Dịch vụ ngân hàng tại Trung Quốc trước khi tham gia WTO

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 29)

Cũng nhƣ Việt Nam, dịch vụ Ngân hàng nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và mất nhiều thời gian đàm phán nhất của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Một trong những lí do khiến Trung Quốc chậm gia nhập WTO là Trung Quốc với Mỹ cùng các nƣớc EU khó tìm đƣợc tiếng nói chung về Hiệp định GATS, bao gồm dịch vụ tài chính ngân hàng. Trƣớc khi gia nhập Tổ chức WTO, có thể nói Hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc có rất nhiều những điểm yếu kém do Chính phủ Trung Quốc tham gia quá nhiều vào hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, làm giảm tính cạnh tranh cũng nhƣ triệt tiêu khả năng phát triển theo quy luật thị trƣờng của các Ngân hàng Trung Quốc. Một số nét nổi bật về tình hình dịch vụ ngân hàng ở Trung Quốc trƣớc thời điểm gia nhập WTO có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

1.3.1.1 Các ngân hàng thương mại trong nước

(i). Về cơ cấu ngành ngân hàng: Trung Quốc thực hiện theo hƣớng xây dựng một hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm Ngân hàng Trung ƣơng (với chức năng quản lý, giám sát tiền tệ, thống kê điều tra phân tích, giám sát ngân sách Nhà nƣớc, phát hành tiền mặt, quản lý ngoại hối và thanh toán với các ngân hàng có liên quan; Hệ thống các ngân hàng thƣơng mại (hoạt động trên cơ sở thƣơng mại, tự hạch toán); và Các ngân hàng chính sách (Trung Quốc đã thực hiện tách hoạt động thực hiện các khoản cho vay chính sách, không vì mục đích kinh doanh khỏi các ngân hàng thƣơng mại và giao cho ngân hàng chuyên trách từ năm 1994).

(ii). Về quan hệ tín dụng: Vào cuối năm 2000, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trong GDP của Trung Quốc là 117% - tỷ lệ cao nhất thế giới. Các NHTM nhà nƣớc chiếm khoảng 70% thị phần mạng lƣới rộng khắp (125 nghìn chi nhánh và 1,6 triệu nhân viên). Trong giai đoạn từ những năm 1990 – trƣớc năm 2000, hệ thống NHTM nhà nƣớc hoạt động không hiệu quả, tình hình chỉ đƣợc cải thiện từ năm 2000 do nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trƣởng mạnh. Ngân hàng bán lẻ là một lĩnh vực phát triển mạnh tại Trung Quốc thời gian này, trong đó chủ yếu là các khoản vay mua nhà. Khoảng một nửa dân số của quốc gia này có tài khoản tại các NHTM, điều này tạo nên

16

lợi thế cho các ngân hàng nội địa trƣớc khi gia nhập WTO, thế mạnh nhờ mối quan hệ truyền thống và am hiểu tập quán địa phƣơng hơn so với đối tác nƣớc ngoài.

(iii). Về chất lƣợng tín dụng: Đây là một trong số những điểm yếu kém nhất của các ngân hàng Trung Quốc khi tỷ lệ của các khoản nợ xấu – NPLs (Non – Perfoming loans) đƣợc xếp vào hàng cao nhất thế giới. Trƣớc khi vào WTO, các ngân hàng Trung Quốc đƣợc coi là những thể chế không thực hiện đầy đủ chức năng ngân hàng là huy động mà chỉ là những tổ chức tiến hành bơm nguồn trợ cấp (đƣợc coi là vốn cho vay ƣu đãi) đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc. Có thể nói, các ngân hàng Trung Quốc đóng vai trò là công cụ của nhà nƣớc hơn là các tổ chức hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng Trung Quốc mang trong mình những khoản nợ khó đòi khổng lồ. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực dùng nhiều chính sách để xử lý các khoản nợ khó đòi, đặc biệt là của 4 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn (Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc). Các công ty quản lý tài sản đã đƣợc thành lập để xử lý nợ xấu của 4 NHTM lớn. Tổng số 1,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ nợ khó đòi hay 9% trên tổng dƣ nợ đã đƣợc chuyển sang cho các công ty quản lý tài sản. Những biện pháp của các công ty này thực hiện sau đó đã góp phần tạo nên những điều kiện tiên quyết để đem lại thành công cho việc cơ cấu lại ngành ngân hàng Trung Quốc.

