Cam kết đa phương trong Báo cáo của Ban công tác

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 58)

3.3.2.1 Về giao dịch vãng lai

Ngay từ trƣớc khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã nỗ lực để thực hiện chính sách tự do hóa đối với các giao dịch vãng lai. Trƣớc hết, Việt

45

Nam đã ban hành Pháp lệnh ngoại hối ngày 01/06/2006, việc ra đời của Pháp lệnh ngoại hối đã làm thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối.

Theo điều VIII Điều lệ IMF, các quốc gia thành viên không đƣợc áp dụng các biện pháp nhằm cản trở các khoản thanh toán và chuyển tiền trong các giao dịch vãng lai.

Các tổ chức tín dụng không có nghĩa vụ kiểm tra các chứng từ không liên quan trực tiếp đến các giao dịch vãng lai, cụ thể là không cần phải yêu cầu xuất trình các chứng từ chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc Việt Nam, mà chỉ cần xem xét các chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các giao dịch này.

Trong việc thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đƣợc mua ngoại tệ tại các ngân hàng đƣợc phép kinh doanh ngoại hối để phục vụ cho các nhu cầu thanh toán cho các giao dịch vãng lai trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ, đƣợc tự do lựa chọn ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán cho các giao dịch vãng lai. Kiều hối đƣợc chuyển về nƣớc không hạn chế về số lƣợng, số lần gửi và loại ngoại tệ gửi, cá nhân có ngoại tệ từ kiều hối chuyển về hoặc từ các nguồn khác thì đƣợc cất trữ, mang theo ngƣời, đƣợc gửi tiết kiệm và đƣợc rút ra bằng ngoại tệ. Ngoài ra, công dân Việt Nam chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh, du lịch, công tác, trả các loại phí, lệ phí cho nƣớc ngoài, chuyển tiền thừa kế, định cƣ ở nƣớc ngoài... chỉ cần đến ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngoại hối làm thủ tục mà không cần phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Việc tự do hóa vãng lai theo quy định tại Điều VIII Điều lệ IMF là cam kết mà quốc gia thành viên nào cũng phải thực hiện. Với việc ban hành và thực hiện đầy đủcác quy định về ngoại hối theo Pháp lệnh, Việt Nam đã thực hiện các cam kết về giao dịch vãng lai theo quy định của WTO.

3.3.2.2 Về vấn đề tiếp cận thị trường

- Quy định về cấp phép đối với các ngân hàng nƣớc ngoài:

Việt Nam đã ban hành Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về việc Tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh,

46

ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong cam kết của mình, chính phủ Việt Nam cũng đã nêu ra tính thận trọng khi xem xét cấp phép cho các ngân hàng nƣớc ngoài tuy nhiên, một số tiêu chí đƣợc nêu ra khi xem xét cấp giấy phép cho các ngân hàng nƣớc ngoài còn mang tín chung chung, chƣa đƣợc cụ thể hóa, hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan cấp phép thuộc ngân hàng nhà nƣớc. Đây là điều Việt nam cần minh bạch rõ hơn trong những quy định sau này để đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của WTO.

- Quy định về việc mạng lƣới giao dịch của ngân hàng nƣớc ngoài:

NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 quy định về mạng lƣới hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó quy định rõ điều kiện mở các điểm giao dịch, các chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài, việc quản lý và đặt máy ATM tại các điểm giao dịch…. Trong đó thể hiện rõ sự đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành ATM giữa các ngân hàng nƣớc ngoài và các NHTM Việt Nam.

3.3.3 Ảnh hưởng của cam kết tự do hóa trong dịch vụ ngân hàng trong WTO tới hệ thống Ngân hàng Việt Nam

3.3.3.1 Những kết quả đạt được

(i) Các NHTM trong nƣớc đã có sự chuyển mình tích cực để Hội nhập vào thị trƣờng quốc tế:

Các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên sân nhà, đó là mạng lƣới rộng, có nhiều khách hàng truyền thống, hiểu biết về thị trƣờng… Do vậy, trong 07 năm kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO, các NHTM trong nƣớc vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Các kết quả đã đạt đƣợc nhƣ sau:

- Thứ nhất, quy mô vốn điều lệ đƣợc nâng cao

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định

47

đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam, vốn điều lệ của ngân hàng thƣơng mại phải đáp ứng theo tiêu chuẩn nhƣ sau:

Bảng 3.7Mức vốn pháp định của NHTM theo Nghị định số 07/VBHN-NHNN

STT Loại hình tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm

2008 2013

1 Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 3.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 2 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 5 Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD

(Nguồn: Nghị định số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013)

Trên thực tế, một số NHTM trong nƣớc đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu của Ngân hàng nhà nƣớc, vừa tạo đà để tiếp tục mở rộng đón đầu những yêu cầu về vốn điều lệ trong tƣơng lại của Ngân hàng nhà nƣớc.

