Một số lý luận ủng hộ kế toán giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

Về tính thích hợp

Tính thích hợp cũng hoàn toàn phù hợp với GTHL, bởi vì GTHL của tài sản hay nợ phải trả có khả năng làm thay đổi quyết định của người sử dụng (Barth, 2010).

Về tính đáng tin cậy

 “Trung lập“ liên quan đến khái niệm GTHL, đặc tính “trung lập“ là việc đo lường GTHL của tài sản hay nợ phải trả không có sai lệch (Barth, 2010). Về tính kịp thời

 Những người ủng hộ cho rằng GTHL phản ánh tình hình thị trường hiện tại và vì thế cung cấp những thông tin kịp thời, do đó sẽ làm tăng tính minh bạch và thúc đẩy những hoạt động đúng đắn (Laux&Leuz,2009).

 Barth cho rằng GTHL có thể phản ánh một cách tốt hơn giá gốc về các đặc điểm chất lượng được qui định trong khuôn mẫu cho việc lập và trình bày BCTC. Nhà đầu tư quan tâm đến những thay đổi của GTHL trên báo cáo trong một thời kỳ vì GTHL phản ánh hiệu quả những biến động kinh tế giúp cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời ( Barth, 2010).

 Những người ủng hộ kế toán GTHL cho rằng nó không những cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tính chính xác về hồ sơ rủi ro của các ngân hàng mà còn góp phần ổn định tài chính cho các cổ đông và người gửi tiền, bởi vì dễ dàng xác định sự suy giảm trong an toàn và lành mạnh của ngân hàng ( Enria, Cappiello et al, 2004).

Về tính có thể so sánh

 GTHL có thể so sánh bởi vì bất kỳ tài sản hay nợ phải trả nào đều phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản hay nợ phải trả, không phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị nắm giữ tài sản hay nợ phải trả. GTHL nâng cao tính nhất quán bởi vì chúng phản ánh các thông tin cùng loại. GTHL mang tính kịp thời bởi vì chúng phản ánh những thay đổi của những điều kiện kinh tế khi những điều kiện thay đổi (Barth, 2006).

 Tính có thể so sánh là GTHL sẽ khác nhau cho các đối tượng kinh tế khác nhau và giống nhau đối với các đối tượng kinh tế giống nhau (Barth, 2010). Về tính chất có thể kiểm chứng

 Do sự đa dạng và phức tạp của các công cụ tài chính gia tăng vì thế cần phải kiểm chứng các khoảng ước tính GTHL. Tuy nhiên kiểm chứng việc định giá không nên dựa trên giá trên thị trường có thể quan sát được vì nó luôn thay đổi. Các nhà quản trị sẽ chọn các dữ liệu đầu vào và phương pháp tính khác nhau do đó kết quả sẽ khác nhau. Đôi khi việc ước tính dựa trên những phán đoán khác nhau nên rất khó khăn để kiểm chứng. Kiểm toán viên, người sử dụng BCTC bao gồm cả những nhà đầu tư cần phải chú trọng hơn vào sự hiểu biết như thế nào là tài sản, nợ phải trả và tính đáng tin cậy của việc định giá khi dựa trên chúng để ra quyết định (Bies, 2005).

Kết luận chương 1

Theo IASB, mục tiêu của BCTC là cung thông tin hữu ích làm nền tảng cho việc ra quyết định. Xuất phát từ quan điểm này BCTC phải phản ánh được điều kiện thị trường hiện tại và những thay đổi khi nền kinh tế thay đổi, cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời vì vậy GTHL được xem là xu hướng hiện nay trong kế toán.

GTHL không phải là vấn đề mới trong kế toán quốc tế, khái niệm GTHL đã xuất hiện từ rất lâu và hiện nay các quy định về GTHL đã có sự phát triển hoàn thiện và thống nhất khi IASB đã chính thức ban hành IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường GTHL) đã thiết lập một khuôn khổ chung cho kế toán GTHL, trong đó trình bày các nội dung: định nghĩa, phạm vi áp dụng, cấp bậc, các phương pháp xác định, thuyết minh GTHL.

Đây là cơ sở các quốc gia trong đó có Việt Nam có thể tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán trong việc đánh giá, ghi nhận và thuyết minh GTHL đối với tài sản và nợ phải trả trên BCTC.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 38)