Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 96)

- LUT lâm nghiệp: Đảm bảo phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất, giải quyết công ăn việc làm , phát triển công nghiệp chế biến Đến năm 2020, diện

3.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện chính sách giá cả, bảo hộ, đầu tư phát triển nông nghiệp, chính sách bảo trợ nông nghiệp: Nhà nước lập quỹ bảo trợ để giúp đỡ người dân khi có biến động về giá cả. Nguồn huy động về ngân sách, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân, phương thức bảo trợ thông qua hình thức tín dụng.

- Chính sách phát triển nông thôn, hệ thống dịch vụ, nông nghiệp giúp nông dân nhanh chóng chuyển đổi kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 - Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, Dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nông sản hàng hoá giá trị kinh tế cao; công nghiệp chế biến; thương mại, dịch vụ tiêu thụ nông sản; phát triển các ngành nghề truyền thống; sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động,... Thông qua các chính sách ưu đãi về: bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng

3.4.2.2. Giải pháp ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát

triển, từ khâu làm đất đến khâu nhân giống, phân bón, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó giống mới có vai trò vị trí hàng đầu. Nhờ áp dụng các giống cây trồng

mới vào sản xuất mà năng suất và sản lượng cây trồng của thị xã Thái Hòa đã

không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời cũng nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mà hệ thống luân canh cây trồng của Thái Hòa ngày càng được sử dụng hợp lý hơn.

Tăng cường đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất mới trên địa bàn, trên cơ sở đó lựa chọn các mô hình có hiệu quả cao làm điểm trình diễn về kỹ thuật để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân bằng biện pháp trực quan. Mở rộng công tác khuyến nông, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tổng hợp (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

3.4.2.3. Giải pháp về thị trường

Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong sản xuất và thương mại. Khuyến khích hình thức liên danh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục củng cố và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hoá.

Hướng nông dân tập trung sản xuất vào những sản phẩm đã có các nhà máy chế biến trong thị xã và vùng lân cận. Dự báo và điều tiết cơ cấu diện tích cây trồng theo sự biến động giá cả nông sản.

3.4.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư

Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản suất, nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư và cần được cung cấp. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì người dân rất cần vay vốn, đây là một loại sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên lại cần một lượng vốn rất lớn. Hiện nay, vấn đề cho hộ nông dân vay vốn còn nhiều thủ tục phiền hà, nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn không có tài sản thế chấp ngân hàng thì không được vay. Vì vậy, để giải quyết vấn đề thiếu vốn cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp với các loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.

- Cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.

- Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân để người dân thế chấp vay vốn .

- Các trạm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể cho ứng trước vật tư, giống cho nông dân, đặc biệt là hộ nghèo.

- Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

3.4.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Vấn đề bức xúc hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở địa phương đó là trình độ sản xuất của hộ nông dân còn lạc hậu. Trong sản xuất nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 sản hàng hoá, hộ nông dân không có kiến thức tốt tất yếu sẽ bị đào thải. Điều này sẽ buộc nông dân phải học hỏi để có kiến thức, từ thay đổi kỹ thuật và thói quen làm việc để phù hợp với yêu cầu mới. Song câu hỏi đặt ra đó là học ở đâu? học cái gì? Chính vì thế, cần phải thực hiện các giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông ở cơ sở, hình thành các tổ khuyến nông tự nguyện tại các thôn, buôn từ đó hộ nông dân có thể học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất cho nhau.

- Cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản nông sản thông qua tờ rơi.

- Tham quan thực tế các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hộ nông dân có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong sản xuất.

3.4.2.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với môi trường bền vững do đó cần phải thực hiện triệt để các giải pháp sau:

Đối với các khu vực bố trí phát triển chăn nuôi tập trung cần có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư (kể cả trang trại chăn nuôi) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có thể kiểm soát và hạn chế được lượng chất thải.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nguồn nước thải và chất thải vào môi trường sử dụng đất nông nghiệp và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

3.4.2.7. Giải pháp về tăng cường cơ sở hạ tầng

Hệ thống thuỷ lợi thị xã Thái Hòa hiện nay tuy đã tương đối hoàn thiện nhưng cũng cần tiếp tục đầu tư nâng cấp thì mới đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng luân canh tăng vụ. Các hạng mục cần chú ý đầu tư gồm:

- Hệ thống kênh tưới, tiêu gồm kênh cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Kè đá các kênh chính và hoàn thiện chương trình cứng hoá kênh mương nội đồng.

- Quản lý tốt các hồ đập nhỏ để bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng. - Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới, cứng hóa giao thông nội đồng, nhằm lưu thông hàng hoá nông sản thuận lợi nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 96)