3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung phân tích
Để tìm ra những giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý thuế TNCN ở Bắc Ninh, khung phân tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung, phân tích đánh giá toàn bộ thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của chúng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, khung nghiên cứu được thể hiện ở sơđồ sau (Hình 3.3):
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
Hình 3.3. Khung nghiên cứu quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Bắc Ninh
Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Bắc Ninh
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý thuế TNCN
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân tại Cục thuế Bắc Ninh
Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế Quản lý thanh tra và kiểm tra thuế Quản lý kê khai và nộp thuế Quản lý đăng ký MST
Quản lý quyết toán thuế
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế, xử
lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm thuế
Rà soát và thực hiện nghiêm chỉnh công tác quyết toán thuế, giảm thiểu những thủ tục rườm rà, tạo
hành lang thong thoán cho doanh nghiệp Tang hiệu quả công tác kê khai và nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ công tác đăng ký MST
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
* Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp:
Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng nghiệp vụ của Cục Thuế; các Chi cục thuế của các huyện và Thành phố Bắc Ninh theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn. Các báo cáo được sử dụng bao gồm: Báo cáo thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2013, Báo cáo tình thình kê khai và quyết toán thuế của các Chi cục, Báo cáo tình hình kiểm tra, thanh tra thuế tại các chi cục giai đoạn 2011-2013. Các báo cáo được phân loại và tổng hợp số liệu để phân tích thực trạng quản lý thuế tại Cục thuế Bắc Ninh.
Các tài liệu về tình hình chung của tỉnh như: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, kinh tế, xã hội, kết quả cấp MST, kết quả thanh tra kiểm tra, số thu nộp ngân sách, tình hình nợđọng ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2013. Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của Cục thuế Tỉnh, của các Chi cục thuế.
Các thông tin, tài liệu, số liệu trên thế giới và trong nước được thu thập từ Internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu v.v… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
*Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp:
Tác giả sẽ điều tra, thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế TNCN của NNT trên địa bàn và công tác cải cách thủ tục hành chính thuế của cơ quan thuế (đánh giá, nhận xét, quan điểm, chính kiến, giải pháp…).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
- Đối tượng điều tra:
+ Một số lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ của Cục Thuế, của các Chi cục thuế huyện, thành phố và một số đối tượng nộp thuế TNCN theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, điển hình và ngẫu nhiên. Thông tin của cán bộ quản lý thuế được sử dụng để đánh giá thực trạng công tác quản lý về thuế TNCN.
+ Một số lãnh đạo và một số người trực tiếp tính và thu thuế TNCN của các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước người, các dự án, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thông tin điều tra đó được sử dụng để đánh giá tình hình thực thi công tác quản lý và ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT.
+Một số người có thu nhập cao để đánh giá thái độ, quan điểm và kiến nghị, đề xuất của họ.
- Cách chọn mẫu:
+ Chọn mẫu đa cấp, Từ Cục thuếđến Chi cục thuế.
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên: Khi lựa chọn các Chi cục thuế, có thể tùy chọn một số Chi cục vừa theo đa cấp, vừa ngẫu nhiên.
+ Chọn mẫu điển hình: lựa chọn một số người có thu nhập cao điển hình, đại diện cho các đối tượng: lãnh đạo, công chức, doanh nhân, người nước ngoài…
+ Các doanh nghiệp có đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công năm 2013: 17.005 người tổng số doanh nghiệp là 9.969 đơn vị, do thời gian, nhân lực, kinh phí có hạn nên tôi chọn 25 doanh nghiệp đểđiều tra (mức ý nghĩa 5%).
+ Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ sản xuất kinh doanh năm 2013: 211.950 người, do thời gian, nhân lực, kinh phí có hạn nên tôi chọn 50 người để điều tra (mức ý nghĩa 5%).
+ Đối với các hộ kinh doanh cá thể: chủ yếu công tác quản lý thuế giao chỉ tiêu cho các Chi cục thuế nên đối tượng này đề tài chưa triển khai nghiên cứu do giới hạn về kinh phí và điều kiện nhân lực có hạn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
thông qua bảng hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến). Đây là phương pháp khá phổ biến nhằm thu thập thông tin định lượng, qua đó cho chúng ta biết được quy mô kinh doanh, ý thức chấp hành của NNT, Phương pháp này được dùng để nghiên cứu của luận văn đểđáp ứng được mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.Thông qua phương pháp chuyên gia sẽ có được những đánh giá, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.
3.2.2.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi sẽ tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất. Cụ thể:
- Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu, tư liệu đã thu thập được để mô tả tình hình quản lý thuế TNCN trên địa bàn Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những ưu, nhược, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phương pháp này, toàn bộ số liệu thu thập được sẽ được phân tổ theo những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phương pháp phân tổ thống kê là cơ sở cho việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy, phương pháp cân đối, Sử dụng công cụ excel để tính toán.
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về quản lí thuế. Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, để làm rõ sự khác nhau về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Phân tích so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp chuyên khảo, phương pháp chuyên gia: Dựa vào các phân tích để rút ra những nhận xét, nhận định đánh giá thực trạng hay đề ra giải pháp.