Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng và so sánh

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1.511,83 11,

3.3.1. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

3.3.1.1. Loại sử dụng đất chuyên lúa (LUT1)

Tổng diện tích của LUT này có diện tích lớn thứ 3 trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thị xã Thái Hòa, tập trung ở các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, phường Quang Tiến… Thành phần cơ giới phần lớn là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, pH trung tính, thích hợp cho việc gieo cấy lúa.

Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống trên địa bàn thị xã, tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất lại thấp hơn, thu nhập rất ổn định do ít khi bị thất thu hoàn toàn ngay cả khi có những biến động về thời tiết. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm khá dễ dàng. Các giống lúa được gieo trồng và sản xuất chủ yếu là các giống lúa lai chất lượng cao như BHB71, Ich eo, Nam Dương 99, BT-E1, Syn6, Kim ưu 725, Nghi hương 2308, Nhị ưu 986, Nhị ưu 725.

LUT này có GTSX đạt 72,07 triệu đồng/ha, CPTG 54,72 triệu đồng /ha,

GTGT là 17,35 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 1,32 lần. Hiệu quả kinh tế của LUT này đứng thứ 4 trong các LUT của toàn thị xã.

3.3.1.2. Loại sử dụng đất 2 lúa - 1 màu (LUT2)

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá nhỏ 21,50 ha và có 2 kiểu sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Kiểu sử dụng có giá trị cao hơn là công thức Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây với GTSX đạt 139,57 triệu đồng/ha, CPTG 93,93 triệu đồng /ha, GTGT là 45,64 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 1,49 lần. Đây là loại sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao cần mở rộng, thu nhập cao hơn hơn hình thức chuyên lúa, phục vụ nhu cầu của địa phương và bán ra bên ngoài.

Kiểu sử dụng đất giá trị thấp hơn là công thức: Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông với GTSX đạt 90,82 triệu đồng/ha, CPTG 70,26 triệu đồng/ha, GTGT là 20,56 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 1,29 lần. Cây ngô vụ đông không cho sản lượng hạt lớn vì được trồng chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

3.3.1.3. Loại sử dụng đất 1 lúa - 2 màu (LUT3)

Cùng với chân đất 2 vụ lúa, một số hộ nông dân trồng 1 vụ lúa – 2 vụ màu đã góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tăng khả năng sử dụng lao động và tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích. Đây là loại sử dụng đất chủ yếu trên địa hình vàn, vàn cao, cơ cấu cây trồng cũng khá phong phú, công thức luân canh cũng khá đa dạng.

Nhìn chung các công thức luân canh trên chân đất này cho tổng thu nhập tương đối cao từ 73,84 triệu đồng/ha đến 173,47 triệu đồng/ ha. Ngoài lợi ích kinh tế, kiểu sử dụng này còn cung cấp các sản phẩm phục vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm, phụ phế phẩm làm phân bón, cải tạo đất hay chất đốt...

Theo điều tra, cây trồng cho hiệu quả kinh tế lớn nhất là cây bí xanh với tổng thu nhập đem lại lên đến 70,61 triệu đồng/ha va thu nhập thuần là 39,98 triệu đồng/ha, sự có mặt của cây trồng này cùng cây dưa chuột đem hiệu suất đồng vốn của hình thức sử dụng đất đó cao nhất.

Hình thức sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là hình thức thâm canh Lúa xuân - Dưa chuột - Bí xanh, với tổng thu nhập 173,47 triệu đồng/ha nhưng cũng có chi phí vật chất là 90,97 triệu đồng/ha, cho thu nhập thuần tương đối cao 82,50 triệu đồng/ha. Đây là hình thức có sự luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn, giúp hạn chế sâu bệnh, bảo vệ được kết cấu đất đồng thời công thức luân canh 3 vụ nên không gây áp lực quá lớn cho đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông với tổng thu nhập 14,39 triệu đồng/ha, chi phí vật chất là 65,39 triệu đồng/ha và cho thu nhập là 21,41 triệu đồng/ha, đạt hiệu suất sử dụng đồng vốn thấp nhất 1,24 lần. Hình thức này cũng đã tận dụng được sự luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn, giúp hạn chế sâu bệnh, bảo vệ được kết cấu những hình thức này vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của đất đai. Nhiều hộ đang sử dụng hình thức này được hỏi có ý định thử các giống cây trồng khác như trồng bí xanh, cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp ngắn ngày, ... để tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cũng tăng thêm thu nhập.

