Hoạt động sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 50)

2.5.3.1 Kết quả sử dụng thẻ tại Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013

BẢNG 2.6: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013

ĐVT: Triệu VNĐ,%

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số món Doanh số sử dụng Số món Doanh số sử dụng Số món Doanh số sử dụng Agribank Phú Mỹ Hưng 514.077 596.399 616.013 711.046 717.962 839.378 Thẻ Ghi nợ 511.920 583.254 613.379 696.099 714.800 822.909 Thẻ Tín dụng 2.157 13.145 2.634 14.947 3.162 16.469

Agribank Việt Nam 122.009.233 170.082.260 212.073.860

Phú Mỹ Hưng/Việt Nam 0,49% 0,42% 0,40%

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp) BIỂU ĐỒ 2.16: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ CỦA CHI NHÁNH 2011-2013

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp)

514.077 613.379 717.692 596.399 711.046 839.378 0 200000 400000 600000 800000 1000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

- Theo “Trang Thông tin Thẻ số 18 của Agribank năm 2013”, doanh số sử dụng thẻ của Agribank đứng thứ ba thị trường, chiếm thị phần 21,4%, đứng thứ hai là Vietcombank (24,8%). Dù kết quả sử dụng thẻ Chi nhánh tăng đều qua 03 năm 2011-2013, nhưng so với Agribank cả nước tỷ trọng lại giảm 0,09% (năm 2011 doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh chiếm 0,49% và năm 2013 là 0,40%). Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng kết quả sử dụng thẻ qua 03 năm của Chi nhánh và cả nước đều giảm. Điển hình trong năm 2012, doanh số sử dụng thẻ của Chi nhánh đạt 711.046 triệu đồng, tương ứng tăng 19,22% so với năm 2011, và năm 2013 đạt 839.378 triệu đồng, tương ứng tăng 18,05%, tăng ít hơn so với năm 2012. Nguyên nhân giảm do tốc độ mạng giao dịch thường xuyên bị nghẽn vào giờ cao điểm, hơn nữa kết cấu hộp tiền máy ATM hay bị lỗi làm chậm trễ, gián đoạn giao dịch của khách hàng. Mặc dù ở mỗi địa điểm ATM đều có lắp đặt camera theo dõi nhưng tâm lí lo sợ trộm cắp, không an ninh tại các máy ATM của khách hàng cũng làm ảnh hưởng đến doanh số sử dụng thẻ.

- Phần lớn, thẻ Ghi nợ được phát hành nhiều hơn thẻ Tín dụng, nên số món giao dịch của thẻ Ghi nợ chiếm tỉ trọng cao hơn trên 90% tổng số món giao dịch, làm cho doanh số sử dụng của thẻ Ghi nợ tăng nhiều hơn. Nguyên nhân tăng do ngoài các chức năng tiện ích thì khi chủ thẻ muốn sử dụng thẻ Ghi nợ để thanh toán hay giao dịch phải nộp tiền vào tài khoản mà không cần phải chứng minh thu nhập tài chính như thẻ Tín dụng. Vì thẻ Tín dụng như một món vay mà Ngân hàng trích trước cho chủ thẻ thanh toán, nhưng cuối mỗi tháng chủ thẻ phải hoàn trả tối thiểu 10% tổng số tiền mà chủ thẻ đã sử dụng. Nếu chậm trễ thì sẽ phát sinh lãi trả chậm, và các phí trả chậm,…Hơn nữa phần lớn khách hàng là công nhân, sinh viên, công chức,…nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Chính vì thế mà thẻ Ghi nợ được ưa chuộng hơn, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Cụ thể trong năm 2012, số món giao dịch thẻ Ghi nợ đạt 613.379 món, tương ứng doanh số sử dụng đạt 696.099 triệu đồng, tăng 112.845 triệu đồng so với năm 2011. Trong khi đó, số món giao dịch thẻ Tín dụng chỉ đạt 2.634 món, tương ứng doanh số sử dụng là 14.947 triệu đồng, tăng 1.802 triệu đồng so với năm

2011. Nhưng đến năm 2013, số món giao dịch thẻ Ghi nợ đạt 714.800 món, doanh số sử dụng đạt 822.909 triệu đồng, tương ứng tăng 18,22% so với năm 2012; và số món giao dịch thẻ Tín dụng chỉ đạt 3.162 món, doanh số sử dụng là 16.469 triệu đồng, tương ứng tăng 10,18% so với năm 2012. - Thực tế thì kết quả trên tương đối khả quan đối với Agribank Phú Mỹ Hưng

sau thời gian dài ổn định sáp nhập thành Chi nhánh Cấp III. Mặc dù năm 2011, trong kết quả sử dụng thẻ tại Agribank Việt Nam thì Agribank Phú Mỹ Hưng chiếm 0,49%, năm 2012 chiếm 0,42% và cho đến năm 2013 chiếm còn 0,40%. Ngoài việc sử dụng các giao dịch qua máy ATM/POS tại các đơn vị chấp nhận thẻ thì khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán, rút/ứng tiền tại các hệ thống liên minh thẻ của Ngân hàng và ngược lại. - Với kết quả trên trong tương lai không xa, dịch vụ thẻ của Agribank Phú

