Qui định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 32)

“ IFRS cho phép ghi nhận GTHL trong 4 trường hợp sau:

 Đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu.

 Phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành.

 Đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu.

 Sử dụng trong đánh giá sự suy giảm của tài sản“ ( David Cairns, 2006) 1.3.1.1. Đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu

 IAS 16 “ Nhà xưởng, máy móc, thiết bị“: nhà xưởng, máy móc, thiết bị được trao đổi để lấy tài sản khác.

 IAS 17“Thuê tài sản“: tài sản và nợ phải trả trong hợp đồng thuê tài chính của bên thuê (trừ khi GTHL cao hơn hiện giá và khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu)

 IAS 18 “Doanh thu“: các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

 IAS 38“ Tài sản vô hình: tài sản vô hình được trao đổi để lấy tài sản khác.  IAS 39“Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá“: tài sản tài chính hay nợ

tài chính.

 IAS 41“Nông nghiệp“: tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp.

 IFRS 1“Áp dụng lần đầu các chuẩn mực BCTC“: nhà xưởng, máy móc, thiết bị tại thời điểm chuyển đổi.

 IFRS 2“Thanh toán dựa trên cổ phiếu“: hàng hóa, dịch vụ hay công cụ vốn trong giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu.

 IFRS 3“ Hợp nhất kinh doanh“: tài sản, nợ phải trả, công cụ vốn phát sinh do hợp nhất.

1.3.1.2. Phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành

 IAS 32“ Công cụ tài chính: trình bày“: thành phần nợ phải trả trong công cụ tài chính phức hợp.

 IFRS 3“ Hợp nhất kinh doanh“: tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng của bên được mua tại ngày hợp nhất.

1.3.1.3. Đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu

 IAS 16“ Nhà xưởng, máy móc, thiết bị“: sau ghi nhận ban đầu nhà xưởng, máy móc, thiết bị có thể được ghi nhận theo giá gốc hay GTHL. Giá đánh giá lại phải là GTHL tại ngày đánh giá trừ đi khấu hao (KH) lũy kế và các khoản lỗ do giảm giá trị tài sản.

- Khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản thì số chênh lệch này cần được ghi tăng vào khoản mục chênh lệch đánh giá tăng tài sản mục thặng dư đánh giá lại trong phần lợi nhuận tổng hợp khác. Nếu tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi là thu nhập. - Ngược lại, khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì sẽ ghi nhận

khoản giảm đó vào chi phí. Tuy nhiên nếu trước đó tài sản đã được đánh giá tăng thì số lỗ này phải được ghi giảm chênh lệch đánh giá tăng tài sản trong phần lợi nhuận tổng hợp khác, phần còn lại mới được ghi nhận là chi phí.

 IAS 28“ Đầu tư vào công ty liên kết“: khoản đầu tư không còn là khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ được ghi nhận theo GTHL.

 IAS 31“Lãi trong các khoản góp vốn liên doanh“: giá trị khoản đầu tư khi đơn vị không còn là thực thể đồng kiểm soát sẽ được ghi nhận là GTHL của tài sản tài chính phù hợp với IAS 39.

 IAS 38“ Tài sản vô hình“: sau ghi nhận ban đầu tài sản vô hình có thể được ghi nhận theo giá gốc hay GTHL. GTHL được sử dụng trong trường hợp đơn vị lựa chọn phương pháp đánh giá lại, được xác định bằng GTHL trừ KH lũy kế và giảm giá trị tài sản.

- Nếu việc đánh giá lại tài sản vô hình không thực hiện được vì không có thị trường hoạt động, TSCÐ vô hình sẽ được ghi nhận theo giá gốc trừ KH lũy kế và giảm giá trị tài sản.

- Việc ghi nhận đánh giá tăng, giảm tài sản tương tự với chuẩn mực IAS 16“ Nhà xưởng, máy móc, thiết bị“

 IAS 39“Công cụ tài chính:ghi nhận và đo lường“:tài sản tài chính sẽ được ghi nhận theo GTHL (nợ tài chính được ghi nhận theo giá trị phân bổ)

 IAS 40“Bất động sản đầu tư“: sau ghi nhận ban đầu BĐSĐT có thể được ghi theo mô hình giá gốc hay GTHL.

