Khái niệm về diễn thế rừng

Một phần của tài liệu câu hỏi nguyên lý lâm sinh 40 trang (Trang 33)

Hệ sinh thái rừng luôn vận động và biến đổi không ngừng. G.F. Mô - rô - dôp đã khái quát thành một luận điểm nổi tiếng. “Rừng là một hiện tợng lịch sử”. Nguyên nhân chính làm cho rừng luôn luôn biến đổi chính là do mâu thuẫn nội tại của các thành phần cấu thành nên hệ sinh thái rừng và do sự ảnh hởng qua lại giữa hệ sinh thái rừng với các nhân tố ngoại cảnh.

Tính vận động biến đổi trong HSTR đợc biểu hiện dới mọi hình thức, muôn màu, muôn vẻ, từ sự thay đổi trạng mùa, mở rộng phạm vi phân bố của quần thể, quá trình sinh truỏng phát triển cho đến hiện tợng diễn thế, sự thay đổi các nhân tố hoàn cảnh,vv... Tất cả những thay đổi đó của quần thể đợc gọi chung là động thái rừng.

Diễn thế là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của động thái rừng. Trong đòi sống của một quần thể, mầm mống của một thế hệ rừng mới ra đời đợc đánh dấu bằng sự xuất hiện lớp cây con tái sinh dới tán rừng. Do nguồn giống khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái của loài cây tái sinh và do hoàn cảnh bên trong của quần thể không phải trong mọi trờng hợp tổ thành thế hệ cây tái sinh đều nhất trí với tổ thành tầng cây cao của quần thể. Nếu thế hệ rừng mới thay thế thế hệ rừng cũ mà tổ thành không có sự thay đổi cơ bản thì sự thay thế đó chỉ là sự thay thế đời cây này bằng đời cây khác. Nếu thế hệ rừng mới thay thế có tổ thành loài cây khác cơ bản với tổ thành thế hệ rừng cũ thì gọi là diễn thế rừng.

Định nghĩa: Diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đo tổ

thành loài cây cao- nhất là loài cây u thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản. Nói rộng ra, diễn thế rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng một hệ sinh thái rừng khác.

Xét về bản chất: là quá trình chuyển hóa và tích lũy năng lợng hình thành dòng năng lợng trong hệ sinh thái rừng. Đây là quá trình phát triển tịnh tiến có sự kế thừa nhau theo một giai doạn nhât định. Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì quá trình phát triển sinh thái rừng phụ thuộc lớn vào thành phần sinh vật sản xuất, thay đổi hàng loạt thực vật khác dẫn đến sự thay đổi về chất trong hệ sinh thái (sự cân bằng nội tại trong hệ sinh thái)

Thực tiễn: Xuất hiện từ thực vật bậc thấp - thực vật 1 năm- thực vật cây bụi- cây cao a sáng -cây cao trung sinh.(Hình thành nhũng quần xã tơng đối ổn định).

Quá trình diễn thế của hệ sinh thái rừng có thể diễn ra theo hai chiều hớng: tiến hóa và thoái bộ.

+Diễn thế tiến hóa là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng cũ bằng hệ sinh thái rừng mới có cấu trúc phức tạp hơn, có tính ổn định cao hơn do đó khả năng tận dụng điêu kiện hoàn cảnh cao hơn và tạo ra một năng suất sinh khối lớn hơn.

+Diễn thế thoái bộ là quá trình đơn giản hóa câu trúc, hạ thấp khả năng tận dụng của điều kiện hoàn cảnh và làm giảm năng suất sinh khối.

Diễn thế rừng biểu hiện tính liên tục, tính kế thừa của sự phát triển. Diễn thế tiến hóa là một biểu hiện sinh động của quy luật phủ định biện chứng trong lâm sinh học.

Một phần của tài liệu câu hỏi nguyên lý lâm sinh 40 trang (Trang 33)