Giai đoạn năm 2001 đến nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 41)

Giai đoạn từ những năm 2001 đến 2005, là giai đoạn phát triển nhất của hệ thống kế toán từ trước đến nay, thể hiện qua việc Bộ Tài Chính lần lượt ban hành 26 chuẩn mực kế toán (bắt đầu từ năm 2001) trong đó có đưa ra qui định về một số loại giá như: giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá, GTHL ; và trong Luật kế toán (năm 2003) giá gốc được coi là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng

thái sẵn sàng sử dụng”, trong chuẩn mực chung “tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo GTHL của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.

Năm 2006, Bộ Tài Chính liên tiếp ban hành 2 quyết định: quyết định 15/2006/QĐ-BTC (ngày 20/03/2006) ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và quyết định 48/2006/QĐ-BTC ( ngày 14/09/2006) ban hành chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đánh dấu bước tổng hợp và hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Nhìn chung trong giai đoạn này, kế toán Việt Nam nói chung và vấn đề định giá trong kế toán nói riêng đã không ngừng được cải thiện theo hướng phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn những khác biệt đáng kể, đặc biệt trong vấn đề định giá kế toán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 41)