Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 75)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng và so sánh

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1.511,83 11,

3.3.2. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp

3.3.2.1. LUT chuyên lúa và LUT 2 lúa -1 màu

Trồng lúa được người nông dân coi là lấy công làm lãi nên đại bộ phận các hộ sử dụng loại hình hai vụ lúa, 2 lúa - 1 màu đều tận dụng lao động trong

nhà, không thuê thêm lao động. Mỗi ha đất sử dụng trung bình 500 - 860 công

lao động trong vụ. Như vậy đây là loại hình sử dụng đất có mức công thấp và chủ yếu tập trung ở những thời điểm đầu và cuối vụ, những thời điểm còn lại công lao động sử dụng ít. Sử dụng hình thức sử dụng đất 2 lúa - 1 màu thì ngoài tập trung vào thời điểm đầu và cuối vụ, còn phải tập trung vào 3 tháng cây vụ đông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Mỗi một ngày công trung bình của LUT chuyên lúa là 69.400 đồng/công

(thu nhập thuần/lao động) thuộc loại thấp nhất trong các tất cả các LUTs, cũng là LUT sử dụng lao động ít nhất. Lao động vẫn còn dư thời gian khá lớn mà không

có thu nhập, nó ảnh hưởng đến việc phục vụ những nhu cầu tất yếu trong cuộc

sống của nông dân, nhất là những hộ thuần nông.

Cũng theo số liệu điều tra, có 70,0% số hộ điều tra khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng loại hình LUT chuyên lúa này trong tương lai. Mức độ chấp nhận của người dân với loại hình sử dụng đất này cũng tuỳ thuộc vào khu vực, địa hình và tập quán canh tác. Các xã có tập quán lâu đời trồng các loại cây màu thì đại đa số gia đình muốn chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn, kết hợp đào ao, vượt đất lập vườn.

Hình thức sử dụng đất thêm 1 vụ đông nữa được nhiều hộ gia đình ủng hộ

hơn, do có thêm thu nhập đồng thời tận dụng những lao động nông nhàn, nâng

cao hiệu suất sử dụng đất, lao động và đồng vốn. Cũng theo số liệu điều tra, có đến 80,02% số hộ được hỏi đến khẳng định tiếp tục sử dụng loại hình LUT 2 lúa- màu trong tương lai.

3.3.2.2. LUT 1 lúa – 2 màu và LUT chuyên màu

Lúa - màu, màu là loại hình sử dụng đất có hiệu quả xã hội rất cao do tận

dụng được nguồn lao động nông nhàn trong các thời điểm trong năm. Là LUT

được khuyến khích sử dụng. Theo điều tra, tổng hợp số liệu thì LUT 2 màu – 1 lúa có bình quân ngày công lao động của các cây trồng chính khá cao bình quân từ 109 đến 163 nghìn đồng/công (thu nhập thuần/lao động). Nhóm các cây lương thực cây lúa, ngô, đậu tương chủ yếu là sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ, một phần nhỏ lượng hàng hoá khoảng từ 10,0- 20,0% tiêu thụ trên thị trường phục vụ cho nhu cầu trong thị xã, trong tỉnh. Một số sản phẩm của LUT này như: khoai tây, đậu tương, dưa chuột, bí xanh… đều có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đại đa số các hộ được hỏi đều khẳng định lợi ích của loại hình này và có trên 70% số hộ được hỏi cho biết sẽ tiếp tục sử dụng và mở rộng loại hình sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 dụng đất này. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng biến động lớn ở các địa phương và tuỳ thuộc vào địa hình, loại đất, điều kiện tưới tiêu...

3.3.2.3. LUT chuyên mía

Diện tích đất trồng mía tăng chủ yếu là khai phá từ vùng đất hoang hoá, đất trống đồi trọc và chủ yếu từ cây trồng cây hàng năm, cây dài ngày có giá trị kinh tế thấp.Việc phát triển các vùng nguyên liệu mía đã sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai hiện có, đặc biệt là việc sử dụng đất hoang hoá, đất trống đồi trọc. Nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá từ cây mía, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Mỗi một ngày công trung bình của LUT chuyên mía là 70.600 đồng/công.

