Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 66)

GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.3.1. Mục tiêu.

Chỉnh sửa quy định trong Luật kế toán và chuẩn mực chung để tạo một khuôn mẫu lý thuyết vững chắc làm cơ sở cho việc chỉnh sửa quy định của các chuẩn mực liên quan, đồng thời ban hành chuẩn mực đo lường GTHL và những chuẩn mực liên

quan để từng bước hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo xu hướng hội tụ kế toán quốc tế.

3.3.2. Giải pháp thực hiện

3.3.2.1.Chỉnh sửa Luật kế toán và chuẩn mực chung.

 Theo điều 7 Luật kế toán qui định “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Nhận xét: Qui định này chỉ đề cập đến việc ghi nhận ban đầu giá trị của tài sản theo giá gốc mà không đề cập đến nợ phải trả, và cũng không được đánh giá lại giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Kiến nghị: dưới Luật kế toán là Chuẩn mực chung được coi là khuôn mẫu lý thuyết, cho nên tác giả đề xuất trong Luật kế toán chỉ đề cập “ Nguyên tắc kế toán áp dụng trong việc ghi nhận và trình bày BCTC, doanh nghiệp sẽ tuân thủ trong quy định của Chuẩn mực chung” mọi nguyên tắc kế toán trong Luật kế toán sẽ đưa vào Chuẩn mực chung.

 Theo VAS 01 “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo GTHL của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.

Nhận xét: VAS 01 chỉ đề cập đến việc ghi nhận tài sản trong ghi nhận ban đầu, không đề cập đến nợ phải trả và việc đánh giá lại tài sản, nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu.

Kiến nghị: đối chiếu với khuôn mẫu lý thuyết IASB , tác giả đề xuất VAS 01 nên được điều chỉnh lại như sau:

 Ghi nhận ban đầu theo giá gốc: tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương tiền phải trả hoặc GTHL của các khoản thanh toán để có được tài sản tại thời điểm mua tài sản. Nợ phải trả được ghi nhận theo số tiền nhận được để đổi lấy nghĩa vụ. Trong một số trường hợp, nợ phải trả được ghi theo số tiền hay tương đương tiền phải trả để hoàn thành nghĩa vụ trong một hoạt động kinh doanh bình thường.

 Sau ghi nhận ban đầu: tài sản, nợ phải trả có thể được ghi nhận theo mô hình giá gốc hay mô hình đánh giá lại nếu giá trị đánh giá lại được xác định một cách đáng tin cậy. Giá trị đánh giá lại có thể là GTHL, giá trị thuần có thể thực hiện được.

Vì sử dụng mô hình đánh giá nếu giá trị đánh giá lại được xác định đáng tin cậy nên bổ sung đặc điểm chất lượng thông tin là “ có thể kiểm chứng” ,“ nội dung quan trọng hơn hình thức” .Thuật ngữ này được hiểu như sau:

 Có thể kiểm chứng: thông tin có thể kiểm chứng khi các quan sát viên độc lập và có đủ kiến thức có thể nhất trí rằng:

o Thông tin trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốn trình bày mà không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu hoặc

o Các phương pháp ghi nhận/đánh giá đã chọn được áp dụng không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.

 Nội dung quan trọng hơn hình thức: để phản ánh trung thực các nghiệp vụ và sự kiện, phải trình bày chúng đúng bản chất chứ không chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý.

3.3.2.2.Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý.

