Các bài học kinh nghiệm cho ViệtNam từ việc thực hiện các cam kết

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 35)

mong muốn tạo ra những cản trở phi thƣơng mại ảnh hƣởng đến hiệu quả thực tế của tổ chức tài chính này hay nói cách khác là những hạn chế của Trung Quốc nhằm vào đối tƣơng riêng rẽ của dịch vụ đƣợc cung cấp đảm bảo doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đạt hiệu quả trong ngành dịch vụ đó. So với các nƣớc ASEAN, các cam kết của Trung Quốc tỏ ra rộng rãi và tự do hơn rất nhiều.

Cam kết của Trung Quốc là cam kết dần dần, có lộ trình rõ ràng có giai đoạn quá độ, không gây đột biến và xáo trộn mạnh trong hệ thống.

1.3.3 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc thực hiện các cam kết của Trung Quốc Trung Quốc

1.3.3.1 Tích cực tiến hành cải cách hệ thông ngân hàng

Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng qua việc tiến hành cải cách, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trƣớc và sau khi gia nhập WTO, đặc biệt là cải cách các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, coi việc gia nhập WTO là động lực để thúc đẩy tiếp tục quá trình cải cách.

Trƣớc khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc tập chung trƣớc hết vào việc cải cách hệ thống ngân hàng thƣơng mại quốc doanh nhằm tạo nên những trụ cột vững vàng cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Các ngân hàng này đã đƣợc cơ cấu lại và đƣợc cấp vốn lại. Tiến trình cải cách bốn ngân hàng lớn đã đƣợc bắt đầu từ năm 1997, lần lƣợt theo các bƣớc:

- Chính phủ bơm vốn: Trung Quốc có thể đứng đầu về gói cứu trợ khi năm 1998, Chính phủ đã bơm 420 tỷ đô la vào riêng năm ngân hàng nhà nƣớc lớn nhất.

- Lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu;

- Tìm đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài chiến lƣợc để thu hút vốn và kỹ thuật quản lý tiến tiến - Nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro và cải thiện dịch vụ

- Lập các ngân hàng cổ phần, tìm cơ hội niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Ngân hàng xây dựng Trung Quốc (CCB) đã đi đầu niêm yết vào tháng 10/2005, sau đó là Ngân hàng Trung Quốc CCB vào tháng 05/2006, Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (ICBC) cũng tiến hành niêm yết cùng lúc ở hai thị trƣờng Hồng Kong và Thƣợng Hải ngày 27/10/2006.

22

Các chuyên gia đánh giá cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã đi rất đúng hƣớng, việc quản lý và điều tiết khu vực ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Bài học rút ra: Với các Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ khó đòi là khá cao khi chúng ta bắt đầu ra nhập WTO (Tỷ lệ nợ xấu năm 2006 là 14% , tuy nhiên tính theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ này có thể lên tới 30%). Nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể thấy các biện pháp đã thực hiện có khả năng giúp hạn chế gia tăng tỷ lệ nợ khó đòi trong ngành ngân hàng ở Việt Nam. Ngoài việc tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nƣớc và củng cố kiểm soát, quản lý rủi ro nội bộ, thành lập các công ty mua bán nợ xấu, cổ phần hóa và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, Việt Nam cần chủ động cải cách và mở cửa ngành ngân hàng để làm tăng cƣờng tính cạnh tranh, qua đó giúp lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

