- Hiệu quả kinh tế: tính toán GTSX/ha, GTGT/ha, CPTG/ha, HQĐV. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận. đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng đất [LUT], sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.
CPTG = CP vật chất (triệu đồng/ha) + CP lao động (triệu đồng/ha)
+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX là CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX – CPTG
+ Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi gồm:
GTSX/LĐ; GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả lao động cho từng kiểu sử
dụng đất, từng loại cây trồng nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá trị hiện hành và định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Hiệu quả xã hội: tính toán GTSX/lao động, GTGT/ lao động, số lượng công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha).
+ Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/LĐ) và giá trị gia tăng trên công lao động (GTGT/LĐ).
+ Thu nhập của các nông hộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28