2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU
2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Chính sách thuế thu nhập cá nhân ra rời dựa trên cơ sở điều chỉnh về chính sách thuế thu nhập cao. Mặc dù chưa được bao lâu nhưng đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định của mình về chính sách này. Tác giả Đỗ Hào (2013) đã nhận định rằng luật thuế mới vẫn có điểm cứng nhắc, đặc biệt là việc xác định mức chịu thuế. Mức này có định trong khi chỉ số CPI lại thay đổi, mức chi tiêu tối thiểu của người dân cũng thay đổi. Vấn đề thứ hai là mức tính thuế này chưa tính đến yếu tố về sự khác biệt về mức chi tiêu giữa các vùng miền. Điều này dẫn đến bất công trong việc xác định số thuế mà cá nhân phải nộp. Tác gỉa Trinh Phúc, Quốc Triều (2012) cho rằng, luật thuế TNCN cần để cập tới cả lý và cả tình. Thuế TNCN tại Việt Nam cần xem xét trong bối cảnh đời sống thu nhập của người Việt Nam. Thuế tạo nguồn thu cho NSNN nhưng cũng cần phải chú ý mức thu thuế phải trên mức chi tiêu trung bình của người Việt, đảm bảo cho người dân có cuộc sống ấm no. Bên cạnh đó, cần chú ý tới mức giảm trừ gia cảnh. Người Việt Nam không chỉ phải lo cho cuộc sống của bản thân mà còn phải chăm lo cho gia đình và rất nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ tới con cái. Mức giảm trừ phải đảm bảo điều kiện chăm sóc tốt cho những đối tượng này nhằm mục tiêu an sinh xã hội.
Trong luận văn của thạc sĩĐào Thị Lan Anh (2012) đã chỉ ra những điểm hạn chế trong phương thức đăng ký mã số thuế, kê khai online và đề xuất các giải
pháp khắc phục. Đề tài còn chỉ ra rằng việc thực hiện nộp thuế qua ngân hàng là cần thiết để tang tính minh bạch và thuận tiện trong công tác kê khai và nộp thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của Tỉnh Bắc Ninh và Cục thuế Bắc Ninh