Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế bắc ninh (Trang 77)

4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

4.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

4.2.2.1. Hạn chế trong công tác quản lý

Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh còn những hạn chế sau:

Tổ chức bộ máy quản lý

Công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi Cục thuế phải xây dựng được một hệ thống xử lý dữ liệu tập trung. Mọi thông tin về người nộp thuế, gia cảnh của người nộp thuế cần phải được lưu giữ tập trung làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra việc kê khai giảm trừ gia cảnh, phát hiện các trường hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ... việc áp dụng luật thuế TNCN trong hệ thống phần mềm và dung lượng máy chủ của ngành thuế chưa đáp ứng nhu cầu của việc cấp mã số thuế TNCN và quản lý thuế TNCN.

Tổ chức quản lý đăng ký, cấp và sử dụng mã số thuế

Hiện nay, việc quy định MST cho từng ĐTNT vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy công tác quản lý thuế thu nhập của ĐTNT gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người có thu nhập trên mức khởi điểm tính thuế, có nộp thuế cho cơ quan thuế nhưng vẫn chưa có MST, do đó cơ quan thuế sau này không thể xác định được các thông tin cụ thể về ĐTNT. Các đơn vị chi trả thu nhập nộp thuế lên cho cơ quan thuế bao nhiêu thì cơ quan thuế biết bấy nhiêu.

Về tổ chức quản lý kê khai và nộp thuế TNCN

Việc khấu trừ tại nguồn còn chưa thực hiện tốt, nhiều khoản chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định nhưng các cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện khấu trừ kịp thời, cơ quan thuế cũng không kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc kịp thời dẫn tới việc truy thu thuế TNCN gặp khó khăn.

Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập,việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 500.000đồng/lần gặp nhiều khó khăn, gây phản ứng của các đối tượng nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chủ yếu thực hiện thu thuế TNCN thông qua tổ chức chi trả thu nhập. Tuy nhiên những cá nhân này còn có các nguồn thu nhập khác nhưng không tổng hợp chung vào thu nhập chung của cá nhân để tính thuế thu nhập cũng như quyết toán thuế TNCN.

Luật thuế TNCN thực chất cũng chỉ “nắm đầu” những người làm công ăn lương trên cơ sở tự khai là chính còn với những đối tượng hành nghề tự do thì không có gì thay đổi. Chẳng hạn đối với các ca sỹ, đơn vị chủ quản là Bộ văn hóa thông tin, trước đây cấp giấy phép hành nghề cho ca sỹ mà vẫn không quản lý được. Đến nay không cấp giấy phép nữa thì càng khó quản lý hơn, Ca sỹ đi hát cho đài truyền hình, đài phát thanh thì các cơ quan này thực hiện nghiêm túc, nhưng với các nhà hành, khách sạn thì cơ quan thuế không thể quản lý được.

Nhiều khoản thu nhập tính thuế vẫn chưa được quản lý

Quản lý thu nhập của đối tượng lao động có thể được xem là khâu quan trọng nhất trong quản lý thuế. Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn và vất vả nhất đối với những người quản lý thuế TNCN. Hiện nay, việc quản lý thu nhập đối với người lao động ở Việt nam còn rất nhiều bất cập. Một loạt đối tượng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nhưng vẫn chưa phải nộp thuế như đã phân tích ở trên. Đơn giản là vì cơ quan thuế không nắm được thu nhập của họ là bao nhiêu. Từ đó, các thu nhập tính thuế cũng bị bỏ sót. Thu nhập từ đi họp, dự hội nghị, nhận quà tặng đối với các cán bộ thuộc khu vực nhà nước, thu nhập của cá nhân hành nghề tự do không thuộc diện điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của ca sĩ, thu nhập từ các hoạt động giảng dạy, luyện thi... vẫn chưa được cơ quan thuế quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Bảng 4.11. Đánh giá công tác quản lý kê khai và nộp thuế

Câu hỏi

Ý kiến đánh giá của DN Không

phù hợp Ít phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phù hợp

SL % SL % SL % SL % SL %

Thời gian hỗ trợ của cơ quan thuế với công tác kê khai thuế

là hợp lý 0 0,0 21 28,0 35 46,7 17 22,7 2 2,7 Các dịch vụ hỗ trợ của cơ quan

thuếđối với dịch vụ kê khai là

sẵn có và dễ dàng tiếp cận 9 12,0 16 21,3 32 42,7 14 18,7 4 5,3 Các hình thức đôn đốc đăng

ký, kê khai thuế là phù hợp và

kịp thời 3 4,0 14 18,7 42 56,0 14 18,7 2 2,7 Các vướng mắc về kê khai

thuếđược hướng dẫn, giải quyết rõ ràng, đúng hạn, đúng quy

định

6 8,0 23 30,7 35 46,7 8 10,7 3 4,0

Bảng đánh giá trên cho thấy các dịch vụ hỗ trợ kê khai còn hạn chế, người kê khai thuế chưa dễ dàng tiếp cận. Các hính thức đôn đốc đăng ký còn chưa phù hợp. Phần lớn người kê khai đánh giá là việc đôn đốc gấp rút và mang tính áp đặt, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người kê khai. Khi có vướng mắc về kê khai, tỉ lệ 8% người được điều tra cho rằng chưa được hướng dẫn, giải quyết một cách rõ ràng và thường chậm trễ khiến việc kê khai thuế mất nhiều thời gian.