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của LUT1,2,3 như bảng 12.

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trong LUT1, LUT2 và LUT3

TT Cây trồng (Tr.GTSX đ/ha) (Tr.CPTG đ/ha) (Tr.GTGT đ/ha) độLao ng (công) GTSX/ (1000đ/) GTGT/ (1000đ) 1 Lúa xuân 37,34 27,54 9,80 170 219,65 57,65 2 Lúa mùa 34,73 27,18 7,55 170 204,29 44,41 3 Ngô xuân 20,36 16,73 3,63 120 169,67 30,25 4 Ngô đông 18,75 15,54 3,21 120 156,25 26,75 5 Khoai tây 67,50 39,21 28,29 250 270,00 113,16 6 Dưa chuột 65,52 32,8 32,72 250 262,08 130,88 7 Bí xanh 70,61 30,63 39,98 300 235,37 133,27 8 Đậu tương 31,26 18,01 13,25 150 208,40 88,33 9 Rau các loại 30,20 23,50 6,70 150 201,33 44,67

Hiệu quả kinh tế của LUT1, LUT2 và LUT3

LUTS Kiểu sử dụng đất (Tr.GTSX đ/ha) (Tr.CPTG đ/ha) (Tr.GTGT đ/ha) HX(lầĐn) V

LUT1 Lúa xuân - Lúa mùa 72,07 54,72 17,35 1,32 LUT2 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 139,57 93,93 45,64 1,49 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 90,82 70,26 20,56 1,29

LUT3

Ngô xuân - Lúa mùa - Ngô đông 73,84 59,45 14,39 1,24 Ngô xuân - Lúa mùa - Rau 85,29 67,41 17,88 1,27 Lúa xuân - Dưa chuột - Bí xanh 173,47 90,97 82,50 1,91 Lúa xuân - Đậu tương - Ngô đông 87,35 61,09 26,26 1,43 Bí xanh - Lúa mùa - Rau các loại 135,54 81,31 54,23 1,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

3.3.1.4. Loại sử dụng đất chuyên màu (LUT4)

Trước đây bà con nông dân thị xã chỉ quen theo lối sản xuất quảng canh truyền thống, thì đến nay, trên địa bàn một số xã đã chú trọng khâu dồn điền, đổi thửa và thực hiện canh tác tập trung rau màu. Ngoài dưa chuột, bí xanh... người dân cũng sử dụng một giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với chất đất của địa phương. Cây ngô sử dụng trong LUT4 là giống ngô tím ngọt có xuất xứ từ Thái Lan. Một số cây rau màu có giá trị kinh tế cao như măng tây, ớt cay xuất khẩu, cải bắp, súp lơ... được đưa vào sản xuất.

Loại sử dụng đất chuyên màu có 5 kiểu sử dụng đất chính. Đây là bức tranh sinh động của loại sử dụng đất chuyên màu. Trong 5 kiểu sử dụng đất trên thì kiểu sử dụng đất số 3 (Dưa chuột – Dưa chuột – Bí xanh) có GTSX đạt 210,73 triệu đồng/ha, CPTG 92,80 triệu đồng /ha, GTGT là 117,93 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,27 lần.

Kiểu sử dụng giá trị thấp nhất là công thức: Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông với GTSX đạt 80,71 triệu đồng/1ha. Kiểu sử dụng này mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với các kiểu sử dụng đất trong cùng LUT, tuy nhiên so với các LUT khác thì cao hơn nên cần được duy trì.

Nhìn chung ưu điểm của LUT này là hệ số sử dụng đất cao, sản phẩm tiêu thụ hiện tại khá dễ dàng. Chỉ trong 3 năm gần đây, một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang tập trung sản xuất rau màu giúp cho người nông dân có thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình.

