Hiện nay, tại Việt Nam đã ban hành thông tư 210 năm 2009 về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, xét về lâu về dài thì cần phải có một chuẩn mực chính thức đưa ra những hướng dẫn và ghi nhận đối với công cụ tài chính.
Trên cơ sở đối chiếu với IAS 39 và IFRS 9, tác giả đưa ra một số nội dung cơ bản và các quy định cần có trong chuẩn mực này như sau:
Phân loại tài sản tài chính
IFRS 9 chia tài sản tài chính thành 2 loại: ghi nhận sau ban đầu theo giá trị phân bổ và theo GTHL.
Ghi nhận theo giá trị phân bổ
- Doanh nghiệp nắm giữa tài sản nhằm nhận được số tiền thoả thuận trong hợp đồng.
- Các điều khoản hợp đồng của tài sản tài chính quy định ngày thanh toán nợ gốc và lãi dựa trên số dư nợ gốc.
Ghi nhận theo GTHL
Tài sản tài chính không đủ điều kiện ghi nhận theo giá trị phân bổ thì được ghi nhận theo GTHL, thoả mãn 2 điều kiện :
- Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là quản lý các tài sản tài chính. - Các đặc điểm dòng tiền theo hợp đồng của các tài sản tài chính.
Doanh nghiệp chỉ được phân loại lại tài sản tài chính khi thay đổi mô hình kinh doanh trong quản lý tài sản tài chính của mình.
Phân loại nợ tài chính
- Sau ghi nhận ban đầu ghi nhận theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực tế.
- Sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận theo GTHL thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Ghi nhận ban đầu
- Tài sản tài chính được ghi nhận ban đầu theo GTHL cộng thêm chi phí giao dịch, trong trường hợp tài sản tài chính không được ghi nhận theo GTHL thì chênh lệch sẽ được ghi vào lãi hoặc lỗ.
- Nợ tài chính được ghi nhận ban đầu theo GTHL, cộng thêm chi phí giao dịch, trong trường hợp nợ tài chính không được ghi nhận theo GTHL thì chênh lệch sẽ được ghi vào lãi hoặc lỗ.
Sau ghi nhận ban đầu
- Doanh nghiệp ghi nhận tài sản tài chính theo GTHL hoặc giá trị phân bổ. - Doanh nghiệp ghi nhận nợ tài chính theo GTHL hoặc giá trị phân bổ.
Kết luận chương 3
Chuẩn mực kế toán Việt Nam từ khi ban hành đến nay chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các quy định về GTHL trong các chuẩn mực còn nhiều bất cập. Để Chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế thì việc hoàn thiện các quy định sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam là việc cấp thiết hiện nay.
Về ngắn hạn, tác giả kiến nghị từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá đồng thời nâng cao sự hiểu biết về giá trị hợp lý của người làm công tác kế toán để làm nền tảng cho việc xây dựng chuẩn mực đo lường GTHL.
Về dài hạn, Bộ Tài Chính cần chỉnh sửa, bổ sung các quy định trong Luật Kế toán, Chuẩn mực chung và ban hành Chuẩn mực về đo lường GTHL đồng thời hoàn thiện các quy định GTHL trong các chuẩn mực đã ban hành theo hướng hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể áp dụng GTHL làm cơ sở định giá chủ yếu
trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế.
KẾT LUẬN CHUNG
Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế về đo lường GTHL là một bước tiến lớn trong lịch sử kế toán, có nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng GTHL, song những ưu điểm của GTHL và lợi ích của sử dụng GTHL là không thể phủ nhận, GTHL phản ánh được những thay đổi của thị trường vì thế cung cấp những thông tin kịp thời làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn cho người sử dụng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã mạnh dạn sử dụng mô hình GTHL làm cơ sở đo lường chủ yếu, xét về lâu về dài Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên quy định GTHL trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều bất cập, vì thế việc hoàn thiện các quy định về sử dụng GTHL là việc cấp thiết hiện nay để tạo nền tảng cho việc ban hành chuẩn mực đo lường GTHL và những chuẩn mực cần thiết đểđáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.
