Thách thức

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 72)

4.1.2.1 Gia tăng cạnh tranh trong giai đoạn hậu WTO

Từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng, sựcạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng quyết liệt. Đó không chỉ là sựcạnh tranh trong nội bộ các NHTM, mà là sự cạnh tranh giữa các NHTM với các định chế tài chính phi ngân hàng khác, và có thể thấy khu vực cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên chật hẹp cùng với sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các định chế tài chính không chỉ trong nƣớc mà còn từ nƣớc ngoài gắn liền với lộ trình mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam. Điểm đáng chú ý là vấn đề cạnh tranh giữa các định chế tài chính trên thị trƣờng Việt Nam hiện vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay cũng nhƣ một số loại hình dịch vụthanh toán) và sự cạnh tranh nhiều lúc diễn ra thái quá, bất chấp các qui định của pháp luật, đạo đức kinh doanh. Chính điều này đang tạo ra những tác động nhiều chiều đối với các vấn đề kinh tế - xã hội tại Việt Nam.Nhiều ngân hàng nhỏ đã có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, huy động vƣợt trần, tặng tiền, trả chênh lệch ngoài …

Trong khi các ngân hàng trong nƣớc đang loay hoay đối phó với nhiều vấn đề, thì các NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam lại có nhiều lợi thế vì đƣợc cho phép tăng trƣởng tín dụng tối đa. Ở thời điểm này, chính sách trên vô tình trở thành áp lực

2Tham khảo tại:

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/pY_LDoIwEEW_xQ8wM9SW4rKWp9CCIopsCFFjND6IUYx8v eheXXhneXLm5kIB3Z2qZretrrvzqTpADoVZok2H3GUULcMZYhCrMEmdxECOHV- apfSET3mE6I0nEgNvnFp0ZCDG5B8b2Q97ATnSMt1btXpc86iVzWzfpqijyV3ZytCt0yptJ- v5NBsJsbrU_VvnFK-vnzpD8p3HP7hlfuevTe9VHyIQtH8-bmAJBS9dIkzi- gQ9zmwMQqmYlmwQ4ADqY5Y1tTP179veEzfXTtA!/dl3/d3/L0lDU0lKSWdrbUEhIS9JRFJBQUlpQ2dBe k15cXchLzRCRWo4bzBGbEdpdC1iWHBBRUEhLzdfMEQ0OTdGNTQwTzhBNzBJT1ZLTDNGUzFHRT UvMFJkU3Q0ODgyMDAwMQ!!/?WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE5_WCM& WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.research/ b2e58a80497f70ea9d15bf1cfde91cd2

59

cạnh tranh ngày càng lớn giữa các ngân hàng nội-ngoại và việc chiếm lĩnh thị phần của khối ngoại trong năm 2015 không còn là lý thuyết.

Có đƣợc sự ƣu ái này do các NHTM nƣớc ngoài luôn biết cách tiết chế trong kinh doanh cộng thêm khả năng quản trị rủi ro tốt, ít bị rủi ro về nợ xấu trong các năm vừa qua.Nhƣ vậy, về mặt kỹ thuật, chuyên môn NHTM nƣớc ngoài cao hơn NHTMtrong nƣớc, có kinh nghiệm hơn nên khi triển khai nhanh hơn do đó mối đe dọa là thách thức cho Ngân hàng nội địa là có thật.

Đến nay, hầu hết các NHTM nƣớc ngoài đã hoàn thành điều kiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141 của Chính phủ. Chẳng hạn, tính đến ngày 31/12/2013, các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài nhƣ HSBC, Standard Chartered, ANZ, Hong Leong có vốn điều lệ/vốn đƣợc cấp là 3.000 tỷ đồng, riêng Shinhan Vietnam là hơn 7.500 tỷ đồng. Các ngân hàng liên doanh VID Public Bank có vốn điều lệ/vốn đƣợc cấp là 62,5 triệu USD. Tƣơng tự, Indovina Bank Limitted có vốn điều lệ 165 triệu USD; Việt Thái Vinasiam Bank là 61 triệu USD; Việt Nga Vietnam- Russia Joint Venture Bank là 168,5 triệu USD; Còn lại 50 chi nhánh NH tại Việt Nam tính đến 31/12/2013, đều đã vƣợt con số 15 triệu USD vốn theo quy định.

Dù không chạy đua vƣợt trần huy động nhƣ nhiều NHTM nội địa nhƣng các NHTM nƣớc ngoài vẫn chiếm đƣợc thị phần huy động lớn nhờ chất lƣợng dịch vụ phục vụ cho phân khúc khách hàng cao cấp của mình.Nhất là các NHTM nƣớc ngoài nhƣ ANZ, HSBC, Standard Charterd, Citi... đã bắt đầu đẩy mạnh mảng dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán, quản lý dòng tiền dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Đơn cử, hiện HSBC đang tập trung rất mạnh vào mảng dịch vụ thẻ ghi nợ bằng việc khuyến mãi, cộng điểm, tặng thêm dịch vụ... cho khách hàng thanh toán bằng thẻ của ngân hàng này khi mua sắm.Đặc biệt, ngân hàng này liên tục tung ra các đội ngũ bán hàng mời chào khách hàng mở thẻ qua ngân hàng, vay vốn tín chấp và mở tài khoản với hàng loạt các ƣu đãi...