3.3.1.5. Loại sử dụng đất chuyên mía (LUT5)

Mía là cây công nghiệp được trồng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường. Trước đây, cây mía chủ yếu được dùng để ép lấy mật, làm đường miếng và một phần cung cấp cho nhà máy đường sông Lam. Những năm qua sự tăng lên của diện tích và sản lượng mía là do sự ra đời của nhà máy đường Nghệ An Tate&Lyle, các vùng nguyên liệu ra đời với sự giúp đỡ của nhà máy đường trong việc cho ứng trước mua giống, phân bón. Do việc ký hợp đồng lâu dài nên thị trường tiêu thụ mía ổn định và tăng mạnh. Các giống mía mới cho năng suất cao được đưa vào trồng phổ biến như ROCIO, MI….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Việc phát triển các vùng nguyên liệu mía đã sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai hiện có, đặc biệt là việc sử dụng đất hoang hoá, đất trống đồi trọc. Nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá từ cây mía, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, tại thời điểm tiến hành điều tra (tháng 3/2014), trồng mía không có hiệu quả bằng các loại cây trồng khác. Nguyên nhân do việc thu mua mía của nhà máy đường Tate&Lyle quá chậm, giá thấp. Loại sử dụng đất chuyên mía có GTSX GTSX đạt 46,50 triệu đồng/ha, CPTG 30,60 triệu đồng /ha, GTGT là 15,90 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 1,52 lần.

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của LUT4 và LUT5 như bảng 13.

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trong LUT4, LUT5

TT Cây trồng (Tr.GTSX đ/ha) (Tr.CPTG đ/ha) (Tr.GTGT đ/ha) Lao (công) động GTSX/L(1000đ/) Đ GTGT/L(1000đ) Đ

1 Ngô xuân 25,56 19,56 6,00 150 170,40 40,00 2 Ngô đông 19,65 12,84 6,81 150 131,00 45,40 2 Ngô đông 19,65 12,84 6,81 150 131,00 45,40 3 Khoai tây 68,05 40,05 28,00 250 272,20 112,00 4 Dưa chuột 66,34 32,50 33,84 250 265,36 135,36 5 Dưa hấu 75,75 38,91 36,84 350 216,43 105,26 6 Bí xanh 78,05 27,80 50,25 300 260,17 167,50 7 Đậu tương 35,50 19,05 16,45 150 236,67 109,67 8 Rau các loại 41,12 26,50 14,62 150 274,13 97,47 9 Mía 46,50 30,60 15,90 250 186,00 63,60

Hiệu quả kinh tế của LUT4, LUT5

LUTS Kiểu sử dụng đất (Tr.GTSX đ/ha) (Tr.CPTG đ/ha) (Tr.GTGT đ/ha) HS(lầĐn) V

LUT4

Bí xanh - Đậu tương - Rau 154,67 73,35 81,32 2,11 Dưa hấu - Dưa hấu - Rau 192,62 104,32 88,30 1,85 Dưa chuột - Dưa chuột - Bí xanh 210,73 92,80 117,93 2,27 Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông 80,71 51,45 29,26 1,57 Đậu tương - Khoai tây 103,55 59,10 44,45 1,75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

3.3.1.6. Loại sử dụng đất cây ăn quả (LUT6)

Thị xã Thái Hòa là vùng đất có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích đất trồng các loại cây này chủ yếu thuộc hệ thống nông trường quốc doanh (nông trường Đông Hiếu, nông trường Tây Hiếu). Trong kinh tế hộ gia đình, đây chỉ là các loại cây tô đẹp cảnh quan, làm bóng mát hay chỉ trồng trong vườn không chăm sóc nên nói chung không quan tâm đến lợi ích kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, diện tích đất tại nhiều nông trường quốc doanh đã, đang bị thu hẹp (riêng tổng số diện tích đất bị thu hồi tại Đông Hiếu phục vụ cho dự án của TH là gần 1.200 ha). Để bù cho sự hụt này thì thị xã cần phải chuyển sang hướng phát triển kinh tế vườn.

Cây ăn quả hiện nay thường được trồng là nhãn, vải, cam, quýt, bưởi... Ngoài ra, có nhiều loại cây ăn quả nằm trong vườn tạp không thể thống kê hết.

Hai năm gần đây, bưởi hồng Quang Tiến, thị xã Thái Hòa đã trở thành đặc sản

của vùng đất bazan Phủ Quỳ, mang lại thu nhập cao cho người dân. Trong tương lai không xa, giống bưởi này sẽ thực sự trở thành hàng hoá, trở thành đặc sản của thị xã Thái Hoà.

