Hệ thống ngữ âm tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 31)

1. Cơ sở lí luận

1.2.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt

1.2.1 Ngữ âm học cấu âm

Theo Crystal “Ngữ âm học cấu âm là một nhánh của ngữ âm học nghiên cứu cách thức trong đó các âm lời được tạo ra bởi các cơ quan phát âm” [30]. Trong việc tạo ra lời nói, tư thế và vận động của các cơ quan phát âm sẽ kiểm soát và điều khiển luồng không khí đi qua những cơ quan phát âm này. Theo đó, có ba thành tố cơ bản trong quá trình tạo âm lời đó là cơ cấu luồng hơi, thức tạo thanh và cấu âm.

1.2.1.1. Cơ cấu luồng hơi

Khối không khí trong cơ quan phát âm bị nén hoặc làm giãn nở, được khởi phát sự dịch chuyển từ những vị trí khác nhau, tạo ra các cơ cấu luồng hơi bao gồm: cơ cấu luồng hơi phổi, cơ cấu luồng hơi thanh hầu và cơ cấu luồng hơi mạc. Khối không khí có thể di chuyển theo hai hướng: từ trong cơ quan phát âm ra ngoài tạo âm bật ra hoặc từ bên ngoài vào cơ quan phát âm gọi là âm hút vào.

Cơ cấu luồng hơi phổi.

Thể tích phổi giảm do khung sườn hạ xuống hoặc cơ hoành nâng lên làm cho áp lực không khí trong phổi tăng, luồng không khí bị đẩy lên, thoát ra theo đường từ khí quản, qua thanh hầu, qua miệng và/hoặc mũi. Các âm được tạo ra theo cơ chế này được gọi là PÂ nổ. Đây là cách thức phổ biến nhất để tạo ra hầu hết các âm thanh trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.

Thể tích phổi cũng có thể tăng tạo ra áp lực âm, làm cho không khí từ bên ngoài bị hút vào và đi xuống qua đường các cơ quan phát âm, tạo ra các âm phổi hút vào. Tuy vậy, cách này ít được sử dụng để tạo các âm trong ngôn ngữ.

Cơ chế luồng hơi thanh hầu.

Thanh môn là khoảng không gian giữa hai dây thanh. Nó có thể khép chặt, giữ không khí trong phổi ở bên dưới thanh môn. Đồng thời trong khoang miệng xuất hiện một điểm đóng ở vị trí nào đó. Giữa điểm đóng trong khoang miệng và điểm tắc thanh môn có thể hình thành một khối không khí có thể dịch chuyển. Thanh môn đóng dâng lên làm áp lực của khối không khí tăng. Khi điểm đóng ở khoang miệng được buông, khối không khí đã bị nén bật ra ngoài, tạo ra một tiếng nổ đột ngột hơn các PÂ tắc thông thường thuộc cơ cấu luồng hơi phổi. Các âm này được gọi là âm tống hơi.

Thanh môn đóng cũng có thể di chuyển xuống phía dưới làm giảm áp lực của khối không khí được hình thành. Khi điểm đóng ở khoang miệng được buông, không khí từ bên ngoài đi ngược vào miệng, tạo ra các âm hút vào. Tuy nhiên thanh môn không khép chặt hoàn toàn, vẫn còn khoảng hở

nhất định, một lượng không khí từ phổi đi lên làm dây thanh rung động, cho nên các âm hút vào thường hữu thanh. Trong tiếng Việt có // và // là hai âm hút vào. Những đặc tính của chúng sẽ được chúng tôi bàn kĩ đến ở phần sau.

Cơ chế luồng hơi mạc.

Khoang miệng có thể hình thành hai điểm đóng để chặn giữ khối không khí. Điểm đóng thường là do mặt lưỡi nâng lên áp sát vòm mạc. Điểm đóng thứ hai ở phía trước có thể ở môi, ở răng, ở phía trên răng...

