N (kg/ha)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 82)

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, xem xét cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng và so sánh

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1.511,83 11,

N (kg/ha)

Kali 30-60kg/ha, phân chuồng là 8-10tấn/ha. Với lúa mùa: đạm lượng bón là 80- 100kg/ha, lân là 0-30kg/ha, phân chuồng là 6-8 tấn/ha. So sánh với tình hình bón phân cho lúa của thị xã Thái Hòa ta thấy nhân dân trong thị xã đã sử dụng nhiều hơn so với tiêu chuẩn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.17. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý

Cây trồng

Phân bón Theo tiêu chuẩn (*)

N (kg/ha) (kg/ha) P205 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P205 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) Lúa xuân 150 135 100 10 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 135 120 80 9 80-100 50-60 0-30 6-8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Như vậy ta thấy đối với cây lúa thì lượng phân bón của thị xã là cao hơn so với tiêu chuẩn. Đặc biệt là lượng phân lân cao hơn 1,5-1,7 lần so với tiêu chuẩn, lượng Kali cao hơn từ 1,6-3,3 lần so với tiêu chuẩn. Trong tương lai trình độ thâm canh của người dân ngày càng tăng do vậy lượng phân bón cho cây trồng cũng sẽ ngày càng tăng, nên đây cũng là một vấn đề cần quan tâm để không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, địa phương cần có biện pháp khuyến cáo người dân giảm thiểu sử dụng phân bón hoá học thay thế bằng lượng phân vi sinh và phân hữu cơ.

- LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa: đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thay đổi môi trường đất từ yếm khí sang hảo khí, giúp cho quá trình phân giải chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chế độ khí cho đất. Các cây màu thuộc họ đậu có khả năng lợi dụng được các chất khoáng khó tan, đặc biệt là lân và kali, rễ cái của chúng có thể đưa chất màu chủ yếu là canxi từ các lớp đất sâu lên lớp đất mặt xúc tiến việc hình thành kết cấu viên cho đất. Thời kỳ già, chín lá rụng xuống và sau khi thu hoạch, cây họ đậu còn để lại gốc, rễ tăng cường chất hữu cơ cho đất. Ngoài ra, thân cây mọc dày phủ kín nên giữ được độ ẩm cho đất. Các cây màu thuộc họ đậu còn cung cấp một lượng đạm sinh học cho đất vụ sau. Phế phẩm của các cây trồng màu là nguồn phân bón khá tốt cho đất.

Tuy nhiên có công thức chưa hợp lý là công thức: Lúa Xuân - lúa Mùa - ngô Đông vì ngô là cây phàm ăn, gây thoái hóa đất, không phải là cây trồng trước tốt cho lúa. Do đó, có thể bố trí trồng xen đậu tương, hoặc lạc với ngô và tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ để bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng nhất định và tăng thu nhập cho người dân.

- LUT chuyên màu: các kiểu sử dụng đất đều có một vụ đậu tương hoặc cả lạc cả đậu tương nên đều có ý nghĩa cải tạo đất tốt. Vì vậy việc hình thành các vùng chuyên canh rau, màu là hoàn toàn khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô vùng chuyên canh rau, với các công thức luân canh hợp lý cần phải chú ý đến khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật của nông dân và nhu cầu của thị trường...Tuy nhiên nhóm các cây rau, dưa có ảnh hưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 lớn đến môi trường đất và môi trường nước do người dân bón nhiều phân đạm,

phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc đúng theo quy trình hướng

dẫn. Nên địa phương cần có biện pháp khuyến cáo người dân bón phân, dùng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn.

- LUT chuyên mía: Những năm 90 thế kỷ 20 của cây mía ở Nghệ An được coi là cây xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, giúp các hộ nông dân không chỉ góp

phần xóa đói mà còn làm giàu từ cây mía. Nhưng do canh tác cây mía lâu năm

trên một diện tích đất, ít có biện pháp bảo vệ và cải thiện độ phì của đất nên đất bị bạc màu, trồng mía năng suất giảm.

Mặt khác việc trồng trọt, thu hoạch mía tại Việt Nam nói chung và ở Thái Hòa nói riêng vẫn được thực hiện chủ yếu theo cách truyền thống, đa phần diện tích mía gốc sau khi thu hoạch xong nông dân thường có tập quán đốt lá. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cách làm này không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn phá hủy toàn bộ lớp phân hữu cơ, vi sinh trên lớp đất mặt, lâu dần đất sẽ mất sự tơi xốp, cứng và không thể thâm canh được.

Theo Nguyễn Trung Thành (2009) thay vì đốt lá mía, người trồng mía dùng máy băm nhỏ lá có thể canh tác ngay, mặt khác sẽ tiết kiệm khoảng 40% lượng phân hóa học, mà chất lượng đất trồng ngày càng tốt lên. Nên đây có thể là một biện pháp giúp cho người dân trồng mía cải tạo đất để cải thiện năng suất.

- LUT trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm: các loại cây trồng trong LUT trên thường có bộ rễ ăn sâu, tán lá che phủ đất quanh năm làm tăng khả năng thấm nước của đất và giảm thiểu tác động xấu của mưa rơi xuống đất, giảm lượng nước chảy tràn và giảm xói mòn đất, vì vậy luôn có ưu thế trong việc bảo vệ đất.

- LUT nuôi trồng thủy sản không có tác dụng che phủ đất. Đối với nuôi trồng thủy sản thì nguồn nước là yếu tố quan trọng nhất, là môi trường sống và phát triển của các loài thủy, hải sản. Nguồn nước cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản, song cũng là nguồn dẫn dịch bệnh, các chất thải của các loại thủy sản, chất thải xử lý ao, đầm ra ngoài môi trường thông qua nguồn nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 - LUT trồng cỏ kết hợp chăn nuôi và LUT lâm nghiệp: rừng trồng phủ xanh đất trống đồi trọc. Diện tích rừng tự nhiên đang dần được khôi phục lại với nhiều loài cây và động vật tạo được rừng hỗn giao giúp tăng độ che phủ, ngăn chặn dòng chảy, chống xói mòn đất. Ngoài ra, cành khô, lá rụng rơi xuống tạo lớp thảm mục dày, có tác dụng giữ ẩm, làm cho đất tơi xốp, bảo vệ đất theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 3.18. Tổng hợp ý kiến người dân về một số yếu tốảnh hưởng đến sản xuất

1. Mức độ phù hợp của cây trồng với đất Tỷ lệ (%)

- Phù hợp 91,25

- Ít phù hợp 7,73

- Không phù hợp 0,97

2. Mức độ ảnh hưởng của phân bón

- Rất tốt cho đất -

- Tốt cho đất -

- Không ảnh hưởng 45,68

- Ảnh hưởng ít 54,32

- Ảnh hưởng nhiều -

3. Mức ảnh hưởng của thuốc BVTV

- Rất tốt cho đất -

- Tốt cho đất -

- Không ảnh hưởng 43,91

- Ảnh hưởng ít 56,09

- Ảnh hưởng nhiều -

4. Những khó khăn với sản xuất

- Thiếu đất sản xuất -

- Thiếu nguồn nước tưới -

- Thiếu vốn sản xuất 9,02

- Khó thuê lao động, giá thuê cao 12,63

- Thiếu kỹ thuật 70,51

- Tiêu thụ khó 15,15

- Giá vật tư cao 95,85

- Giá sản phẩm đầu ra không ổn định 87,38

- Thiếu thông tin về thị trường -

- Sản xuất nhỏ lẻ -

- Thiếu liên kết, hợp tác -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)