Đó là chƣa kể các nghiệp vụ tài chính mới, chẳng hạn kinh doanh ngoại hối, ngân hàng nƣớc ngoài tỏ ra vƣợt trội hơn hẳn bởi đã đi trƣớc rất nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm và đã gặt hái thành công. Các ngân hàng trong nƣớc mới học theo nhƣng khó đuổi kịp, bởi đây là những nghiệp vụ rủi ro cao.

60

Ở các dịch vụ truyền thống nhƣ huy động tiền gửi, cho vay..., NHTM trong nƣớc có lợi thế là ngƣời đến trƣớc, mạng lƣới hoạt động rộng khắp và am hiểu tâm lý khách hàng bản địa.Tuy nhiên, những lợi thế này cũng có thể mất đi, khi các NH nƣớc ngoài đƣợc tăng trƣởng tín dụng tƣơng ứng với quy mô hiện có. Họ sẵn sàng giảm giá dịch vụ, thậm chí họ cũng biết tận dụng tâm lý “sính ngoại” của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc để hoạch định thành chiến lƣợc lấn chiếm thị phần.

4.1.2.2 Phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế

Ra nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ trên phạm vi quốc tế, thực hiện nhiều hơn các giao dịch thanh toán quốc tế, tài trợ tín dụng, phát hành bảo lãnh… Tuy nhiên, Các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn để hoàn thiện theo các chuẩn mức quốc tế về hoạt động ngân hàng.

- Thứ nhất, về tỷ lệ an toàn vốn:

Mặc dù, NHNN đã ban hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) đã quy định tỷ lệ an toàn vốn, Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN đã hƣớng dẫn cụ thể việc tính toán tỷ lệ này trong phụ lục, nâng tỷ lệ này lên 9% thay vì 8% nhƣ trƣớc đây và yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Nhƣng vẫn còn một số ngân hàng chƣa đạt đƣợc tỷ lệ này, đáng chú ý trong đó là mức 6,5% của một trong số các Ngân hàng quốc doanh lớn nhất – Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, thấp hơn rất nhiều so với mức tối thiểu đƣợc phép.

- Thứ hai, nguyên tắc rủi ro tín dụng:

Để đảm bảo nguyên tắc về dự phòng rủi ro, nhằm hoàn thiện quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ban hành Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (Thông tƣ 02), có hiệu lực từ 01/6/2013.

61

Quy định của Thông tƣ 02 nhằm giúp hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế và phản ánh chính xác hơn chất lƣợng tín dụng, nợ xấu, từ đó phục vụ cho quá trình thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của quyết định trên đã dời lại đến 1 năm sau đó, tức là tới tháng 6/2014, tuy nhiên không phải áp dụng đồng loạt với tất cả ngân hàng thƣơng mại, nếu thực hiện đồng loạt một lúc thì một số ngân hàng sẽ đổ vỡ bởi không đáp ứng đƣợc các tiêu chí của Thông tƣ..

Nhƣ vậy, việc phân loại nợ chƣa theo chuẩn kế toán quốc tế chƣa cho các cơ quan giám sát thấy hết thực chất của vấn đề rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng cũng nhƣ mức độ cải thiện để có hƣớng quản trị cho phù hợp.

4.1.2.3 Hệ thống ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế toàn cầu khi mở cửa.

Việc mở cửa thị trƣờng tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trƣờng (giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngoài, xoá đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Hệ thống ngân hàng trong nƣớc cũng phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các cú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển của thị trƣờng vốn có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Quymô và tốc độ luân chuyển các luồng vốn quốc tế càng lớn, khủng hoảng tài chính - tiền tệ trở thành nguy cơ luôn thƣờng trực đối với các nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển, trong khi đó hệ thống giám sát tài chính toàn cầu chƣa có hiệu quả.

Rủi ro gia tăng song năng lực điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nƣớc và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM cũng thấp. Năng lực điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lãi suất trong điều kiện tự do hoá còn nhiều hạn chế. Hội nhập tài chính quốc tế làm giảm tính độc lập của chinh sách tiền tệ nếu nhƣ tỷ giá không đƣợc tự do hoá trong điều kiện tài khoản vốn đƣợc nới lỏng. Mặt khác, năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng yếu, đặc biệt khả năng giám sát rủi ro - phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro.

62

4.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 72)