Trên cơ sở củng cố và hệ thống nền tảng lý thuyết về định giá trong kế toán và các vấn đề liên quan đến kế toán GTHL, đồng thời phản ánh thực trạng việc vận dụng GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, tác giả có những nhận xét, đánh giá những nguyên nhân, hạn chế và khả năng áp dụng GTHL của Việt Nam trong tương lai, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để góp phần hoàn thiện kế toán GTHL.
Với thời gian cũng như khả năng có giới hạn, nhận thức cá nhân còn nhiều hạn chế, nội dung được trình bày trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
TIẾNG VIỆT
01.Bộ Tài Chính, Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
02.Bộ Tài Chính, 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ban hành từ năm 2001 đến
năm 2005.
03.Bộ Tài Chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình
bày báo cáo tài chính và thuyết minh đối với công cụ tài chính , theo Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009
04.Bộ Tài Chính, 2003. Luật kế toán Việt Nam
05.Lê Hoàng Phúc, 2012. Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý
trong hệ thống kế toán Việt Nam. Tạp chí kiểm toán.
06.Lê Vũ Ngọc Thanh, 2005. Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong
kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
07.Mai Ngọc Anh, 2011. Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy
nhất trong kế toán tài chính. Tạp chí kế toán
08.Ngô Thị Thùy Trang, 2012. Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị
hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
09.Nguyễn Thị Kim Cúc, 2013. Vận dụng giá trị hợp lý trong việc ghi nhận và
trình bày thông tin của một số khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
10.Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị, 1997. Kế toán đại cương. Nhà xuất bản Tài
Chính.
11.Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị, 2006. Nguyên lý kế toán. Nhà xuất bản Lao Động
việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
13.Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Nhà xuất
bản Lao Động.
TIẾNG ANH
01.Bies, S. S. (2005). Fair value accounting. Federal Reserve Bulletin.
02. David Cairns, 2006. The use of fair value in IFRS. Accounting in Europe.
03.Enria, Cappiello et al, 2004. Fair value accounting and Financial Stability.
European Central Bank
04.FASB, 2006. Statement of Financial Statement Standards No.157
05.Georgiou and Jack, 2011. In pursuit of legitimacy: A history behind fair
value accounting. The British Accounting Review
06.IASB, 2010. Conceptual Framework for Financial Reporting.
07.KPMG, 2011. First Impressions: Fair value measurement.
08.Laux and Leuz, 2009. The crisis of fair value accounting: Making sense of
the recent debate. Accounting, Organizations and Society
09.Marry E.Barth, 2006. Including Estimates of the Future in Today’s
Financial Statement. Accounting Horizons.
10.Mary E. Barth, 2010. Why It’s Not Fair to Blame Fair Value. IESE Insight
11.MASB, 2011. Exposure Draft 75 IFRS-compliant Financial Reporting
Standards.
12.Poon, W. W. (2004). Using fair value accounting for financial instruments.
Bảng câu hỏi và danh sách công ty khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát.
Kính chào Anh/ Chị
Tôi là Dương Lê Diễm Huyền – học viên khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Hiện tại tôi đang thực hiện luận văn với đề tài :” Một số giải pháp hoàn thiện về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ”. Kính mong Anh Chị dành ít thời gian quý báu để trả lời một số câu hỏi sau đây. Tất cả ý kiến của Anh Chị đều được bảo mật và rất có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Anh Chị. Xin chân thành cảm ơn!