1.3.3.2 Sử dụng chính sách định hướng thành lập với các ngân hàng nước ngoài

Trung Quốc khuyến khích ngân hàng nƣớc ngoài tham gia dƣới hình thức thành lập ngân hàng con hoặc chuyển đổi chi nhánh thành ngân hàng con. Trung Quốc còn khuyến khích ngân hàng nƣớc ngoài tham gia góp vốn với tƣ cách cổ đông chiến lƣợc vào ngân hàng trong nƣớc để tận dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến, đề ra tiêu chuẩn với các nhà đầu tƣ chiến lƣợc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng hạn chế về đầu tƣ đối với các ngân hàng nƣớc ngoài (vốn đầu tƣ của các ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc quá 25%, trong đó một nhà đầu tƣ không đƣợc phép quá 20%) nhằm mục đích: Với tƣ cách là cổ đông nhỏ, các ngân hàng nƣớc ngoài không đủ số phiếu để tham gia quyết định, thế nhƣng muốn cho đầu tƣ của mình có hiệu quả thì các ngân hàng nƣớc ngoài phải cung cấp kiến thức, công nghệ … cho ngân hàng nội địa Trung Quốc, nhờ đó năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Trung Quốc sẽ đƣợc nâng lên rất nhiều. Đặc biệt, khi có sự đầu tƣ của các ngân hàng danh tiếng trên thế giới, giá trị của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể và qua đó sẽ đƣợc các nhà đầu tƣ khác chú ý đến.

23

Bài học rút ra: Đối với Việt Nam, các Ngân hàng trong nƣớc nên hợp tác với các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài bởi một cổ đông chiến lƣợc tên tuổi sẽ tạo thêm thế lực cho ngân hàng Việt Nam không chỉ ở trong nƣớc mà còn cả ở thị trƣờng quốc tế. Đây là một trong những phƣơng cách xây dựng thƣơng hiệu và tìm kiếm nguồn khách hàng trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài – nơi mà các ngân hàng trong nƣớc chƣa có nhiều ƣu thế.

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc cũng có thể thấy, yếu tố đối tác nƣớc ngoài trong cơ cấu cổ đông của ngân hàng trong nƣớc sẽ giúp các ngân hàng trong nƣớc tiến bƣớc theo hai hƣớng: Hỗ trợ và sức ép. Để khoản đầu tƣ có hiệu quả, ngân hàng nƣớc ngoài không thể không hỗ trợ trực tiếp ngân hàng trong nƣớc về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, quản trị, điều hành, đào tạo… Sự hỗ trợ này sẽ tạo đà cho ngân hàng trong nƣớc mạng lên. Mặt khác, sự có mặt của cổ đông nƣớc ngoài tạo sức ép cạnh tranh lên ngân hàng trong nƣớc, buộc các ngân hàng này phải phát huy hết nội lực để phát triển nếu muốn tồn tại. Hỗ trợ và cạnh tranh sẽ đẩy ngân hàng trong nƣớc lên, nhƣng đồng thời ngân hàng trong nƣớc sẽ không bị lấn át bởi rào cản 30% cổ phần.

1.3.3.3 Vận dụng linh hoạt và triệt để các quy định về biện pháp thận trọng của WTO

Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đối với các nhà đầu tƣ, những ngƣời gửi tiền…), WTO cho phép các nƣớc thành viên đƣợc áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.

Trung Quốc đã biết cách sử dụng hợp lý các biện pháp thận trọng để vừa đảm bảo phù hợp với cam kết, vừa tạo ra thời gian chuyển đổi cho hệ thống ngân hàng trong nƣớc. Trung Quốc đã đƣa ra một số quy định khắt khe với các ngân hàng nƣớc ngoài:

- Quy định tài sản có nội tệ của chi nhánh nƣớc ngoài không đƣợc nhỏ hơn tài sản nợ tệ để bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền.

- Đặt ra yêu cầu vốn tối thiểu cao đối với ngân hàng nƣớc ngoài khi thực hiện kinh doanh bằng nội tệ;

24

- Yêu cầu ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn tối thiêu 8% tính theo hàng ngày;

- Khi chi nhánh hoặc ngân hàng con nƣớc ngoài chuyển nhƣợng tài sản trong lãnh thổ Trung Quốc phải đƣợc sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các sáng kiến tự do hoá độc lập với những cam kết WTO nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách và thị trƣờng của nền kinh tế1.