Mặt lưỡi hoặc hàm hạ xuống, làm tăng thể tích, do đó làm giảm áp lực của khối không khí. Khi điểm đóng không khí phía trước được buông, không khí từ bên ngoài đi ngược vào trong khoang miệng, tạo nên tiếng chắt lưỡi. Khối không khí cũng có thể bị nén lại bởi vận động siết lên hoặc siết về phía trước của mặt lưỡi. Áp lực tăng, khối không khí sẽ tràn ra khỏi khoang miệng khi điểm đóng phía trước được buông.

Như vậy, về nguyên tắc có thể có tới sáu kiểu âm khác nhau được tạo thành từ sự kết hợp các cơ cấu luồng hơi khác nhau và hai hướng vận động của chúng (hướng ra hoặc hướng vào), chứ không phải duy nhất kiểu không khí đi từ phổi thoát ra ngoài khoang miệng như lâu nay vẫn thừa nhận.

1.2.1.2. Sự tạo thanh (Phonation)

Tiêu chí thường được dùng để đối lập các PÂ trong ngôn ngữ là tính thanh: hữu thanh/ vô thanh. Tính chất hữu thanh/ vô thanh của PÂ phụ thuộc vào trạng thái của thanh môn khi phát âm. Nếu hai dây thanh khép lại gần nhau, khe thanh môn hẹp, không khí đi qua sẽ làm rung động dây thanh; nếu hai dây thanh tách xa nhau, khe thanh môn rộng, luồng không khí đi qua sẽ không thể làm rung động dây thanh.

1.2.1.3. Cấu âm

Đó là sự hình thành âm ở khoang miệng nhờ vận động của các cơ quan cấu âm như lưỡi, răng, vòm mềm, môi, các mô mềm của khoang miệng. Luận văn này thừa hưởng những tri thức ngữ âm học cấu âm về phương thức cấu

1.2.2. Ngữ âm học âm học

Theo Crystal, ngữ âm học âm học là một nhánh của ngữ âm học nghiên cứu “các đặc trưng vật lí của âm lời khi được truyền đi giữa miệng và tai, theo những nguyên tắc của âm học” [30]

Để phân tích tốt mặt âm học của lời, các chuyên gia không chỉ dùng đôi tai và sự quan sát của mình. Họ còn sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Nhờ đó mà các chuyên ra mới cho ra những con số chính xác, tỉ mỉ nhất về những tính chất âm học của lời nói. Bởi tiếng nói cũng như các âm thanh khác trong tự nhiên có bản chất sóng âm. Nhờ có các phương tiện kĩ thuật họ có thể ghi lại chuỗi âm thanh ngắn ngủi ấy và biểu diễn dưới dạng sóng, thanh phổ,...Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng các kiến thức ngữ âm học âm học trong việc phân loại các phụ âm đầu tiếng Việt thành các nhóm: PÂ cao, PÂ trung, PÂ thấp.

1.2.3. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt 1.2.3.1. Âm tiết tiếng Việt

Có thể nói trong mọi ngôn ngữ âm tiết là một đơn vị tồn tại hiển nhiên và có vai trò quan trọng. Có nhiều quan điểm cho rằng âm tiết là sự hợp thành của những âm đoạn ngắn hơn nữa đó là các nguyên âm kết hợp với các PÂ. Chúng ta có thể đánh vần được âm tiết. F. de Saussure, cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại đã phê phán ngữ âm học truyền thống khi lấy các âm (nguyên âm, PÂ) làm khởi nguồn và trung tâm nghiên cứu: “Phương pháp của ngành ngữ âm học này có một điểm đặc biệt khiếm khuyết; nó quá hay quên rằng, trong ngôn ngữ, không phải chỉ có những âm mà còn có những âm đoạn nữa...cái mà ta có được trước tiên không phải là âm; âm tiết hiện ra một cách trực tiếp hơn các âm thanh cấu tạo nó.” [19]

Trong bài viết Vấn đề âm vị trong tiếng Việt, Cao Xuân Hạo (2003) đã chỉ ra những sai lầm ngay từ tiền đề cơ bản của ngữ âm học truyền thống châu Âu, và sự áp dụng máy móc hệ lí thuyết đó vào các ngôn ngữ thuộc những

loại hình ngôn ngữ khác nhau. Ông khẳng định: “trong tất cả các ngôn ngữ của nhân loại âm tiết là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất: đó là đơn vị cấu âm và nhận diện âm thanh nhỏ nhất”.[5]