Mỹ Hưng sẽ phát triển mạnh hơn,và Chi nhánh sẽ tích cực nghiên cứu đem lại dịch vụ tốt nhất đặc biệt là thẻ Tín dụng được khách hàng sử dụng rộng rãi hơn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh Phú Mỹ Hưng.

2.5.3.2 Doanh thu sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

BẢNG 2.7: DOANH THU SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ SMS CỦA AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Mobile Banking (Triệu VND) 161 350 425 189 117,39% 75 21,43% ATransfer (Triệu VND) 0.25 0.75 0.99 0.5 200,00% 0.24 32,00%

VN Topup (Triệu VND) 2.8 6.5 8.7 3.7 132,14% 2.2 33,85%

Dịch vụ khác (Triệu VND) 33.95 58.75 66.31 24.8 73,05% 7.56 12,87%

Tổng: 198 416 501 218 110,10% 85 20,43%

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ - Marketing Agribank – Phú Mỹ Hưng cung cấp)

- Song song với việc phát hành thẻ, còn có các dịch vụ tiện ích đi kèm như Mobile Banking – tự động thông báo số dư khi tài khoản có biến động, vấn tin số dư, sao kê 05 giao dịch gần nhất, ATransfer – chuyển khoản an toàn, nhanh chóng, và đơn giản, APaybill – thanh toán hóa đơn điện thoại,

Internet, điện lực,…VnTopup – nạp tiền điện thoại qua tin nhắn, Vn Ticket – mua vé máy bay đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Với các chức năng hiện đại như vậy đã thu hút không ít khách hàng tham gia sử dụng, chủ yếu là dịch vụ Mobile banking. Bên cạnh đó vì Agribank hợp tác liên minh thẻ giữa các NHTM khác, cho phép khách hàng sử dụng thẻ Agribank phát hành sử dụng để rút/ứng tiền mặt, và thanh toán tại các cây ATM, các quầy giao dịch EDC khác, góp phần làm tăng thêm doanh thu dịch vụ thẻ. Qua 03 năm 2011-2013 thì dịch vụ Mobile banking chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 80% trên tổng số các dịch vụ tiện ích đi kèm. Cụ thể trong năm 2012 doanh số thu được từ dịch vụ này đạt 350 triệu đồng, tương ứng tăng 117,39% so với năm 2011 và sang năm 2013 doanh thu Mobile banking đạt 425 triệu đồng, tương ứng tăng 21,43% so với năm 2013. Còn đối với dịch vụ ATransfer cũng được khách hàng lựa chọn sử dụng nhưng ít, chỉ đạt 0.99 triệu đồng năm 2013, tương ứng tăng 32,00% so với năm 2012. Và dịch vụ VN Topup cũng hay được sử dụng, đạt doanh số 8.7 triệu đồng năm 2013, tăng 33,85% so với năm 2012. Sở dĩ khách hàng sử dụng Moblie banking nhiều là vì khách hàng thường xuyên giao dịch qua ATM hay POS nên muốn theo dõi số dư của mình. Hơn nữa, vì các dịch vụ này đều tính phí nên cũng ít khi được khách hàng lựa chọn vì vậy doanh số thu được chỉ tương đối. Mặt khác, công tác Marketing của Chi nhánh còn sơ sài, khách hàng chưa nắm rõ đầy đủ các tiện ích từ dịch vụ thẻ mang lại. Với định hướng phát triển toàn diện, công nghệ tiên tiến hiện đại, trong tương lai Ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm các dịch vụ tiện ích và bớt khoảng phí nhằm thu hút khách hàng vì nó cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Đối với Agirbank, mà cụ thể là Agribank Phú Mỹ Hưng, mục tiêu phát triển mạnh Sản phẩm Dịch vụ để tăng thu ngoài tín dụng không những nhằm giảm bớt sự phụ thuộc mà còn giảm rủi ro từ nguồn thu tín dụng, đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và hướng tới xây dựng một hình ảnh của Ngân hàng hiện đại trên địa bàn Quận 7 và các vùng phụ cận.