Trong vài năm gần đây sức tiêu thụ mía chậm, giá thấp khiến kèm theo dịch bệnh hại mía (bệnh chồi cỏ, bệnh rệp xơ bông trắng) khiến người trồng mía băn khoan lo lắng. Một số diện tích sau khi thu hoạch xong, hàng loạt nông dân chuyển sang cây trồng khác hoặc không mặn mà đầu tư cho vụ tiếp theo. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn 52% các nông hộ cho rằng vẫn sẽ tiếp tục trồng mía. Vì hiện tại Công ty TNHH Mía Đường Nghệ An TET& LYLE đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu như: hỗ trợ mua giống sạch bệnh, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình giống mía mới, thí nghiệm tưới nước theo phương pháp nhỏ giọt... hi vọng sẽ mang lại hiệu kinh tế cao hơn trong tương lai.

3.3.2.4. LUT trồng cây ăn quả

LUT cây ăn quả như trên đã trình bày có hệ số sử dụng công lao động thấp hơn các LUT như 2 lúa-màu hay chuyên màu. Thu nhập thuần/lao động của LUT này có sự chênh lệch lớn. Kiểu sử dụng đất chuyên canh cam, bưởi cần sử dụng nhiều công lao động hơn 480-500 công, một ngày công trung bình của LUT này là 146-149 nghìn đồng/công (thu nhập thuần/lao động).

Trong khi đó, kiểu sử dụng đất trồng vải, nhãn chủ yếu là tận dụng diện tích vườn tạp xung quanh nhà, số công thấp hơn, khoảng 250 công. Tuy nhiên, đây lại là loại hình sử dụng đất tận dụng được lao động lúc nông nhàn và không mang tính thời vụ nên có thể coi như việc làm thêm. Các diện tích đất trồng cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 ăn quả quanh nhà của các hộ gia đình có thể được chăm sóc vào thời gian thư nhàn, sau những công việc ngoài đồng.

Số liệu điều tra cho thấy có tới trên 80% số hộ có sử dụng loại hình khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và phát triển loại hình sử dụng đất này trong tương lai.

3.3.2.5. LUT trồng cây công nghiệp lâu năm

Với lợi thế có vùng đất đỏ bazan rộng lớn, trù phú, LUT cây công nghiệp lâu năm là một trong những loại hình sử dụng đất phổ biến và có từ lâu đời của địa phương. Thị xã Thái Hòa hiện có khoảng 600 ha trồng cà phê và 1.100 ha trồng cây cao su góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên có ngày công trung bình của LUT này là 117-130 nghìn đồng/công (thu nhập thuần/lao động).

Hiện nay cao su tiểu điền chưa phát triển, dẫn đến tình trạng người nông dân, ngoài một số đầu quân vào các công ty cao su làm công ăn lương, thì bị thất nghiệp trong khi vườn nhà bỏ hoang, hoặc phải làm thuê ngay trên chính đất đai của mình. Thời gian tới, một diện tích lớn các nông trường quốc doanh bị thu hồi để trồng cỏ theo dự án của TH. Do đó, phát triển diện tích cao su tiểu điền là một yêu cầu khách quan để đảm bảo tính bền vững và an sinh xã hội, khai thác tối đa tiềm năng đất đai, nâng cao giá trị thu nhập và xuất khẩu hàng hóa nông - lâm sản, đảm bảo cho người dân tham gia trồng cao su được hưởng quyền lợi tối đa.

3.3.2.6. LUT trồng cỏ kết hợp chăn nuôi

Đây là loại hình sử dụng đất mới trên địa bàn thị xã nhưng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. LUT trên cần 550 công lao động, một ngày công trung bình của LUT này là 141 nghìn đồng/công (thu nhập thuần/lao động). Trên 90% số hộ có sử dụng loại hình khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và phát triển loại hình sử dụng đất này trong tương lai.