Trƣớc khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc cũng đã tích cực tiến hành một số cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trƣớc khi bƣớc vào một cuộc đƣa khốc liệt khi tham gia “sân chơi chung”:

- Tăng cƣờng vốn điều lệ cho những ngân hàng lớn nhằm tăng sức mạnh cho khu vực ngân hàng. Năm 1998, Bộ tài chính đã phát hành 270 tỷ NDT trái phiếu đặc biệt để tăng cƣờng vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng TM.

- Sự giám sát tài chính cũng đã đƣợc củng cố, Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đƣa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng, mặc dù hệ thống này chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.

17

- Cải cách hệ thống lãi suất nhằm đƣa mức lãi suất về sát với cung cầu thị trƣờng để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lƣợng tài sản của các ngân hàng. Các NHTM đã đƣợc điều chỉnh lãi suất cho vay trên dƣới 10% và trên 30% đối với các khoản vay cho các công ty nhỏ.

1.3.1.2 Các ngân hàng thương mại nước ngoài

Cuối năm 1999, trƣớc khi Trung Quốc gia nhập WTO, đã có rất nhiều các tổ chức tài chính nƣớc ngoài có mặt tại Trung Quốc dù qui mô vẫn còn hạn chế. Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài dựa trên Luật của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về các tổ chức tài chính nƣớc ngoài.

Theo luật này, một ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép tham gia kinh doanh ngoại hối, nhận tiền gửi, cho vay, môi giới và thanh toán nhƣng chủ yếu là cho các công ty có vốn nƣớc ngoài. Cuối năm 1999, có 13 ngân hàng nƣớc ngoài thành lập dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài hay liên danh tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, các ngân hàng nƣớc ngoài đã thành lập đƣợc 157 chi nhánh ở trong nƣớc.

Yêu cầu tối thiểu để một ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thành lập dƣới hình thức 100% vốn trực thuộc hay liên danh là phải có tổng tài sản 10 tỷ USD, để mở chi nhánh là 20 tỷ USD. Tổng tài sản của Ngân hàng nƣớc ngoài tại Trung Quốc là 31,8 tỷ USD, tƣơng đƣơng 2% tổng tài sản ngân hàng năm 1999. Dƣ nợ của các ngân hàng nƣớc ngoài là 21,8 tỉ USD và tiền gửi là 5,2 tỷ USD. Về giao dịch bản tệ, các ngân hàng ƣớc ngoài cho vay khoảng 6,7 tỷ NDT tƣơng đƣơng 3,7% tổng mức cho vay và tiền gửi khoảng 5,44 tỷ NDT tƣơng đƣơng 12,7% tổng tiền gửi. Tuy nhiên những con số này cho thấy sự thâm nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài đến thời điểm đó là không đáng kể. Tiền vay trên tổng tài sản chiếm khoảng 69%, nhƣng tỷ lệ tiền vay bằng bản tệ chỉ là 0,25%, tiền gửi trên tổng tài sản là 16,4% trong khi tỷ lệ bản tệ là 0,25%. Rõ ràng, ngân hàng nƣớc ngoài hạn chế các hoạt động ở Trung Quốc ở mức phục vụ cho các khách hàng riêng của họ và chủ yếu giao dịch bằng ngoại tệ. Đây là kết quả của việc chính phủ Trung Quốc áp đặt hạn chế vào ngân hàng nƣớc ngoài khi tham gia kinh doanh bản tệ.

18

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 29)