Thứ nhất, nhằm mục đích khuyến khích các ngân hàng nƣớc ngoài mở chi nhánh tại các khu vực không gần biển nhƣ khu vực miền Trung, miền Tây và vùng đông Bắc nơi chƣa có dịch vụ ngân hàng, một số thành phố trong đó có Tây An, Thẩm Dƣơng, Cáp Nhĩ Tân, Trƣờng Xuân, Lan Châu, Tây Ninh đã mở của cho các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài thực hiện kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ trƣớc thời hạn, đồng thời đẩy nhanh việc xem xét thông qua các thủ tục cho các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài mở chi nhánh tại các khu vực này.

Thứ hai, yêu cầu về vốn hoạt động đối với các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài đƣợc hạ xuống một cách hợp lý nhằm nới lỏng các hạn chế về vốn khả dụng đối với các ngân hàng này.

Thứ ba, tƣơng tự nhƣ các ngân hàng trong nƣớc các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài đƣợc phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh, các hoạt động quản lý tài sản, lƣu ký và đại lý bảo hiểm ở nƣớc ngoài.

Thứ tƣ, theo thoả thuận đối tác thân thiện hơn - CEPA với các đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, các ngân hàng ở hai đặc khu này đƣợc đối xử ngang bằng khi xin phép mở chi nhánh hoặc các dự án kinh doanh mới ở Đại lục.

Thứ năm, để khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng nƣớc ngoài vào khu vực ngân hàng trong Đại lục, Trung Quốc cho phép và khuyến khích các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài đủ tiêu chuẩn mua cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc trên cơ sở thƣơng mại và tự nguyện.

Bài học rút ra: Với Việt Nam, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn chế về hoạt động đối với chi nhánh… đối với nhà đầu tƣ nƣớc

25

ngoài đƣợc phép áp dụng theo cam kết (xem Biểu cam kết về dịch vụ ngân hàng), Việt Nam có thể xem xét áp dụng bổ sung các biện pháp mang tính hạn chế, kiểm soát chặt chẽ nhằm mục tiêu thận trọng.Ví dụ về các yêu cầu bổ sung có thể có đối với tổ chức tài chính nƣớc ngoài (ngoài cam kết)

Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc;

Yêu cầu về các hệ số an toàn theo chuẩn quốc tế;

Yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, v.v đối với các tổ chức tín dụng… Các yêu cầu này, nếu có, phải đƣợc áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).

1.3.3.4 Tích cực hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ ngân hàng

Thực hiện các cam kết gia nhập WTO và dựa trên sự phân tích những điều kiện thực tiễn của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi, ban hành nhiều luật và quy định mới. Những văn bản pháp luật quan trọng gồm: Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng của nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định của nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Quản lý các định chế tài chính có vốn nƣớc ngoài và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Những quy định tại các văn bản này đã cung cấp cơ sở vững chắc để tiếp tục tiến trình mở cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc. Tháng 12/2003, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các định chế tài chính Trung Quốc của các định chế tài chính nƣớc ngoài. Trong đó, quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản, mức vốn và khả năng sinh lời cũng nhƣ giới hạn tối đa đƣợc mua cổ phần đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, Điều Luật này đã thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung Quốc và các ngân hàng nƣớc ngoài.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở rộng sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài, tăng cƣờng công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cƣờng năng lực giám sát và phân tích từ xa, cải thiện việc lập kế hoạch và thanh tra tại chỗ. Nhờ đó, chất lƣợng thanh tra đã đƣợc tăng cƣờng đáng kể, góp phần lành mạnh các ngân hàng nƣớc ngoài tại Trung Quốc.

26

Bài học rút ra: Đối với Việt Nam, để hội nhập quốc tế thành công, chúng ta cũng cần phải xây dựng một môi trƣờng pháp lý ngân hàng trong nƣớc hấp dân, vơi cơ chế chính sách nhất quán, tránh sự chồng chéo giữa các quy định, xây dựng các quy định thanh tra giám sát an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng phát triển.

27

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng trong WTO giai đoạn 2007-2013 Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)