Anh Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
Họ và tên Anh/Chị
Tên doanh nghiệp Anh/ Chị
Địa chỉ doanh nghiệp
Email Anh/Chị
Loại hình doanh nghiệp (có thể chọn nhiều loại hình nếu doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh đa dạng)
Sản xuất (8)
Thương mại (9)
Dịch vụ (15)
Lớn (Tổng nguồn vốn >100 tỷ đồng, riêng đối với doanh nghiệp Thương mại & Dịch vụ > 50 tỷ đồng) (14)
Vừa (Tổng nguồn vốn 20-100 tỷ đồng, riêng đối với doanh nghiệp Thương mại & Dịch vụ 10-50 tỷ đồng) (11)
Nhỏ (Tổng nguồn vốn <20 tỷ đồng, riêng đối với doanh nghiệp Thương mại & Dịch vụ <10 tỷ đồng) (05)
Câu 1. Theo Anh/Chị, giá trị hợp lý là yêu cầu nhất thiết để đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính?
Cần thiết, rất quan trọng (18)
Chỉ cần thiết đối với các công ty quy mô lớn (9)
Không cần thiết (3)
Khác
Câu 2. Anh/Chị hiểu giá trị hợp lý là ?
Giá thị trường (8)
Giá xác định dựa trên thị trường (20)
Giá gốc (2)
Không hiểu (0)
Khác
Câu 3. Anh/Chị có biết đến các yêu cầu về ghi nhận giá trị hợp lý đối với một số khoản mục kế toán trên báo cáo tài chính Việt Nam ?
Có (8)
Không (22)
Câu 4. Công ty Anh/Chị có ghi nhận giá trị hợp lý đối với một số khoản mục kế toán trên báo cáo tài chính Việt Nam không ?
Có (5)
lấy TSCĐ khác không tương tự được ghi nhận theo?
Theo giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán của công ty trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản trả thêm hoặc nhận về (7)
Theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
(21)
Theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về được khảo sát giá trên thị trường (2)
Khác
Câu 6.Theo Anh/Chị TSCĐ được tài trợ, biếu tặng, góp vốn được ghi nhận theo?
Theo giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán của công ty tài trợ, biếu tặng, góp vốn (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (21)
Theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về (9)
Khác
Câu 7. Theo Anh/Chị TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo?
Giá trị hợp lý của tài sản thuê (19)
Hiện giá của khoản tiền thuê phải trả (11)
Khác
Câu 8. Theo Anh/Chị tài sản và nợ phải trả khi hợp nhất kinh doanh ghi nhận theo?
GTHL cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh (25)
Giá trị trên sổ sách cộng các chi phí liên quan đến việc hợp nhất kinh doanh (5)
Khác
Câu 9.Theo Anh/Chị tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính của công ty được ghi nhận theo?
Giá trị phân bổ (0)
Khác
Danh sách công ty khảo sát.
STT TÊN ĐỊA CHỈ QUY MÔ HÌNH LOẠI
1. Công ty TNHH Phát
Triển Hạ Tầng Di Động 25/16 Đường số 3, KP2, P.Bình An, Q.2, TP. HCM Lớn Dịch vụ 2. Công ty Cổ phần Sài
Gòn Hoả Xa 275C Phạm Ngũ Lão, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM
Lớn Dịch vụ Xây dựng 3. Công ty Cổ phần Licogi
16.5 KCN Nhơn Trạch 1, đường số 2, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
Lớn Đầu tư, xây dựng 4. Công ty TNHH Dầu
Nhờn Total Việt Nam 111 A Pasteur, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Lớn Sản xuất 5. Viet Nam Airlines
Engineering Company A75 Trường Sơn, P.02, Q. Tân Bình, TP.HCM Lớn Dịch vụ 6. Công ty CP Kết Cấu