3.3.2.7. LUT nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản là LUT yêu cầu sử dụng công lao động quanh năm,

trung bình 1.400 công LĐ/năm, hơn nữa lao động được sử dụng không tập trung mà rải đều trong năm. 100% các nông hộ được điều tra phỏng vấn đều hài lòng về loại hình sử dụng đất này. Nhưng để nâng cao thu nập hơn nữa các hộ cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 cho biết là hiện nay đa số diện tích NTTS được sử dụng đều thông qua hình thức đấu thầu với thời hạn là 20 năm và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên đây cũng là một khó khăn để mở rộng quy mô nuôi trồng cũng như đầu tư mang tính chất thâm canh cao. Vì nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân có thể vay thế chấp ngân hàng để có vốn đầu tư sản xuất. Nên đây cũng là mong muốn của các hộ đối với cấp chính quyền đại phương để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập của nông dân.

3.3.2.8. LUT lâm nghiệp

Với hai hình thức trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh, giá trị ngày công là 24,43 và 13,1 nghìn đồng/công lao động. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng do được đầu tư trong các khâu trồng và chăm sóc ban đầu nên đã thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa tại địa phương. Đồng thời thúc đẩy các hộ nhận thức được vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, góp phần ổn định cuộc sống và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Thái Hòa được thể hiện ở bảng 16 và hình 8.

Hình 3.7. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Bảng 3.16. Tổng hợp chỉ tiêu tính theo công LĐ/ha và GTSX, GTGT/công của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thị xã Thái Hòa

LUTS Kiểu sử dụng đất Lao (công) động GTSX/L(1000 Đ

đ/) GTGT/L(1000đ) Đ

LUT1 Lúa xuân - Lúa mùa 500 144,14 69,40

LUT2

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 930 150,08 135,19 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 660 137,61 89,46

Bình quân 795 143,84 112,33

LUT3

Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông 570 129,54 72,95 Ngô xuân - Lúa mùa - Rau 760 112,22 72,03 Lúa xuân - Dưa chuột - Bí xanh 1.300 133,44 177,33 Lúa xuân - Đậu tương - Ngô đông 700 124,79 104,95 Bí xanh - Lúa mùa - Rau các loại 1.150 117,86 122,03

Bình quân 896 123,57 109,86

LUT4

Bí xanh - Đậu tương - Rau 1.240 124,73 182,25 Dưa hấu - Dưa hấu - Rau 1.450 132,84 175,74 Dưa chuột - Dưa chuột - Bí xanh 1.580 133,37 221,87 Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông 790 102,16 107,96 Đậu tương - Khoai tây 670 154,55 130,41

Bình quân 1.146 129,53 163,65 LUT5 Mía 225 206,67 70,67 LUT6 Cam 500 262,76 146,06 Bưởi 480 251,67 149,27 Nhãn, vải 250 161,12 72,48 Bình quân 410 225,18 122,60 LUT7 Cao su 500 210,90 130,90 Cà phê 500 201,20 117,00 Bình quân 500 206,05 123,95 LUT8 Cỏ chăn nuôi 550 236,36 141,36 LUT9 Nuôi trồng thủy sản 1.400 166,25 95,12

LUT10 Lâm nghiệp 140 24,43 13,14

Qua bảng trên ta thấy, mức độ đầu tư công lao động cho các LUT là khác nhau. Ở các LUT4 (Chuyên rau màu) có mức đầu tư cao nhất trong số các LUTs, với mức đầu số công lao động bình quân là 1.146 công lao động. Với mức đầu tư số công lao động tương đối cao như vậy mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động của LUT4 đạt 163,65 nghìn đồng/công. Trong đó kiểu sử dụng đất Dưa chuột – Dưa chuột – Bí xanh có số công cao nhất là 1.580 công/ 1ha. Các kiểu sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 dụng đất còn lại có số công từ 670-1.450 công/ 1ha. Riêng với LUT6, LUT7 mức đầu tư số công lao động lần lượt là 410 và 500 công, nhưng mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động khá cao là 122,6 nghìn đồng/công lao động và 123,95 nghìn đồng/công. Vì thế đối với LUT này cần được tiếp tục đầu tư và phát triển để giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân.

Nhìn chung, mức độ chênh lệch giữa 3 chỉ số công lao động/ha,GTSX/công LĐ, GTGT/công LĐ, là không lớn trên cùng một kiểu sử dụng đất. Trong đó đáng chú ý là hầu hết các kiểu sử dụng đất ngoài việc giải quyết nhiều công lao động còn phân bố công lao động khá đều trong suốt chu kỳ sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 75)