- Khoản lãi hay lỗ từ việc ghi nhận theo GTHL sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- GTHL của BĐSĐT phải phản ánh được tình hình thị trường vào cuối năm tài chính.

- Đối với BĐSĐT được ghi nhận theo mô hình GTHL, chuyển sang bất động sản chủ sở hữu hoặc hàng hóa bất động sản sẽ được ghi nhận phù hợp với IAS 16, IAS 02 là GTHL tại ngày chuyển đổi mục đích sử dụng, được ghi nhận theo GTHL tại ngày chuyển đổi.

- Chuyển đổi bất động sản chủ sở hữu sử dụng sang BĐSĐT sẽ được ghi nhận theo GTHL, doanh nghiệp sẽ hạch toán phù hợp với IAS 16 tại ngày chuyển đổi. Doanh nghiệp ghi nhận sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và GTHL như là việc đánh giá lại tài sản phù hợp với IAS 16. - Chuyển từ hàng hóa bất động sản sang BĐSĐT bất kỳ sự chênh lệch

giữa GTHL của BĐSĐT tại ngày đo lường và giá trị ghi sổ trước đó sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Khi doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng hoặc sửa chữa BĐSĐT của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận theo GTHL, tất cả sự chênh lệch giữa GTHL của BĐSĐT tại ngày đo lường và giá trị ghi sổ trước đó sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

1.3.1.4. Sử dụng trong đánh giá sự suy giảm của tài sản Trong IAS 36 quy định: Trong IAS 36 quy định:

 Nhà xưởng, máy móc, thiết bị ( IAS 16), Bất động sản đầu tư (IAS 40), tài sản sinh học (IAS 41), các khoản đầu tư vào công ty liên kết (IAS 28), vốn góp liên doanh (IAS 31) : giá trị thu hồi là giá trị lớn hơn giữa giá trị sử dụng và GTHL sau khi trừ chi phí chi phí để bán.

 Hàng tồn kho ( IAS 2): giá trị thu hồi là giá trị thuần có thể thực hiện được  Các khoản phải thu trong hợp đồng cho thuê tài chính ( IAS 17), các khoản

đầu tư giữ đến ngày đáo hạn ( IAS 39), các khoản cho vay và phải thu (IAS 39): giá trị thu hồi là hiện giá của dòng tiền trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ lãi suất thực tế.

 Hợp đồng xây dựng (IAS11): giá trị thu hồi là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn của hợp đồng.

 Các khoản tương đương tiền, công cụ tài chính phái sinh, tài sản tài chính sẵn sàng bán ( IAS 39): giá trị thu hồi là giá trị hợp lý.

1.3.2. Qui định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Malaysia

Malaysia là quốc gia có gần gũi với Việt Nam về văn hóa và địa lý, có thị trường chứng khoán phát triển đồng thời cũng công bố kế hoạch hội tụ với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho nên tác giả chọn Malaysia để học hỏi kinh nghiệm vận dụng GTHL trong hệ thống kế toán.

Malaysia lựa chọn mô hình hội tụ từng phần, áp dụng giống hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực đo lường GTHL nói riêng, trong đó các công ty niêm yết sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và các công ty không niêm yết và quy mô nhỏ sẽ áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hiện hành.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Dựa trên việc tìm hiểu quy định GTHL trong chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Malaysia ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau cho Việt Nam:

 Chuẩn mực được xây dựng và trình bày một cách hệ thống và logic, bên cạnh phần nội dung chuẩn mực luôn có phần phụ lục hướng dẫn cụ thể, các thay đổi liên quan sẽ được trực tiếp điều chỉnh trong chuẩn mực nhằm tránh tình trạng cồng kềnh văn bản. Điều này có thể đưa vào ứng dụng cho việc ban hành nội dung chuẩn mực tại Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam dưới chuẩn mực là các thông tư hướng dẫn, việc sửa đổi, bổ sung sẽ được trình bày trên các thông tư riêng biệt làm nên một hệ thống thông tư cồng kềnh, phức tạp gây khó khăn cho việc tự tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hoá.  Chuẩn mực đo lường GTHL tại Malaysia được xây dựng với nội dung và kết

cấu tương tư như chuẩn mực quốc tế, điều này góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và so sánh.

