tiền qua máy ATM chiếm ưu thế trên 90%, trong năm 2013, doanh số rút tiền mặt của Chi nhánh đạt 833.524 triệu đồng, tăng 21,60% so với năm 2012.Vì khách hàng cá nhân chủ yếu thanh toán chi tiêu hằng ngày, nên hình thức rút tiền được sử dụng nhiều hơn chuyển khoản. Vì vậy, doanh số chuyển khoản năm 2013 chỉ đạt 66.832 triệu đồng, tương ứng tăng 28,08% so với năm 2012. Một phần là do địa bàn Phú Mỹ Hưng ngày càng có nhiều Doanh nghiệp trả lương cho Nhân viên qua thẻ (tiết kiệm chi phí và thời gian). Điều này chứng tỏ

93% 7%

Năm 2011

Rút tiền Chuyển tiền

93% 7%

Năm 2012

Rút tiền Chuyển tiền

93% 7%

Năm 2013

Agribank Phú Mỹ Hưng triển khai hiệu quả máy ATM trong 03 năm qua, mặc dù máy ATM vẫn giữ nguyên 15 máy tuy nhiên doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng liên tục. Thị phần máy ATM của Agribank cả nước trong 03 năm qua đều dẫn đầu trên thị trường, vì thế rất thuận tiện cho khách hàng thanh toán qua thẻ.

 Máy POS: Ngày nay việc thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ không còn xa lạ với khách hàng. Bên cạnh tính an toàn, nhanh chóng, khách hàng còn được nhận khá nhiều ưu đãi từ các đơn vị chấp nhận thẻ. Mặc dù số máy POS của Chi nhánh tăng liên tục qua 03 năm tuy nhiên thị phần máy POS của Agribank cả nước lại rất thấp. Doanh số thanh toán qua POS tăng liên tục qua 03 năm, cụ thể doanh số thanh toán qua POS năm 2013 đạt 30.523 triệu đồng, tương ứng tăng 24,53% so năm 2012. Tuy nhiên doanh số giao dịch trung bình trên 01 máy POS năm 2013 lại giảm đi 17,0% so với năm 2012. Lý giải điều này do khách hàng chỉ xem tiện ích của thẻ là rút tiền mặt nhanh chóng, và chuyển khoản đi xa dễ dàng. Hơn nữa thị phần POS trên thị trường rất thấp, chỉ chiếm 7,0% trong năm 2013, mạng lưới POS của Chi nhánh mặc dù có tăng nhưng tăng với mức chưa tương xứng làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ của các chủ thẻ. Chứng tỏ, việc triển khai máy POS qua 03 năm của Agribank Phú Mỹ Hưng chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đối với địa bàn tiềm năng như Phú Mỹ Hưng, lại có nhiều mối quan hệ tốt đẹp để lắp đặt POS thì thực tế kết quả như trên là chưa tương xứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tóm lại, từ năm 2011-2013, bên cạnh những ưu điểm mà Chi nhánh có được thì vẫn còn một số hạn chế chưa phát huy hết năng lực hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng. Thuận lợi mặc dù số lượng máy ATM mà Chi nhánh lắp đặt chỉ có 15 máy nhưng được lắp đặt có hệ thống tại các vị trí thuận tiện đông người như bệnh viện Chợ Rẫy, các khu mua sắm như Paragon, Crescent Mall,…và các doanh nghiệp kí hợp đồng trả lương cho nhân viên qua thẻ nên doanh số thanh toán thẻ qua ATM của Chi nhánh là tương đối sau 06 năm hoạt động. Đặc biệt là thương hiệu Agribank trải dài

khắp mọi nơi, từ thành thị, nông thôn, hay những vùng xa nên hoạt động triển khai nghiệp vụ thẻ qua ATM của Chi nhánh qua 03 năm không mấy khó khăn. Bên cạnh ưu thế có mối quan hệ tốt đẹp lắp đặt POS với các đối tác Doanh nghiệp thì trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng hiện nay, Chi nhánh cần chú trọng quảng bá dịch vụ, đẩy mạnh công tác Marketing nhằm giúp khách hàng hiểu rõ và biết hết tất cả các dịch vụ tiện ích mà Agribank mang lại, điều này góp phần làm tăng doanh số thanh toán qua ATM/POS của Chi nhánh. Và tương lai không xa hệ thống ATM/POS sẽ trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu đối với khách hàng, và trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 43)