Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 29)

1. Cơ sở lí luận

1.1.11. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có khả năng tư duy, nhận thức và thể hiện nhận thức của mình để giao tiếp và hợp tác với nhau. Nói đến sự phát triển của xã hội và con người không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.

Đối với trẻ em sự phát triển ngôn ngữ được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn tiền ngôn ngữ từ 0 đến 12 tháng tuổi và giai đoạn ngôn ngữ từ 12

triển tư duy, hình thành nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi. Nó có vai trò quan trọng đối với việc phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cũng như phát triển thể lực của trẻ.

Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn tiền ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, trẻ em đã học cách sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm (của người nói). Bộ máy cấu âm của trẻ dần dần được hoàn thiện. Sự xuất hiện của hàm răng sẽ giúp bộ máy cấu âm hoàn chỉnh hơn. Các vận động của môi, lưỡi, hàm dưới đã bắt đầu phù hợp với chức năng sản sinh ngôn ngữ. Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ hình thành ngôn ngữ và tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ mới bập bẹ các phát âm “ba ba” “bà bà” “ma ma”, hoặc có những từ đầu tiên “mẹ”, “bà”, “ạ”...Vốn từ của trẻ còn ít, trẻ thể hiện ý muốn bằng các hành động.

Đặc điểm ngôn ngữ giai đoạn ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

- Với trẻ từ một đến ba tuổi

Trẻ ở độ tuổi này phát triển nhanh chóng, hiểu lời tốt, vốn từ tăng nhanh, cấu trúc hoàn thiện. Cơ quan phát âm hoàn thiện một bước. Hai hàm răng đã hình thành. Trẻ điều khiển được môi, lưỡi,...Tri giác nghe của trẻ cũng tốt hơn tác động đến khả năng phát âm. Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản (cháu chào bà, cháu ăn cơm...), đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện các nhu cầu khác nhau. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu.

- Với trẻ từ ba đến sáu tuổi

Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Trẻ hiểu được nghĩa và dùng từ chính xác hơn. Trẻ dùng được nhiều mẫu câu đơn giản và đúng ngữ pháp và có thể kể chuyện. Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm. Các PÂĐ, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của

tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp. Tuy vậy, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm một vài PÂ, nguyên âm và thanh điệu.

Như vậy có thể thấy khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần lên theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm phía ngoài. Còn những âm vị có cấu âm phía trong, trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu kiên trì tập luyện thì sẽ có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ. Vốn từ của trẻ cũng tăng dần theo thời gian.

Trên thế giới đã có nhiều bài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong đó có những nghiên cứu về sự phát triển của PÂĐ của trẻ chi tiết đến từng độ tuổi. Đặc biệt ở nhiều nước nói tiếng Anh còn đưa ra các bảng phát triển của từng PÂĐ (xem thêm bảng phát triển ngôn ngữ - Phần phụ lục). Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn chưa đưa ra được một bảng chính xác về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở từng giai đoạn. Nhất là về sự phát triển của PÂĐ. Vì thế mà chúng tôi cũng khó có một công cụ đánh giá tỉ mỉ. Những đánh giá chủ yếu dựa trên sự phát triển ngôn ngữ chung của trẻ và những kinh nghiệm thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)