Về cơ bản, phương pháp giá gốc vẫn là phương pháp chính trong hệ thống kế toán Việt Nam. Các phương pháp tính giá hiện hành, giá thị trường…chỉ được xây dựng cơ bản về mặt khái niệm chứ chưa có cơ sở áp dụng thực tiễn. Đặc biệt hiện nay trên thế giới, GTHL phát triển mạnh mẽ và được đông đảo các chuyên gia trong

ngành ủng hộ. Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13” Đo lường giá trị hợp lý” cũng được xây dựng, đã và đang được đưa vào áp dụng để xác định giá trị các công cụ tài chính, công cụ phái sinh, các thương vụ mua bán, sáp nhập…

Vì vậy Bộ Tài Chính khi ban hành chuẩn mực kế toán về đo lường GTHL nên đề cập đến các nội dung đã nêu ở phần 1.2.2. Cụ thể:

Phân chia cấp bậc GTHL

Dữ liệu đầu vào cấp độ 1: GTHL của tài sản, nợ phải trả được niêm yết trên thị trường hoạt động. Giá niêm yết trên thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất nên không được điều chỉnh. Ví dụ: giá cổ phiếu được niêm yết trên thị trường Hose, HNX.

Dữ liệu đầu vào cấp độ 2: GTHL của tài sản, nợ phải trả không được giao dịch trên thị trường hoạt động. Ví dụ: giá cổ phiếu chưa được niêm yết trên Hose, HNX

Dữ liệu đầu vào cấp độ 3: GTHL của tài sản, nợ phải trả được xác định dựa vào những giả định và ước tính nội bộ của doanh nghiệp.

Áp dụng các phương pháp xác định GTHL

Nếu có giá tham chiếu của tài sản, nợ phải trả hoặc giá của tài sản, nợ phải trả tương tự đã được giao dịch gần nhất thì áp dụng phương pháp thị trường. Nếu không có giá tham chiếu thì doanh nghiệp sẽ sử dụng 3 phương pháp (nếu có thể), sau đó doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào cho kết quả đáng tin cậy nhất để ghi nhận.

 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác: áp dụng phương pháp thị trường, phương pháp chi phí.

 TSCĐ vô hình mua từ sáp nhập doanh nghiệp, TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng, TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi : áp dụng phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí.

- Giá trị của tài sản, nợ phải trả theo giá gốc. - Giá trị của tài sản, nợ phải trả theo GTHL.

- Ảnh hưởng của việc ghi nhận GTHL đến lợi nhuận/ lỗ trong kỳ.

- Phương pháp xác định giá trị tài sản, nợ phải trả (bao gồm cơ quan thẩm định tài sản).

- Nếu thay đổi phương pháp xác định GTHL, doanh nghiệp phải thuyết minh điều này và lý do thay đổi phương pháp.

- Dữ liệu đầu vào và những giả định để xác định giá trị tài sản, nợ phải trả.

3.3.2.3. Hoàn thiện các quy định về sử dụng GTHL trong các chuẩn mực đã ban hành.

Đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề cần hoàn thiện trong định giá đối với TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, BĐSĐT.

 Đối với VAS 03 “TSCĐ hữu hình”

TSCĐ hữu hình được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, KH luỹ kế và giá trị còn lại, không được đánh giá lại trừ khi có quy định của nhà nước.

Đối chiếu với IAS 16” Nhà xưởng, máy móc, thiết bị” tác giả đề nghị chuẩn mực nên bổ sung những nội dung sau:

 Sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình có thể được ghi nhận theo giá gốc hay GTHL. GTHL được sử dụng trong trường hợp đơn vị lựa chọn phương pháp đánh giá lại, nếu GTHL được xác định đáng tin cậy; TSCĐ hữu hình được xác định bằng GTHL trừ KH lũy kế và giảm giá trị tài sản.

 Nếu tài sản được đánh giá tăng: giá trị tài sản tăng sẽ được ghi nhận vào chênh lệch đánh giá lại tài sản. Nếu tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đã được ghi nhận vào chi phí thì giá trị tăng lần này được ghi nhận là thu nhập.