 Hệ thống chuẩn mực của Malaysia đã hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt nội dung như GTHL được áp dụng trong các trường hợp: ghi nhận ban đầu, phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành, sau ghi nhận ban đầu và sử dụng trong đánh giá suy giảm tài sản.

 Các cuộc tranh luận về kế toán GTHL trên thế giới luôn xoay quanh về tính thích hợp và tính đáng tin cậy của GTHL, ở Việt Nam thị trường hoạt động chưa phát triển, cho nên sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy đến việc xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả. Để tránh điều này, Việt Nam cần từng bước hoàn thiện thị trường hoạt động trước khi ban hành chuẩn mực đo lường GTHL.

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA XUNG QUANH VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ HỢP LÝ

Thông tin được coi là thích hợp khi nó có khả năng thay đổi quyết định của người sử dụng, giúp cho người đọc đánh giá được quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc xác nhận ,điều chỉnh các đánh giá trước đây ( Poon, 2004).

Tính đáng tin cậy được định nghĩa bởi FASB: thông tin không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ảnh trung thực vấn đề cần trình bày. GTHL là giá đầu ra, được ước tính trong điều kiện thị trường bình thường và không có sự ràng buộc. Đây là tình huống khi khoảng ước tính GTHL chắc chắn liên quan đến những dự đoán của dòng tiền trong tương lai và lựa chọn tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các khoảng ước tính này phụ thuộc vào các giả định của nhà quản lý cho nên có thể tồn tại những che dấu những tính toán nhầm lẫn và cách tính toán. FASB thừa nhận rằng một số vấn đề quan trọng đo lường phải được giải quyết và họ đang phát triển các hướng dẫn về ước tính GTHL và thiết lập kiểm soát phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng các ước tính là một phần thiết yếu của việc chuẩn bị lập BCTC, ví dụ: việc sử dụng phổ biến các ước tính kế toán lương hưu ( Poon, 2004).

Nếu thị trường hoàn hảo và minh bạch, thì kế toán GTHL sẽ là thông tin đáng tin cậy và hữu ích trong việc hỗ trợ việc ra quyết định của người sử dụng. Tuy nhiên, vì nhiều tài sản và nợ phải trả không có thị trường hoạt động, dữ liệu đầu vào và các phương pháp ước tính GTHL dựa vào tính chủ quan do đó việc định giá ít đáng tin cậy hơn ( Bies, 2005).

1.4.1. Một số lý luận chỉ trích kế toán giá trị hợp lý Về tính thích hợp và đáng tin cậy Về tính thích hợp và đáng tin cậy

 GTHL không thích hợp và làm người ta nhận thức sai về những tài sản được nắm giữ trong thời gian dài. Họ cho rằng mức giá có thể bị xuyên tạc do thị trường không hiệu quả. GTHL dựa trên những mô hình không đáng tin cậy và gây tác động xấu đến hệ thống tài chính (Laux&Leuz,2009).

 Mô hình kế toán GTHL thì thích hợp hơn trong các trường hợp nhưng giá thị trường thì luôn thay đổi vì vậy rất khó để xác định. Với những thông tin bất cân xứng trên thị trường Laux và Leuz hi vọng các qui định về kế toán GTHL có thể hạn chế những sai lệch này (Laux&Leuz,2009).

 Kế toán GTHL và việc tài sản bị thổi phồng giá trị cho phép các ngân hàng gia tăng tác động đòn bẩy của họ và làm tăng lợi nhuận trong giai đoạn bùng nổ, điều này khiến cho hệ thống tài chính dễ tổn thương hơn và khủng hoảng tài chính nghiêm trọng hơn (Laux&Leuz,2009).