Công tác quyết toán và hoàn thuế chưa kiểm soát hết được tính trung thực hợp lý trong kê khai

Do tính chất các khoản thu nhập không đều đặn, cùng với sự buông lỏng của các CQCT thu nhập đối với việc khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập đã tạo điều kiện cho các khoản thu nhập này trên thực tế nằm ngoài diện phải nộp thuế. Bản thân cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra việc khấu trừ thuế của các đơn vị chi trả thu nhập, chưa theo dõi sát sao việc thực hiện sổ sách kế toán của các đơn vị đối với việc trả thu nhập cho người lao động, do vậy càng khuyến khích các đơn vị chi trả thu nhập lãng quên nhiệm vụ của mình.

Không kiểm soát được tính chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết toán thuế. Công việc này được thực hiện từ các đơn vị chi trả thu nhập hoặc các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

ĐTNT nếu như thuộc diện tự kê khai. Cơ quan thuế sẽ nhận bản kê khai và tính thuế, qua đó kiểm tra việc tính thuế có chính xác không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những kê khai này để tiến hành thu thuế.

Vì vậy công tác quản lý thu nhập còn nhiều bất cập, do vậy công tác quản lý việc kê khai của cơ quan thuế dựa hoàn toàn vào kê khai của các đơn vị chi trả thu nhập gửi lên hay các ĐTNT gửi lên. Công việc của cơ quan thuế chỉđơn giản là việc kiểm tra tính toán số thuế trong bản khai đã đúng chưa. Sau đó sẽ tiến hành thu thuế căn cứ vào tờ khai thuế đã được gửi lên. Các bước trong công tác quản lý thuế chưa có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, do vậy một công đoạn quản lý không tốt thì những công đoạn sau sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả.

Hiện nay, việc quyết toán thuế cho từng ĐTNT chưa được cơ quan thuế thực hiện. Điều này càng làm cho việc quản lý thuế bộc lộ nhiều kẽ hở cho các đối tượng tìm cách trốn thuế.

Bảng 4.12. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý quyết toán thuế và hoàn thuế

Câu hỏi

Ý kiến đánh giá của DN (75 đối tượng điều tra) Không phù hợp Ít phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phù hợp SL % SL % SL % SL % SL % Thời gian hỗ trợ của cơ quan thuế là hợp lý 0 0,0 14 18,7 32 42,7 20 26,7 9 12,0 Các dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế là sẵn có và dễ dàng tiếp cận 14 18,7 16 21,3 26 34,7 17 22,7 2 2,7 Thông tin hỗ trợ, hướng

dẫn của cơ quan thuế là rõ ràng, dễ hiểu và đáp ứng yêu cầu 6 8,0 22 29,3 30 40,0 17 22,7 0 0,0 Chính sách thuế mới được phổ biến đến NNT kịp thời 7 9,3 24 32,0 34 45,3 10 13,3 0 0,0 Cơ quan thuế biết lắng nghe và hiểu được những khó khăn, vướng mắc về thuế của NNT 6 8,0 20 26,7 38 50,7 10 13,3 1 1,3 Các vướng mắc về thuế được hướng dẫn, giải quyết rõ ràng, đúng hạn, đúng quy định 8 10,7 27 36,0 21 28,0 11 14,7 8 10,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Đánh giá về các dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế còn kém do tỉ lệđánh giá là chưa phù hợp còn cao 18,7%. Chính sách thuế mới được phổ biến chưa kịp thời tới một số đối tượng khiến tỉ lệ đánh giá chưa phù hợp ở mức 9,3%. Việc giải quyết các vướng mắc về thuế còn tồn đọng nên tỉ lệ đánh giá chưa phù hợp vẫn ở mức 10,7%.

Về thanh tra thuế TNCN

Công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên, công tác này còn chưa được chú trọng, chính vì vậy tạo điều kiện cho nhiều sai trái nảy sinh.

Riêng đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay thì điều này càng được thấy rõ. Chính vì không thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nên rất khó phát hiện ra các hành vi trốn thuế của ĐTNT. Kinh nghiệm của các phòng chức năng thanh tra, kiểm tra thuế cũng ngày càng hạn chế trong chuyên môn, nghiệp vụ thuế, kế toán; trong khi đó các hành vi trốn thuế thì ngày càng tinh vi.