 Nếu tài sản được đánh giá giảm: giá trị tài sản giảm được ghi nhận vào chi phí. Nếu tài sản trước đó đã đánh giá tăng thì số lỗ này sẽ được ghi giảm vào chênh lệch đánh giá lại tài sản, phần còn lại mới được ghi nhận vào chi phí.  Phương pháp hạch toán

Nếu tài sản được đánh giá tăng: giá trị được ghi nhận là giá trị chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL

Nợ TK 211

Có TK 412

Nếu tài sản được đánh giá giảm: giá trị được ghi nhận là giá trị chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL

Nợ TK 811

Có TK 211

 TSCĐ hữu hình được đánh giá lại phải thuyết minh thêm những thông tin sau:

o Ngày đánh giá lại tài sản.

o Tổ chức thực hiện việc đánh giá lại tài sản.

o Phương pháp và các giả định ước tính để xác định GTHL.

o Cấp độ GTHL của tài sản được xác định trực tiếp bằng các dữ liệu đầu vào quan sát được trên thị trường hoạt động hoặc giá trị của tài sản trong những giao dịch gần nhất.

o Giá trị tài sản được ghi nhận theo mô hình giá gốc.

Ví dụ: Công ty A có số liệu giả định tại ngày 31/12/201X của 1 máy móc thiết bị như sau:

- Giá gốc 20 tỷ đồng, thời gian KH là 10 năm.

- Giá trị hao mòn lũy kế là 2 tỷ đồng, giá trị còn lại là 18 tỷ đồng. - Sau khi đánh giá lại, giá trị của tài sản này là 22 tỷ đồng

Đvt: tỷ đồng Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại

Giá gốc 20 2 18

GTHL 22 2,2 19,8

Chênh lệch đánh giá lại TS 2 0,2 1,8

Nợ TK 211 2 tỷ đồng

Có TK 2141 0,2 tỷ đồng Có TK 412 1,8 tỷ đồng

Giả định tại ngày 31/12/201X+1, giá trị của máy móc thiết bị đó được đánh giá lại là 17 tỷ đồng.

Đvt: tỷ đồng Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại

Giá gốc 20 4 16

GTHL 17 3,4 13,6

Chênh lệch đánh giá lại TS (3) (0,6) (2,4)

Do trước đó giá trị tài sản này vào ngày 31/12/201X đã đánh giá tăng là 2 tỷ đồng, đến ngày 31/12/201X+1 được đánh giá giảm 3 tỷ đồng, vì vậy 2 tỷ đồng sẽ được ghi giảm vào tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, 1 tỷ đồng sẽ được ghi nhận là chi phí.

Nợ TK 412 2 tỷ đồng Nợ TK 2141 0,2 tỷ đồng Nợ TK 811 1 tỷ đồng

Có TK 211 3 tỷ đồng  Đối với VAS 04 “TSCĐ vô hình”

Đối chiếu với IAS 38 “ Tài sản vô hình“ tác giả đề nghị chuẩn mực nên bổ sung những nội dung sau:

 Sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình được đánh giá lại, được xác định bằng GTHL tại ngày đánh giá trừ KH lũy kế và giảm giá trị tài sản. GTHL được xác định dựa trên thị trường hoạt động. Việc xác định GTHL phải được thực hiện thường xuyên để giá trị tài sản trên sổ sách không khác biệt với GTHL.  Nếu việc đánh giá lại TSCĐ vô hình không thực hiện được vì không có thị

trường hoạt động, TSCĐ vô hình sẽ được ghi nhận theo giá gốc trừ KH lũy kế và giảm giá trị tài sản.

Ghi nhận đánh giá tăng, giảm tài sản: tương tự chuẩn mực TSCĐ hữu hình. Phương pháp hạch toán: tương tự chuẩn mực TSCĐ hữu hình.

TSCĐ vô hình được đánh giá lại phải thuyết minh thêm những thông tin sau:  Ngày đánh giá lại tài sản.

 Giá trị của tài sản được đánh giá lại.

 Phương pháp và những giả định liên quan đến việc xác định GTHL của tài sản.

 Đối với VAS 05 ”Bất động sản đầu tư”

Tác giả đề nghị VAS 05 “Bất động sản đầu tư" nên bổ sung những nội dung như đề cập ở phần 1.3.1.3- IAS 40 “Bất động sản đầu tư“.