Tổng thu của LUT này đạt từ 30 triệu đến 130 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập thuần đạt từ 18 triệu đến 73 triệu đồng/ha. Loại sử dụng đất này chỉ cần vốn đầu tư và công vào giai đoạn kiến thiết cơ bản, còn vào giai đoạn chăm sóc, thu hoạch công lao động rất ít nên hiệu quả đồng vốn đạt từ 1,82 đến 2,46 lần. Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các loại sử dụng đất khác nhưng hiện tại LUT cây ăn quả vẫn chỉ chiếm diện tích khiêm tốn (190,0 ha).

Để các loại cây ăn quả có đầu ra ổn định và có sức cạnh tranh thì cần có các giải pháp quan trọng như dùng giống cây đảm bảo chất lượng, đầu tư, thâm canh vườn cây, phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc hợp lý đúng kỹ thuật.

3.3.1.7. Loại sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (LUT7)

Thái Hòa có vùng đất đỏ bazan rộng lớn, lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ… Đặc biệt là cây cà phê chè và cao su là 2 cây công nghiệp quan trọng số một đã làm thay đổi cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng đất của thị xã, là động lực chính làm thay đổi cuộc sống của đại đa số nông dân, công nhân nông nghiệp trong địa phương. Cao su và cà phê được phân bố chủ yếu ở các nông trường quốc doanh.

Trong 2 kiểu sử dụng đất chính của LUT7 thì kiểu sử dụng đất trồng cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn với GTSX đạt 105,45 triệu đồng/ha, CPTG 40,0 triệu đồng /ha, GTGT là 65,45 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,64 lần.

Hiệu quả kinh tế từ cây cà phê là GTSX đạt 100,60 triệu đồng/ha, CPTG 42,10

triệu đồng /ha, GTGT là 58,50 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,39 lần.

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trên được tính toán trung bình trong giai đoạn 7-8 năm, từ khi trồng mới cho đến khi thu hoạch, cho năng suất ổn định. Tuy nhiên tại thời điểm điều tra, sản lượng 2 loại cây trên giảm đi do diện tích bị sâu bệnh ngày càng lớn, nhiều diện tích già cỗi, năng suất giảm. Diện tích đất bị thu hồi tại Đông Hiếu và Tây Hiếu phục vụ cho dự án của TH là gần 1.650 ha. Mặt khác thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và các sản phẩm nước ta bị cạnh tranh khốc liệt, giá cả bấp bênh.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của các LUT6, LUT7

LUTS Kiểu sử

dụng đất (Tr.GTSX đ/ha) (Tr.CPTG đ/ha) (Tr.GTGT đ/ha)

Lao động (công) GTSX/L Đ (1000đ/) GTGT/ (1000đ) HSĐV (lần) LUT6 Cam 251,38 128,35 123,03 500 502,76 246,06 1,96 Bưởi 240,80 119,15 121,65 480 501,67 253,44 2,02 Nhãn, vải 80,28 42,16 38,12 250 321,12 152,48 1,90 LUT7 Cao su 105,45 40,00 65,45 500 210,90 130,90 2,64 Cà phê 100,60 42,10 58,50 500 201,20 117,00 2,39 3.3.1.8. Loại sử dụng đất trồng cỏ kết hợp chăn nuôi (LUT8)

Đây là loại đất tương đối mới ở thị xã Thái Hòa, bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 với tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số diện tích đất nông nghiệp (0,04%). Do đặc điểm ngành chăn nuôi của thị xã chủ yếu là hình thức chăn nuôi hộ gia đình, chưa có quy hoạch cụ thể diện tích đất cỏ dùng cho chăn nuôi, mặc dù trong ngành chăn nuôi có một số loại vật nuôi cần được chăn thả trên bãi cỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Những năm gần đây, mô hình trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò sữa trong địa phương phát triển mạnh nên diện tích đất trồng cỏ cũng ngày một tăng. Một số giống cỏ mới được bà con trồng như giống cỏ Bacbalium, cỏ Ghinê, cỏ Múttatô,

cỏ VA06, cỏ voi… mang lại hiệu quả cao. Với loại sử dụng đất trên GTSX đạt

130,0 triệu đồng/ha, CPTG 52,25 triệu đồng /ha, GTGT là 77,75 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,49 lần.

Trong xu hướng tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tiềm năng ấy sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn trong tương lai. Phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)