Qua điều tra khảo sát 25 đơn vị, tổ chức, 50 cá nhân cho thấy công tác thanh tra kiểm tra còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chính là do số lượng cán bộ Cục thuế còn ít, cán bộ tại các chi cục thuế trình độ và kinh nhiệm chưa cao nên hoạt động thanh tra còn chưa được rộng rãi.

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của NNT về công tác thanh tra kiểm tra và kỹ

năng giải quyết việc chuyên môn của cán bộ thuế

Câu hỏi

Ý kiến đánh giá của DN Không

phù hợp Ít phù hợp Tphù hương ợđốp i Phù hợp Rấht phù ợp

SL % SL % SL % SL % SL % Cơ quan thuế biết lắng nghe và

hiểu được những khó khăn,

vướng mắc về thuế của NNT 4 5,3 18 24,0 35 46,7 14 18,7 4 5,3 Thủ tục thông báo quyết định

kiểm tra tại trụ sở NNT 0 0,0 23 30,7 40 53,3 10 13,3 2 2,7 Kiểm tra theo đúng nội dung

quyết định 15 20,0 26 34,7 21 28,0 11 14,7 2 2,7 Xử lý vi phạm các quy định về

thuế 3 4,0 22 29,3 35 46,7 15 20,0 0 0,0 Đánh giá thái độ cán bộ thuế

khi đến kiểm tra tại trụ sở người

nộp thuế 2 2,7 16 21,3 37 49,3 18 24,0 2 2,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Kết quả khảo sát liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra như sau: Tỷ lệ đánh giá về việc cơ quan thuế biết lắng nghe và hiểu được những khó khăn, vướng mắc về thuế của NNT còn ở mức thấp khi đánh giá ít phù hợp vẫn ở mức 24%, thủ tục thông báo quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT có 23% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Thủ tục thông báo quyết định kiểm tra, ý kiến về kiểm tra theo đúng nội dung quyết định có tỉ lệ đánh giá tương đối phù hợp là cao nhất với 53,3% ý kiến không phù hợp. Đánh giá thái độ cán bộ khi đến kiểm tra đã được cải thiện rõ rệt với chỉ 16% ý kiến đánh giá cho rằng không phù hợp.

4.2.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế. Trình độ của một số cán bộ thuế còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm mới để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuếđến mọi người dân, đồng thời dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thuế: tính thuế, quyết toán thuế... Trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp.Với trình độ yếu kém, cán bộ thuế không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với các cán bộ chủ chốt trong ngành thuế, trình độ thấp còn gây nguy hại hơn. Cán bộ chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, sửa đổi chính sách thuế TNCN trước những yêu cầu kinh tế xã hội, của xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu thiếu một kiến thức toàn diện về kinh tế, chính sách thuế TNCN được xây dựng sẽ chứa đựng những hạn chế, sai sót gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Trong những năm qua, Cục thuế mới tập trung cho việc đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ trong ngành bằng việc gửi đi học tại các trường Đại học và trung học kinh tế, tài chính mà chưa tập trung vào việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ thuế và các kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức nhà nước quy định.

Chất lượng đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của các trường thuộc hệ thống đào tạo quốc gia. Bên cạnh đại đa số sinh viên tốt nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

hệ chính quy Đại học kinh tế nói chung và kế toán nói riêng đều phát huy tốt những kiến thức được trang bị, nhanh chóng tiếp cận được với thực tiễn và đảm đương công việc được giao một cách có hiệu quả thì chất lượng của số sinh viên tại chức cũng là một điều cần chú ý thêm: những cán bộ mặc dù đã có bằng cấp nhưng kiến thức và năng lực rất hạn chế, không phát huy được trong công tác, vận dụng các kiến thức vào thực tế triển khai các luật thuế còn hạn chế.

Cùng với việc thành lập hệ thống thuế, tiến hành cải cách chính sách thuế, việc đào tạo và tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn triển khai các luật, chính sách, chế độ thuế mới cho cán bộ thuế cũng được quan tâm. Tuy nhiên, việc tập huấn nghiệp vụ mới chỉ được tổ chức khi có sự thay đổi về chính sách thuế và còn mang tính chắp vá, chưa có kế hoạch tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ, đặc biệt là tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực như chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra thuế; kế toán thuế....

Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào một số sán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũđông đảo cán bộ trực tiếp quản lý thuếở các địa phương. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận, điều này do:

Ngành thuế chưa xây dựng được mục tiêu, nội dung và chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất cho từng loại công chức thuế cũng như từng ngạch công chức phù hợp với công việc mà công chức đó đảm nhận.

Chưa có bộ máy chuyên trách thực hiện việc đào tạo, bồi dưõng cán bộ thuế tương xứng với quy mô, số lượng cán bộ toàn ngành, và chưa tương xứng với vị trí, vai trò của ngành thuế trong nền kinh tế quốc dân.

Kinh phí đào tạo cho cán bộ thuế còn quá ít, hàng năm chỉ được cấp

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế bắc ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)