Mô hình mô phỏng

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của trễ truyền thông đến hiệu năng của hệ thống tính toán song song (Trang 29)

6. Bố cục của luận án

1.3.2Mô hình mô phỏng

Mô phỏng là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu năng. Nó là một cách để dự báo hiệu năng trước khi hệ thống trước khi được cài đặt và cũng có thể được dùng để kiểm chứng kết quả của các mô hình phân tích [47].

Một số phương pháp mô phỏng được sử dụng phổ biến như: giả lập (emulation), mô phỏng Monte Carlo, mô phỏng hướng theo dấu vết (trace-driven), mô phỏng

17

hướng thực hiện (execution-driven) và mô phỏng sự kiện rời rạc (Discrete-event), cụ thể như sau [47]:

 Giả lập (Emulation)

Giả lập là phương pháp dùng các kỹ thuật hoặc xây dựng các chương trình để mô phỏng các hành vi của hệ thống cần nghiên cứu. Ví dụ, dùng một bộ xử lý để mô phỏng các lệnh của một bộ vi xử lý khác.

 Mô phỏng Monter Carlo

Mô phỏng Monte Carlo là một dạng mô phỏng tĩnh trong đó các hệ thống được mô phỏng không thay đổi các đặc tính của nó theo thời gian. Tuy nhiên, các hệ thống máy tính là động, do vậy không thuộc dạng này.

 Mô phỏng hướng theo dấu vết

Là dạng mô phỏng trong đó thành phần sinh ra sự kiện (Event generator) của hệ thống sẽ tạo ra một vết các sự kiện thực thi, chủ yếu là các địa chỉ và các địa chỉ này sẽ được sử dụng làm đầu vào của chương trình mô phỏng. Thành phần mô phỏng (Simulator) của hệ thống sẽ sử dụng các dữ liệu này và mô phỏng kiến trúc đích nhằm ước lượng thời gian tiêu tốn khi thực hiện nó trên hệ thống đang nghiên cứu.

 Mô phỏng hướng thực hiện

Mô phỏng dựa vào thực hiện: được sử dụng để mô hình hóa các bộ xử lý với các chi tiết. Đầu vào của mô phỏng loại này là chương trình thực hiện mà hệ thống thực sẽ chạy. Nó có tác dụng đòn bẩy các chương trình biên dịch hiện có và cho phép nhiều loại tải khác nhau được mô hình.

 Mô phỏng sự kiện rời rạc

Là một phương pháp sử dụng để mô phỏng các hệ thống mà ở đó hệ thống có thể được mô tả bằng các các mô hình sự kiện rời rạc. Ví dụ các gói tin đến và đi của một bộ định tuyến mạng có thể sử dụng phương pháp này để mô phỏng.

Nhược điểm chính trong bất kỳ dạng mô phỏng nào đó là cần phải viết và đánh giá chương trình mô phỏng và thường là những yêu cầu tính toán rất đáng kể (thời gian của bộ xử lý cho tất cả các mô phỏng, không gian nhớ của đĩa cho các vết). Nói chung, hệ thống mô phỏng sẽ phải chạy chậm hơn nhiều lần so với hệ thống thực: Có thể một giờ chạy mô phỏng chỉ bằng vài giây chạy trên hệ thống thực.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của trễ truyền thông đến hiệu năng của hệ thống tính toán song song (Trang 29)