Tính đến tháng hết 31/12/2013, nhiều ngân hàng thƣơng mại đã có những thành công lớn trong việc tăng vốn điều lệ, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.8: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2013. STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ 31/12/2006 (tỷ

đồng)đôđồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 VABRD 10.000 28.722 2 CTG 3.616 37.234 3 BIDV 4.077 28.112 4 VCB 4.279 26.650 5 MHB 929 3.369 6 ACB 1.100 9.377 7 STB 2.089 12.425 8 EIB 1.212 12.355

48

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ 31/12/2006 (tỷ đồng)đôđồng)

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

9 TCB 1.500 8.878

10 MBB 1.045 11.256

(Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính của các NHTM)

Nhờ sự tăng trƣởng vốn điều lệ, các ngân hàng đã có điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều địa bàn có nhiều lợi thế bằng việc mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch để huy động vốn và cho vay, cung cấp các dịch vụ khác, tăng hệ số an toàn trong việc cho vay, huy động, đầu tƣ mở rộng nâng cấp thiết bị công nghệ. Đặc biệt, việc tăng vốn điều lệ đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể hệ số an toàn vốn. Trƣớc năm 2006, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhà nƣớc và đa số các ngân hàng TMCP đều không đạt mức yêu cầu 9%, tuy nhiên đến hết năm 2013, cơ bản các NHTM đều đã đạt trên mức quy định.

Biều đồ 3.2: Hệ số CAR 2013 của một số ngân hàng

(nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2013 của các NHTM) - Thứ hai,công nghệ ngân hàng đƣợc nhanh chóng nâng cao

So với khối các NHTM trong nƣớc, các NHTM nƣớc ngoài có ƣu thế về trình độ quản lý, vốn và đặc biệt là công nghệ thông tin. Việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng đối với các NHTM nƣớc ngoài vừa là thách thức nhƣng cũng đồng thời là cơ hội để các NHTM trong nƣớc thực hiện đầu tƣ đẩy mạnh các dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin.

49

Hầu hết các NHTM đã đầu tƣ xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Các NHTM cũng đã tích cực đầu tƣ mua sắm đồng bộ các phần mềm bảo mật, phần mềm quản trị, nhân sự… từ những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới nhƣ Oracle, Micro…

- Thứ ba, hệ thống dịch vụ đƣợc đa dạng hóa, mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời tiêu dùng:

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại có thể là các dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cũng có thể là những dịch vụ truyền thống nay đƣợc nâng cấp trên nền tảng công nghệ hiện đại. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đang đƣợc ứng dụng hiện nay:

- Thanh toán qua POS (Point of sale)

- Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động ATM

Tính đến cuối năm 2013 cả thị trƣờng Việt Nam có hơn 54,2 triệu thẻ tăng 27 lần (từ 2 triệu thẻ năm 2005); số lƣợng máy ATM tăng hơn 12 lần (từ 1.200 máy vào năm 2005 lên trên 14.200 máy); số thiết bị chấp nhận thẻ POS tăng7 lần (từ 10.000 POS năm 2005 lên 70.000 POS). Cũng trong năm 2013, Việt Nam đã có tới 825,5 triệu lƣợt giao dịch bằng thẻ, (năm 2005 chỉ là 20,2 triệu lƣợt và 609 triệu lƣợt năm 2009).

50

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ lƣợng thẻ ngân hàng từ năm 2010–Quý II/2014

(nguồn: Cafef cổng thông tin dữ liệu tài chính – chứng khoán Việt Nam). Qua biểu đồ 3.6, chúng ta có thể thấy tốc độ sử dụng thẻ thanh toán của Việt Nam là tƣơng đối nhanh và ổn định. Phản ánh nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đã tăng đáng kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO.

Ngoài việc sử dụng thẻ thanh toán ngày càng tăng, một số các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại khác đã đƣợc cung cấp ở Việt Nam nhƣ: Phone Banking; Mobile Banking; Internet Banking..

(ii). Các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của các ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng trở nên rõ nét trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (gọi chung là ngân hàng nƣớc ngoài) đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đóng góp những kết quả tích cực vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.

51

Bảng 3.9: Kết quả kinh doanh năm 2013 của một số ngân hàng nƣớc ngoài

(đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ Tổng tài sản Thu nhập LN trƣớc thuế CAR 1 HSBC Việt Nam 3.000 47.826 2.961 1.407 13%

2 Shinhan Việt Nam 3.000 8.791 499 357 -

3 ANZ ViệtNam 3.000 26.400 1.072 135,5 25.5

4 Standard chartered Việt Nam

3.000 16.641 766 80 -

5 Indovina bank 3.300 22.080 600 340 -

(nguồn: Tổng hợp BCTC và website của các Ngân hàng)

So với cuối năm 2012, kết quả kinh doanh chung của nhóm Ngân hàng nƣớc ngoài tăng gấp bốn lần. Trong năm 2015, với sự phát triển mạnh của các NHTM nƣớc ngoài, thị phần ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc dự báo là sẽ có những thay đổi đáng kể.