Phương pháp hạch toán:  Đánh giá lại BĐSĐT cuối kỳ

Nợ TK 217 Có TK 711

Nếu BĐSĐT được đánh giá giảm: chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL

Nợ TK 811

Có TK 217

 Trường hợp chuyển đổi BĐSĐT sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng. Nếu GTHL lớn hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 211, 213 : GTHL

Nợ TK 2147 : KH theo giá trị ghi sổ Có 2141 : KH theo GTHL Có TK 217 : giá trị ghi sổ

Có TK 412 :chênh lệch giữa GTHL và giá trị ghi sổ sau khi trừ KH

Nếu GTHL nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 811 :chênh lệch giữa GTHL và giá trị ghi sổ sau khi trừ KH Nợ TK 211, 213 : GTHL

Nợ TK 2147 : KH theo giá trị ghi sổ Có 2141 : KH theo GTHL Có TK 217 : giá trị ghi sổ

 Trường hợp chuyển đổi BĐSĐT sang hàng hóa bất động sản. Nếu GTHL lớn hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 157 : GTHL

Nợ TK 2147 : KH theo giá trị ghi sổ Có TK 217 : giá trị ghi sổ

Nếu GTHL nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 811 : chênh lệch giữa GTHL và giá trị ghi sổ sau khi trừ KH Nợ TK 2147 : KH theo giá trị ghi sổ

Nợ TK 157 : GTHL

Có TK 217 : giá trị ghi sổ

 Trường hợp chuyển đổi bất động sản chủ sở hữu sử dụng sang BĐSĐT. Nếu GTHL lớn hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 217 : GTHL

Nợ TK 2141, 2143 : KH theo giá trị ghi sổ Có TK 211, 213 : giá trị ghi sổ

Có TK 2147 :KH theo GTHL

Có TK 412 : chênh lệch giữa GTHL và giá trị ghi sổ sau khi trừ KH

Nếu GTHL nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 811 : chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL Nợ TK 217 : GTHL

Nợ TK 2141, 2143 : KH theo giá trị ghi sổ Có TK 211, 213 : giá trị ghi sổ Có TK 2147 :KH theo GTHL

 Trường hợp chuyển đổi từ hàng hóa bất động sản sang BĐSĐT. Nếu GTHL lớn hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 217 : GTHL

Có TK 157 : giá trị ghi sổ

Nếu GTHL nhỏ hơn giá trị ghi sổ

Nợ TK 811 : chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL Nợ TK 217: GTHL

Có TK 157 : giá trị ghi sổ Thuyết minh

- Áp dụng theo mô hình giá gốc hay mô hình GTHL.

- Các phương pháp và giả định quan trọng được áp dụng trong việc xác định GTHL của BĐSĐT, bao gồm cả việc xác định GTHL dựa trên những bằng chứng trên thị trường hay các yếu tố khác do đặc tính của tài sản và thiếu thông tin so sánh từ thị trường.

- Việc định giá GTHL của BĐSĐT được tổ chức định giá độc lập được công nhận và thẩm định viên phải có chuyên môn, kinh nghiệm về BĐSĐT được định giá. Nếu việc định giá không đáp ứng những điều kiện đó thì doanh nghiệp phải thuyết minh điều này.

- Ghi nhận lãi hay lỗ từ việc cho thuê BĐSĐT, chi phí hoạt động trực tiếp ( bao gồm cả chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ BĐSĐT tạo ra thu nhập cho thuê hoặc không tạo ra thu nhập cho thuê trong kỳ.

Mô hình GTHL

- BĐSĐT tăng và những thuyết minh riêng từ việc mua lại. - BĐSĐT tăng do hợp nhất kinh doanh.

- Lãi hoặc lỗ do việc điều chỉnh GTHL.

- Chênh lệch tỷ giá do việc chuyển đổi BCTC sang đơn vị tiền tệ khác, hoặc do chuyển đổi từ báo cáo hoạt động kinh doanh ở nước ngoài sang đơn vị tiền tệ khác của doanh nghiệp.

- Chuyển đổi qua lại giữa hàng hóa bất bộng sản và bất động sản chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)