Tình hình huy động vốn của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 30)

- Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nó là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho nền kinh tế. Như đã biết, nguồn vốn huy động là cơ sở để NHTM cho vay và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác. Do vậy, trước khi tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng, thì xem xét tình hình huy động vốn trong thời gian vừa qua của Chi nhánh là điều cần thiết.

BIỂU ĐỒ 2.2: TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp)

2.734.658 2.952.719 3.190.960 2500000 2600000 2700000 2800000 2900000 3000000 3100000 3200000 3300000

BIỂU ĐỒ 2.3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 2011-2013

(Nguồn: Kế toán – Ngân quỹ Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp)

- Nhìn chung giai đoạn 2011-2013, tổng vốn huy động của Agribank Phú Mỹ Hưng tăng đều liên tục. Cụ thể cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.952.719 triệu đồng, tương ứng tăng 8,0% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn có giá trị cao nhất trong giai đoạn 2011- 2013, đạt 3.190.960 triệu đồng, tương ứng tăng 8,1% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu bắt nguồn từ tính chất cơ cấu nguồn vốn huy động mà đặc biệt từ tiền gửi của dân cư. Cụ thể ở năm 2013, tiền gửi của dân cư chiếm đến 63,0%/Tổng nguồn vốn. Đặc điểm của nguồn vốn này có tính ổn định, là cơ sở để Ngân hàng quyết định lãi suất cho vay. Mặt khác, vốn huy động từ dân cư thường được gửi dưới dạng có kì hạn dưới 12 tháng hoặc không kì hạn nên công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn không hề dễ dàng. Năm 2013, Chi nhánh đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nên các năm 2012, 2013 tỷ lệ nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn tăng lần lượt là 61,0% và 63,0%.

- Mặt khác, Agribank Phú Mỹ Hưng duy trì được lượng tiền gửi Tổ chức Kinh tế tương đối ổn định qua các năm, năm 2013 chiếm 18,0%. Dù nguồn vốn này là quy mô tương đối lớn, luân chuyển nhanh nhưng phụ thuộc rất nhiều vào ưu đãi của Ngân hàng đối với Tổ chức Kinh tế (phí, lãi suất, hoa hồng,…) nên công tác giữ chân khách hàng gặp nhiều khó khăn.

62,2%

22,6% 0,4%

7,1% 7,7% 0%

Năm 2011

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Sử dụng vốn TSCĐ 61% 19% 6% 8% 6% 0% Năm 2012

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Sử dụng vốn TSCĐ 65% 18% 6% 8% 3% 0% Năm 2013

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Xã hội Tiền gửi Tổ chức Tín dụng Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Sử dụng vốn TSCĐ

- Nhìn chung, tình hình huy động vốn qua các năm 2011-2013 của Agribank Phú Mỹ Hưng đáp ứng yêu cầu ổn định, tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 30)