Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy phát triển kinh tế trên toàn Thế giới, khi nhiều chủ trương, chính sách và vốn đầu tư của cả nhà nước và tư nhân đang đổ vào đây để sớm tạo ra cuộc “cách mạng” trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có ngành nông nghiệp.
Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập.
Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các
nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Đình Hợi (1993) - Kinh tế tổ chức và
quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp; Nguyễn Hải Hữu (2000) - Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nguyễn Như Hà (2000) - Phân bón cho lúa
ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng; Dương Ngọc Thí (1994) - Ứng dụng kỹ
thuật tiến bộ thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá ở hai huyện miền núi Yên Châu và Mai Sơn tỉnh Sơn La; Hoàng Văn Hoa (1995) - Chính sách nông nghiệp ở các nước ASEAN và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Bộ; Vũ Thị Ngọc Trân (1997) - phát triển nông
hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng; Lương Xuân Quỳ (1996) -
Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ; Đỗ Kim Chung (1999) - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam; Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000) - Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Nguyễn Ích Tân (2000) - Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng.
Cũng trong giai đoạn này, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và công nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Nguyễn Tử Xiêm (2000) - Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc; Ngô Thế Dân (2001) - Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nguyễn Duy Bột (2001) - Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp; Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001) - Những giải pháp cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) - Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Vũ Năng Dũng (2001), quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
CHƯƠNG II