Kim Loại Và Lắp Máy Dầu Khí
02 Nguyễn Hữu Cảnh,
P.TN, TP. Vũng Tàu Lớn Sản xuất 7. Công ty TNHH BBraun
Việt Nam Cụm Công Nghiệp Thanh Oai, Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
Lớn Thương
mại 8. Công ty TNHH MTV
Dược Sài Gòn Sapharco 18- 20 Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q.04, TP.HCM Lớn Thương mại 9. Công ty Cổ phần Dược
phẩm Vimedimex 246 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM Lớn Thương mại 10. Công ty Cổ phần Viễn
Thông FPT Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM
Lớn Dịch vụ 11. Công ty Cổ phần Kerry
Chuyển phát nhanh Hợp Nhất Hòa, P.12, Q.Tân Bình, TP. HCM 13. Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Bến Thành 186-188 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM Lớn mại, dịch Thương vụ, đầu tư 14. Công ty Cổ phần Chăn
nuôi C.P Việt Nam Số 2 đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Biên Hòa, Đồng Nai Lớn Sản xuất 15. Công ty CP Lốp Xe
Việt 190 Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM Vừa mại, dịch Thương vụ 16. Công ty CP Thức Ăn
Thuỷ Sản Vĩnh Hoàn 1 QL 30, Cụm CN Thanh Bình, Thanh Bình, Đồng Tháp
Vừa Sản xuất 17. Công ty TNHH MTV
Cà phê Chư Quynh Thôn 8-Eaning-Cư Kuin- Dak Lak Vừa Sản xuất 18. Công ty Quản Lý và Kỹ
Thuật SMS Việt Nam 182 Lê Đại Hành, P.15,Q.11, TP.HCM Vừa Dịch vụ 19. Công ty TNHH Giống
Cây Trồng Trường Phúc
127 Lê Thị Hồng Gấm,
TP.BMT, Dak Lak Vừa Thương mại 20. Công ty Cổ phần BMC Lô mb 12, KCN Đức Hoà 1,
Đức Hoà, Long An Vừa Sản xuất, thương mại 21. Công ty Cổ phần
Truyền Thông Thiết Bị Giáo Dục Dân Xuân
Tầng trệt, Cao ốc A, Ngô
Gia tự, P.03, Q.10 Vừa mại, dịch Thương vụ 22. Công ty TNHH Unimax
Việt Nam 140 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Q.01, TP.HCM Vừa Dịch vụ 23. Công ty TNHH
Ortholite Việt Nam KP 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Vừa Sản xuất 24. Công ty Cổ phần Công
Nghệ MVM 742/8 Nguyễn Kiệm, P.04, Q.Phú Nhuận TP.HCM Vừa Thương mại 25. Công ty TNHH Tin học
Vina Bình Dương 27. Công ty TNHH Cơ Khí
Nhựa Bình Đông Hưng 93 Nguyễn Tất Thành , P.13, Q.4, TP.HCM Nhỏ Sản xuất 28. Công ty TNHH
SoriMachi Việt Nam 261 Nguyễn Trọng Tuyển,P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Nhỏ Dịch vụ 29. Công ty TNHH Đường
Về Châu Á 51 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, TP HCM Nhỏ Dịch vụ 30. Công ty TNHH FPS
Mua và bán ở
Ví dụ minh họa: thị trường chính
Công ty P nắm giữ tài sản được giao dịch trên 3 thị trường sau:
Thị trường A Thị trường B Thị trường C
Lượng giao dịch ( hàng năm ) 30.000 12.000 6.000
Lượng giao dịch ( hàng tháng) 30 12 10 Giá 50 48 53 Chi phí vận chuyển (3) (3) (4) Giá trị hợp lý 47 45 49 Chi phí giao dịch (1) (2) (2) Giá trị thuần 46 43 47
Thị trường chính cho tài sản trong ví dụ này là thị trường A vì có khối lượng giao dịch nhiều nhất, nhưng thị trường thuận lợi nhất là thị trường C vì có giá trị thuần cao nhất.
Công ty P dựa trên giá trị hợp lý trên thị trường A khi thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi thị trường là có sẵn và công ty P có thể tiếp cận thị trường A. Giá được thiết lập từ các thị trường mặc dù công ty P không giao dịch trên thị