2.5.3.3 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011-2013:

BẢNG 2.8: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG 2011-2013 ĐVT: Triệu VND,% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % tiền Số % 1. Thu nhập thẻ: 2.080 2.662 3.022 582 27,98 360 13,52 - Thu từ phát hành thẻ 155 153 182 -2 -1,29 29 18,95 - Thu từ dịch vụ thẻ 132 123 330 -9 -6,82 207 168,29 - Phí chấp nhận thanh toán 670 381 450 -289 -43,13 69 18,11

- Thu phí thường niên 73 71 99 -2 -2,74 28 39,44

- Thu lãi cho vay tín dụng 1.050 1.928 1.961 878 83,62 33 1,71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chi phí: 1.712 2.267 2.497 555 32,42 230 10,15

- Định phí 1.359 1.649 1.813 290 21,34 164 9,95

- Biến phí 353 618 684 265 75,01 66 10,68

3. Lợi nhuận: 368 395 525 27 7,11 130 32,98

4. Chi phí/Doanh thu 0,8 0,9 0,8 - - - -

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ – Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp)

BIỂU ĐỒ 2.17: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ 2011-2013

(Nguồn: Bộ phận Dịch vụ – Marketing Agribank Phú Mỹ Hưng cung cấp)

- Qua 03 năm 2011-2013, ta thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng đều thu được lợi nhuận sau khi sáp nhập thành Chi nhánh

2.080 2.662 3.022 1.712 2.267 2.497 368 395 525 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cấp III. Để biết rõ hơn về lợi nhuận mảng hoạt động này ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí.

- Nhìn qua bảng 2.8, ta thấy thu nhập thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 thu nhập thẻ đạt 2.662 triệu đồng, tăng tương ứng 27,98% so với năm 2011; đến năm 2013, doanh thu thẻ đạt 3.022 triệu đồng, tương ứng tăng 13,52% so năm 2012. Bên cạnh đó các khoản định phí, biến phí cũng tăng nhẹ theo doanh thu. Hoạt động kinh doanh thẻ phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Cụ thể như định phí gồm các chi phí trang bị máy móc, thiết bị cho các đơn vị chấp nhận thẻ; chi phí in ấn, mã hóa thông tin; lệ phí tham gia tổ chức thẻ Quốc tế; các rủi ro phát sinh;…Ngoài ra các khoản biến phí liên quan như phí cho hoạt động Markting, quảng cáo Sản phẩm Dịch vụ, các khoản trả lãi cho các sô dư tiền gửi trên thẻ....Cụ thể năm 2013 định phí đạt 1.813 triệu đồng, tương ứng tăng 9,95% so với năm 2012; và biến phí đạt 684 triệu đồng, tương ứng tăng 10,68% so với năm 2012. Hơn nữa, trong những năm qua, Chi nhánh đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong khu vực quận 7 và các vùng lân cận khác trả lương cho nhân viên qua thẻ. Đặc biệt, Agribank Phú Mỹ Hưng có vị trí gần các khu trung tâm mua sắm, siêu thị sầm uất, nhà hàng, spa cao cấp, nên sức mua của khách hàng ngày càng nhiều. Chính vì thế mà khoản biến phí trong những năm qua ít hơn định phí.

- Về lợi nhuận: Do thu nhập và các khoản chi phí hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong 03 năm qua chênh lệch không quá nhiều. Chính vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ mang lại rất ít và tăng chậm qua các năm. Cụ thể năm 2012, lợi nhuận đạt 368 triệu đồng, tăng 7,11% so với năm 2011; và năm 2013, lợi nhuận đạt 525 triệu đồng, tương ứng tăng 32,98% so với năm 2012.

- Về chi phí/doanh thu: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ và nó càng nhỏ hơn 1 thì càng tốt. Tuy nhiên số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng trong 03 năm 2011-2013 chưa đạt hiệu quả cao khi doanh thu và chi phí chênh lệch thương đương nhau. Năm 2013, chi phí/doanh thu có tỉ lệ 0,8% có nghĩa là để có 1 đồng

thu nhập Chi nhánh sẽ phải bỏ ra 0,8 đồng chi phí. Trong khi đó, ở năm 2011 và 2012 giá trị tương ứng vẫn là 0,8% và 0,9%. Điều này cho thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong 03 năm qua không đạt được mức tăng trưởng cao. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần đặt ra kế hoạch để quản lý nguồn chi phí, thu nhập thẻ tốt hơn nhất là hiện nay sự cạnh tranh giữa các đối thủ trên cùng địa bàn tương đối mạnh. Hơn nữa, dịch vụ thẻ ngày càng thân thuộc và tiện ích với khách hàng nên lợi nhuận thẻ những giai đoạn sau dự đoán tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Phú Mỹ Hưng 2011 - 2013 (Trang 50)