Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Etown (Trang 79)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.2.5.Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên:

Cơ sở của giải pháp:

Trong hoạt động ngân hàng nói riêng cũng nhƣ trong các hoạt động khác của nền kinh tế nói chung thì yếu tố con ngƣời giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Nó quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động. Chính vì vậy nó là yếu tố luôn cần đƣợc quan tâm hàng đầu và phải có những chính sách thích hợp để không ngừng nâng cao chất lƣợng cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó thì hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển do vậy đòi hỏi chất lƣợng đội ngũ nhân sự ngày càng cao phù hợp với sự phát triển không ngừng của nghiệp vụ để có thể giải quyết đƣợc những công việc với tính phức tạp ngày càng gia tăng. Vì thế, PGD cần chú trọng đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Thực hiện giải pháp:

+ PGD cần xây dựng đội ngũ nhân viên mang tính kế thừa để từ đó có đội ngũ nhân viên hùng hậu. Đồng thời, PGD nên thƣờng xuyên trao dồi nghiệp vụ cho các nhân viên qua các buổi tập huấn nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ để họ có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ có thâm niên, có kinh nghiệm.

+ Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng thì cần phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức, nghiệp vụ mới một cách thƣờng xuyên, liên tục. Nhất là khả năng ngoại ngữ và tin học, khả năng phán đoán và tính chủ động trong việc đón nhận cái mới. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng trong quá trình làm việc phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, phải có trách nhiệm cao trong công việc, dám nghĩ, dám làm. Việc giỏi nghiệp vụ chuyên môn là một đòi hỏi cần thiết đối với ngƣời cán bộ tín dụng không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà là đòi hỏi trong bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế xã hội nhất là chính sách tiền tệ, có những hiểu biết về pháp luật (luật Dân sự, luật hình sự, luật các tổ chức tín dụng) nhằm giúp cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có những sai phạm mang tính vi phạm pháp luật.

+ Ngoài việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cán bộ nhân viên cần rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực để hạn chế mặt trái của mỗi ngƣời. PGD nên có những biện pháp nghiêm khắc để xử lý những cán bộ vi

phạm về vấn đề này để góp phần răn đe cũng nhƣ tạo đƣợc lòng tin trong khách hàng của ngân hàng.

+ Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng cơ chế lƣơng thƣởng gắn với chất lƣợng và hiệu quả của công việc, đảm bảo tạo động lực cho cán bộ tâm huyết với nghề.

Kết quả dự kiến của giải pháp:

PGD sẽ có đƣợc một đội ngũ cán bộ nhân viên đạt trình độ cao, giỏi chuyên môn, làm việc hiệu quả, tạo đƣợc niềm tin nơi khách hàng và thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với PGD hơn. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho PGD, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của PGD và tạo mọi điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng cụ thể là PGD ETown trên thị trƣờng hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Etown (Trang 79)