Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 100)

Mục đích của Luận văn khi phân loại TKT thành những nhóm TKT khác nhau dựa theo biện pháp can thiệp, sức nghe, thời gian trị liệu, giới tính và tuổi là nhằm chỉ ra được khả năng phát âm PÂĐ của từng nhóm TKT khác

nhau và chỉ ra những tương quan so sánh về khả năng phát âm PÂĐ giữa từng nhóm TKT với nhau. Chúng tôi đánh giá khả năng phát âm của từng nhóm TKT, tìm ra những khả năng phát âm nổi trội ở từng nhóm TKT. Từ đó, chúng tôi đề xuất những phương pháp trị liệu ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm TKT; đề xuất những biện pháp trước và sau lâm sàng.

Căn cứ vào tình hình chung của TKT, chúng tôi đã tiến hành phân loại TKT thành các nhóm theo các tiêu chí - “các biến” sau:

- Phân loại theo biện pháp can thiệp: Phân loại TKT thành nhóm TKT cấy điện cực ốc tai và nhóm TKT đeo máy trợ thính.

- Phân loại theo sức nghe: Phân loại TKT thành nhóm TKT có sức nghe tốt hơn và nhóm TKT có sức nghe kém hơn.

- Phân loại theo thời gian trị liệu: Phân loại TKT thành nhóm TKT có thời gian trị liệu nhiều và TKT có thời gian trị liệu ít.

- Phân loại theo tuổi: phân loại TKT thành nhóm TKT lớn - trên 4 tuổi và nhóm TKT nhỏ - dưới 4 tuổi.

- Phân loại theo giới tính: phân loại TKT thành nhóm TKT TKT nhóm nữ và nhóm TKT nam.

Sau đó, chúng tôi tiến hành thống kê các lần phát âm PÂĐ của từng nhóm TKT, kết quả thu được như sau:

Nhóm TKT Phát âm đúng Phát âm bị thay thế bằng PÂ // Phát âm bị thay thế bằng PÂ khác Nam 141 61 113 Nữ 153 30 132 Lớn tuổi 161 50 104 Nhỏ tuổi 133 41 141 Được trị liệu 162 45 108

ngôn ngữ nhiều Được trị liệu ngôn ngữ ít 132 46 137 Đeo máy trợ thính 150 49 121 Cấy điện cực ốc tai 144 42 124 Nghe tốt 188 18 109 Nghe kém 106 73 136

Bảng 3.1: Thống kê số lượng các lần phát âm của các nhóm TKT (ĐVT: lần) Tiêu chí (Biến) Phát âm đúng Phát âm bị thay thế bằng âm // Phát âm bị thay thế bằng PÂ khác Giới 12 31 19 Tuổi 28 9 37 Biện pháp can thiệp 6 7 1 Thời gian trị liệu ngôn ngữ 30 1 29 Sức nghe sau can thiệp 82 55 27

Bảng 3.2: Bảng tính chênh lệch các trường hợp phát âm giữa từng nhóm TKT. (ĐVT: lần)

Qua hai bảng số liệu trên ta thấy:

- So sánh số liệu các lần phát âm PÂ giữa các nhóm TKT với nhau (bao gồm cả trường hợp phát âm đúng PÂ, phát âm PÂ bị thay thế bằng âm // và phát âm PÂ bị thay thế bằng PÂ khác) ta thấy:

+ Về trường hợp phát âm đúng PÂ: nhóm TKT có sức nghe tốt là nhóm có khả năng phát âm đúng nhiều PÂ nhất, với 188/294 lần phát âm

TKT lớn tuổi và nhóm TKT nữ. Số lần phát âm đúng lần lượt là 162/294 lần, chiếm 55,1%; 161/294 lần, chiếm 54,7 % và 153/294 lần, chiếm 52,1 %. Nhóm TKT có thời gian trị liệu ít và nhóm TKT nhỏ là những nhóm có số lần phát âm đúng ít nhất. Trong đó, nhóm TKT có thời gian trị liệu ít có 132/294 lần phát âm đúng, chiếm 44,8 %; nhóm TKT nhỏ có 133/294 lần phát âm đúng, chiếm 45,2 %.

+ Về trường hợp phát âm thay thế PÂ bằng PÂ khác: Nhóm TKT hay bị phát âm thay thế PÂ bằng PÂ khác nhiều nhất là nhóm TKT nhỏ, với 141/245 lần bị thay thế PÂ; nhóm TKT có thời gian trị liệu ít, với 137/245 lần bị thay thế PÂ và nhóm TKT có sức nghe kém với 136/245 lần bị thay thế PÂ. Nhóm TKT ít bị thay thế PÂ là nhóm TKT lớn tuổi, với 104/245 lần bị thay thế PÂ; nhóm TKT có thời gian trị liệu nhiều, với 108/245 lần bị thay thế PÂ và nhóm TKT nghe tốt hơn chỉ với có 109/245 lần bị thay thế PÂ.

+ Về trường hợp phát âm thay thế PÂ bằng âm //: Nhóm TKT hay bị phát âm thay thế PÂ bằng âm // nhất là nhóm TKT có sức nghe kém (73/91 lần), nhóm TKT nam (61/91 lần) , nhóm TKT cấy điện cực ốc tai (42/91 lần).

Như vậy, nhóm TKT có sức nghe tốt là nhóm có khả năng phát âm tốt nhất. Nhóm TKT có thời gian trị liệu nhiều, nhóm TKT lớn tuổi và nhóm TKT cấy điện cực ốc tai có chất lượng phát âm tốt hơn những nhóm TKT còn lại. Điều đó cho thấy “sức nghe” là điều kiện rất quan trọng, điều kiện cần, quyết định phần lớn khả năng nhận biết (nghe) và khả năng phát âm (nói) của TKT.

- So sánh các chênh lệch thể hiện giữa hai nhóm TKT ở cùng một biến, ta thấy:

Sự chênh lệch thể hiện rõ nhất giữa hai nhóm TKT được phân loại theo sức nghe và theo thời gian trị liệu. TKT có sức nghe tốt có khả năng phát âm tốt hơn những TKT có sức nghe kém. Những TKT có thời gian trị liệu nhiều có khả năng phát âm tốt hơn TKT có thời gian trị liệu ít. Tiếp đến là sự chênh

khả năng phát âm tốt hơn TKT nhỏ. TKT nữ có khả năng phát âm tốt hơn TKT nam. Sự chênh lệch thấp nhất thể hiện giữa hai nhóm TKT được phân loại theo biện pháp can thiệp. Từ đó một lần nữa khẳng định yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng nghe – nói của một TKT khiếm thính chính là sức nghe và thời gian trị liệu sau can thiệp. Nhưng muốn có sức nghe tốt, TKT cần phải có biện pháp can thiệp phù hợp nhất và tốt nhất, đặc biệt là TKT được cấy điện cực ốc tai. Sau can thiệp nếu TKT không được trị liệu ngôn ngữ thì dù TKT được can thiệp bằng biện pháp tốt nhất, trẻ cũng không thể giao tiếp. Giới tính và tuổi là những yếu tố khách quan. Con người không thể can thiệp hay thay đổi được. Nhưng thời gian trị liệu và biện pháp can thiệp, thậm chí sức nghe hoàn toàn phụ thuộc vào sự can thiệp của con người. Sự can thiệp của con người sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học ngôn ngữ của một TKT.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)