6. Bố cục của luận án
1.4.3 Mạng liên kết trong các hệ thống tính toán song song
Khi kết nối các phần tử xử lý trong hệ thống tính toán song song với nhau, dù ở ngay trong phạm vi một chip đa lõi (mô hình bộ nhớ chia sẻ - Hình 1.12 a) hay một hệ thống tính toán song song ghép cụm (mô hình bộ nhớ phân tán – Hình 1.12 b) thì đều cần phải cần đến một mạng kết nối các phần tử này lại. Các mạng này có thể kết nối theo Topo kiểu lưới hai chiều, lưới vòng hai chiều, hay ba chiều, lưới vòng ba chiều, Hypercube (Hình 1.13) v.v...
Hình 1.12 a) Mô hình bộ nhớ chia sẻ – b) Mô hình bộ nhớ phân tán
Mạng liên kết (Interconnection Network) các phần tử xử lý và các module bộ nhớ ở trên rất đa dạng. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng kiến trúc cụ thể mà người ta có thể dùng các mô hình mạng lưới hai chiều, lưới vòng hai chiều, lưới ba chiều, lưới vòng ba chiều, siêu lập phương,... để kết nối. Mỗi một loại mạng khác nhau sẽ có những độ trễ khác nhau và theo [57] thì mạng liên kết đóng vai trò then chốt trong việc phân tích và thiết kế hệ thống song song bởi nó là một trong những thành phần quyết định đến hiệu năng của toàn bộ hệ thống.
Mạng liên kết
21
a) Mạng liên kết lưới hai chiều b) Mạng liên kết lưới vòng hai chiều
c) Mạng liên kết siêu lập phương - Hypercube
Hình 1.13 Một số mạng liên kết phổ biến
Việc nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của trễ thuyền thông và mạng liên kết đến hiệu năng của hệ thống tính toán song song là nhiệm vụ trọng tâm của luận án và sẽ được trình bày trong Chương 3.