Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 81)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng và so sánh

3.3.3.Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1.511,83 11,

3.3.3.Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại đến môi trường đang là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản trong một thời gian dài, mới định lượng đánh giá độ chính xác. Do vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra những đánh giá định tính về mức độ ảnh hưởng của các loại sử dụng đất đến môi trường.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, tăng năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng bằng biện pháp thâm canh cao, bón phân cân đối hợp lý có thể ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất, không làm cây trồng phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng của đất, góp phần cải thiện tính chất vật lý của nước và đất.

- Loại sử dụng đất chuyên lúa là một hệ canh tác bền vững, ổn định về năng suất và an toàn về đầu tư thâm canh. Đảm bảo sự ổn định năng suất lúa nhờ khống chế các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và cũng nhờ đó tạo điều kiện tốt để thâm canh lúa.

Hạn chế lũ lụt: Đê điều nhằm bảo vệ các cánh đồng lúa khỏi bị ngập lụt, nhưng mặt khác cần thấy tác động ngược lại là chính các cánh đồng lúa đã góp phần hạn chế lũ lụt. Các cánh đồng lúa được bao bọc bởi hệ thống bờ vùng, bờ thửa do đó hạn chế lượng nước chảy tràn của các trận mưa và nhờ đó hạn chế lũ lụt. Có thể xem vai trò các cánh đồng lúa như các hồ chứa nước và về bảo vệ môi trường có giá trị tương đương như các hồ chứa nước nhất là các cánh đồng cao, ít bằng phẳng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Duy trì tài nguyên nước: Các cánh đồng lúa luôn lưu giữ lớp nước bề mặt trải rộng trên diện tích lớn của lãnh thổ nhờ đó đã tác động tích cực đến chế độ nước ngầm. Nước ngầm được các cánh đồng lúa duy trì đã đóng góp vào sự ổn định lưu lượng các dòng sông mùa cạn và duy trì mức nước ngầm cho các giếng nước phục vụ sinh hoạt.

Làm trong sạch môi trường (đất và khí quyển) và tạo cảnh quan đẹp cho

vùng quê, các cánh đồng lúa, kể cả các cánh đồng màu, các vườn cây còn tiêu thụ, phân giải các rác thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm đất. Đối với việc làm sạch bầu không khí, ngoài chức năng điều tiết khí CO2, các cánh đồng lúa còn hấp thu khí độc như khí SO2 và NO2. Mỗi năm mỗi ha lúa hấp thu được 4,86 kg SO2 và 7,87 kg NO2.

Qua điều tra thực tế cho thấy người dân đã tăng sử dụng phân hữu cơ kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đối với môi trường đất thì việc trồng lúa ở trình độ thâm canh cao sẽ sử dụng nhiều phân bón hoá học, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước nếu không có biện pháp cải tạo đất. Theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Bộ về bón phân cân đối và hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 81)