Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 45)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng và so sánh

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội của thị xã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Giá trị sản xuất bình quân đầu người/năm (theo giá hiện hành) tăng từ 16,5 triệu đồng lên 45,5 triệu đồng, tăng 175%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (bình quân 5 năm) đạt 19%. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sau 5 năm tăng 84,3%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 216%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 132,5%.

Bảng 3.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế thị xã Thái Hòa qua một số năm

Ngành

Năm 2008 Năm 2013

Giá trị

(triệu đồng) C(%) ơ cấu (triGiá trệu đồng) ị C(%) ơ cấu

Tổng GTSX 1.403.744 100 2.067.852 100

Nông - Lâm - Thủy sản 262.090 18,67 318.863 15,42 Công nghiệp - Xây dựng 554.269 39,49 878.154 42,47 Dịch vụ 587.385 41,84 870.835 42,11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Hình 3.2. Tình hình phát triển KT – XH Thị xã Thái Hòa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thị xã đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực và đúng hướng: Ngành công nghiệp - xây dựng từ 39,49% năm 2008, đến năm 2013 lên 42,47%, ngành nông lâm nghiệp từ 18,67% xuống 15,42%, ngành dịch vụ từ 41,84% lên 42,11%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thị xã Thái Hòa qua một số năm

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu N2009 ăm N2010 ăm N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm

Tổng số 100 100 100 100 100

Nông - Lâm - Thủy sản 18,67 17,93 17,19 16,22 15,42 Công nghiệp - Xây dựng 39,49 40,48 41,29 43,04 42,47 Dịch vụ 41,84 41,59 41,52 40,75 42,11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

3.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị gia tăng (GTGT) ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2008 (Theo giá so sánh) đạt 262.090 triệu đồng, trong đó ngành nông nghiệp: 242.667 triệu đồng, lâm nghiệp 9.702 triệu đồng, thuỷ sản 9.721 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 318.863 triệu đồng và các ngành đạt được kết quả tương ứng là: 294.984; 12.410 và 11.469 triệu đồng.

Thường xuyên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu nên trong nội ngành luôn có bước chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi + thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp tăng.

Nhiều sản phẩm của nông dân sản xuất ra đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm và đầu ra ổn định như mô hình nuôi gà thả vườn ở phường Quang Phong, xã Nghĩa Mỹ; mô hình trồng rau sạch ở Nghĩa Thuận; mô hình trồng bưởi hồng, nuôi gà an toàn sinh học ở

phường Quang Tiến; mô hình nuôi ong ở xã Tây Hiếu; mô hình trồng dưa hấu,

chanh không hạt, nuôi nhím ở xã Nghĩa Hòa…

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

TT Chỉ tiêu ĐVT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 45)