1.4.2. Một số lý luận ủng hộ kế toán giá trị hợp lý Về tính thích hợp Về tính thích hợp

Tính thích hợp cũng hoàn toàn phù hợp với GTHL, bởi vì GTHL của tài sản hay nợ phải trả có khả năng làm thay đổi quyết định của người sử dụng (Barth, 2010).

Về tính đáng tin cậy

 “Trung lập“ liên quan đến khái niệm GTHL, đặc tính “trung lập“ là việc đo lường GTHL của tài sản hay nợ phải trả không có sai lệch (Barth, 2010). Về tính kịp thời

 Những người ủng hộ cho rằng GTHL phản ánh tình hình thị trường hiện tại và vì thế cung cấp những thông tin kịp thời, do đó sẽ làm tăng tính minh bạch và thúc đẩy những hoạt động đúng đắn (Laux&Leuz,2009).

 Barth cho rằng GTHL có thể phản ánh một cách tốt hơn giá gốc về các đặc điểm chất lượng được qui định trong khuôn mẫu cho việc lập và trình bày BCTC. Nhà đầu tư quan tâm đến những thay đổi của GTHL trên báo cáo trong một thời kỳ vì GTHL phản ánh hiệu quả những biến động kinh tế giúp cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời ( Barth, 2010).

 Những người ủng hộ kế toán GTHL cho rằng nó không những cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tính chính xác về hồ sơ rủi ro của các ngân hàng mà còn góp phần ổn định tài chính cho các cổ đông và người gửi tiền, bởi vì dễ dàng xác định sự suy giảm trong an toàn và lành mạnh của ngân hàng ( Enria, Cappiello et al, 2004).

Về tính có thể so sánh

 GTHL có thể so sánh bởi vì bất kỳ tài sản hay nợ phải trả nào đều phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản hay nợ phải trả, không phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị nắm giữ tài sản hay nợ phải trả. GTHL nâng cao tính nhất quán bởi vì chúng phản ánh các thông tin cùng loại. GTHL mang tính kịp thời bởi vì chúng phản ánh những thay đổi của những điều kiện kinh tế khi những điều kiện thay đổi (Barth, 2006).

 Tính có thể so sánh là GTHL sẽ khác nhau cho các đối tượng kinh tế khác nhau và giống nhau đối với các đối tượng kinh tế giống nhau (Barth, 2010). Về tính chất có thể kiểm chứng

 Do sự đa dạng và phức tạp của các công cụ tài chính gia tăng vì thế cần phải kiểm chứng các khoảng ước tính GTHL. Tuy nhiên kiểm chứng việc định giá không nên dựa trên giá trên thị trường có thể quan sát được vì nó luôn thay đổi. Các nhà quản trị sẽ chọn các dữ liệu đầu vào và phương pháp tính khác nhau do đó kết quả sẽ khác nhau. Đôi khi việc ước tính dựa trên những phán đoán khác nhau nên rất khó khăn để kiểm chứng. Kiểm toán viên, người sử dụng BCTC bao gồm cả những nhà đầu tư cần phải chú trọng hơn vào sự hiểu biết như thế nào là tài sản, nợ phải trả và tính đáng tin cậy của việc định giá khi dựa trên chúng để ra quyết định (Bies, 2005).

Kết luận chương 1

Theo IASB, mục tiêu của BCTC là cung thông tin hữu ích làm nền tảng cho việc ra quyết định. Xuất phát từ quan điểm này BCTC phải phản ánh được điều kiện thị trường hiện tại và những thay đổi khi nền kinh tế thay đổi, cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời vì vậy GTHL được xem là xu hướng hiện nay trong kế toán.

GTHL không phải là vấn đề mới trong kế toán quốc tế, khái niệm GTHL đã xuất hiện từ rất lâu và hiện nay các quy định về GTHL đã có sự phát triển hoàn thiện và thống nhất khi IASB đã chính thức ban hành IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường GTHL) đã thiết lập một khuôn khổ chung cho kế toán GTHL, trong đó trình bày các nội dung: định nghĩa, phạm vi áp dụng, cấp bậc, các phương pháp xác định, thuyết minh GTHL.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)