Tính riêng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Các ngân hàng nƣớc ngoài, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng liên doanh đã hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nội địa trong năm 2013.

Theo NHNN, tổng dƣ nợ tín dụng đến 31-12-2013 toàn ngành ngân hàng ƣớc tăng 6,3% so với năm 2012. Trong đó, ngân hàng liên doanh tăng 3,75% và ngân hàng nƣớc ngoài tăng 9,04%. Mức tăng dƣ nợ tín dụng của nhóm ngân hàng nƣớc ngoài cao hơn khối ngân hàng cổ phần (6,32%) và ngân hàng quốc doanh (tăng 5,11%).

Thị phần của khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh nƣớc ngoài đến nay chiếm khoảng 11,5%. Nhƣng so với cuối năm 2012, huy động từ thị trƣờng dân cƣ của khối này đã tăng 20,6% (trong khi khối ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc giảm 0,67% và các ngân hàng cổ phần tăng 14,3%) và chiếm tỷ trọng 7,5% trong hệ thống tổ chức tín dụng.

52

Bên cạnh sự tăng trƣởng thì hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng nƣớc ngoài cũng đƣợc nâng lên. Đến tháng 10-2013, tỷ lệ ROA bình quân của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài là 0,16% và ROE là 6,9%.

3.3.4 Đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam

Xét tổng thể, trong bảy năm qua, Việt Nam đã sửa và xây dựng 86 luật, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với nguyên tắc của WTO. Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tƣ nƣớc ngoài, nhờ môi trƣờng ổn định, minh bạch. Xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, sau 7 năm,kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 ƣớc tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh, sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thƣơng mại và hàng trăm cửa hàng tiện ích đã làm thay đổi diện mạo của thƣơng mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của ngƣời tiêu dùng theo hƣớng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

Đối với việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng theo quy định của WTO, tác giả xin đƣa ra một số đánh giá nhƣ sau:

Đối với các cam kết cụ thể về việc tiếp cận thị trƣờng, Việt Nam đã cải tổ hệ thống phát luật đáp ứng theo các cam kết đã ký trong văn kiện gia nhâp WTO của Việt Nam. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật Ngân hàng nhà nƣớc số 46/2010/QH12, nghị định số 22/2006/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của các TCTD nƣớc ngoài…đã đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc.

Việt Nam đã mở rộng các hình thức hiện diện thƣơng mại đối với các TCTD nƣớc ngoài, ngoài các hình thức đã sẵn có tại thị trƣờng dịch vụ ngân hàng là Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, văn phòng đại diện, các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đã đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam, tạo điều kiện để những TCTD nƣớc ngoài tham gia sâu rộng hơn nữa vào hoat động ngân hàng tại Việt Nam sau hội nhập.

Việt Nam cũng đã thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động đối với các TCTD nƣớc ngoài tại Việt Nam, tiến tới đối xử quốc gia theo đúng nguyên tắc của WTO. Riêng đối với hoạt động nhận tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam không có quan hệ

53

tín dụng của các TCTD nƣớc ngoài, kể từ ngày 01/01/2011, Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết về việc đối xử quốc gia đầy đủ. Dịch vụ huy động tiền gửi của các NHTM nƣớc ngoài đã có những thay đổi tích cực, các tổ chức này đã tận dụng đƣợc lợi thế về công nghệ, chất lƣợng dịch vụ, sự chuyên nghiệp… và sự hội nhập của ngành Ngân hàng Việt Nam để tăng cƣờng hoạt động của mình.

Về việc tham gia cổ phần hóa, góp vốn của các TCTD nƣớc ngoài vào các NHTM Việt Nam đã đƣợc thực hiện đầy đủ. Trong một số trƣờng hợp, các NHTM Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt cho mở “room” góp vốn đối với một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lên đến 20% nhằm tăng cƣờng hiệu quả của việc góp vốn của cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài và góp phần giúp các ngân hàng này tăng vốn thành công.

NHNN đã thực hiện kiểm tra giám sát thƣờng xuyên hoạt động của hệ thống các NHTM trong nƣớc và nƣớc ngoài, kiểm soát việc tuân thủ đảm bảo các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không thành lập các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh, tuân thủ các quy định của NHNN về hoạt động, quản lý các máy ATM, phát hành thẻ tín dụng….

Không chỉ thực hiện đầy đủ các cam kết về tiếp cận thị trƣờng, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết liên quan đến đối xử quốc gia. Các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam sau khi thành lập đã đƣợc đối xử một cách bình đẳng, NHNN đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong nƣớc và ngoài nƣớc. Các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc coi là một pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Đối với các cam kết chung theo cam kết đa phƣơng trong báo cáo của ban công tác, Việt Nam đã lành mạnh chính sách tài chính tiền tệ, đảm bảo giao dịch ngoại hối theo quy định.

Tóm lại, tất cả các cam kết về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam khi gia nhập WTO đã đƣợc thực hiện theo đúng lộ trình cam kết. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 58)