Tính chất trọn vẹn của âm tiết cũng có thể quan sát được trên dạng sóng âm cũng như thanh phổ của nó: mỗi âm tiết là một khối thống nhất, không tách biệt hoàn toàn. (Xem hình 1.2: Dạng sóng âm, ảnh phổ (các formant F1,

F2, F3), thanh điệu, cường độ của âm tiết loan /lwan1/)

Nhưng âm tiết không phải là một cái gì đó giống nhau hoàn toàn giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Âm tiết trong mỗi ngôn ngữ có những đặc trưng riêng về ranh giới, cấu trúc, điệu tính, số lượng,...

Âm tiết tiếng Việt

Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết là một cấu trúc chặt chẽ, một đơn vị phát âm nhỏ nhất không thể bị chia cắt ra thành những phần nhỏ hơn có nghĩa được nữa. Chính vì thế dù xuất hiện trong bất cứ ngữ cảnh nào, vị trí nào của phát ngôn nó cũng không bị biến đổi hay lược bỏ. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ biến hình, âm tiết dễ dàng bị biến đổi, nối âm, bị chen ngang bởi những yếu tố khác. Ví dụ khi phát âm từ “thank you” trong tiếng Anh. Khi nghe và quan sát sóng âm và thanh phổ của phát ngôn ta thấy, PÂ kết thúc “k” đã tách khỏi âm tiết “thank” để ghép với âm tiết “you” tạo thành một âm tiết lâm thời mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập với đặc trưng âm tiết tính. Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị. Hình vị tiếng Việt, tối thiểu thường gồm một âm tiết. Khi sử dụng, âm tiết trùng với từ đơn được sử dụng trong câu. Ví dụ: chơi, học, tím, tôi,...Như vậy, trong tiếng Việt âm tiết trùng với từ trùng với hình vị tạo thành “một thể ba ngôi” [8]

Khi xét đến cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, nhiều học giả chịu ảnh hưởng của lí thuyết âm vị học châu Âu đã áp dụng gần như nguyên vẹn lí

tiết tiếng Việt là “P + nguyên âm + P” (CVC). Emeneau cũng cho rằng lược đồ âm tiết bao gồm “P + nguyên âm + P” cộng thêm yếu tố thanh điệu, trọng âm. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú xây dựng lược đồ C1VC2 cho âm tiết tiếng Việt, trong đó C1 là P thủy âm, V là nguyên âm, C2 là P chung âm; riêng thanh điệu không được tính là một âm vị riêng nên không được kể đến. Andreev bổ sung thêm yếu tố “âm trước” vào lược đồ âm tiết: “âm đầu + âm trước + âm chính + âm cuối”. Đến Gordina, âm tiết tiếng Việt mới được coi là một cấu trúc hai tầng bậc, nhưng thanh điệu không được tính đến vì nó là yếu tố siêu đoạn tính. [Dẫn theo 24]

Đoàn Thiện Thuật, sau khi xem xét tổng thể các đặc trưng riêng biệt của âm tiết tiếng Việt đã nhận xét: “âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó được phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần túy” [24]. Và ông đã đưa ra lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt được nhiều người chấp nhận. Luận văn này theo quan điểm của Đoàn Thiện Thuật phân chia âm tiết thành 5 thành phần, được xếp thành 2 tầng bậc. Năm thành phần cấu tạo âm tiết là thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối được cấu trúc như sau:

Thanh điệu

Âm đầu Phần vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Bảng 1.1: Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Luận văn của chúng tôi đề cập đến phần PÂĐ – thành phần không bao giờ thiếu của một âm tiết. Theo Đoàn Thiện Thuật “tất cả các âm tiết tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng động đặc thù...Như vậy, phẩm chất ngữ âm chung của các âm

đầu là tính PÂ. Nói khác đi, các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là P”. [24]

Hình 1.2: Dạng sóng âm, ảnh phổ (các formant F1, F2, F3), thanh điệu, cường

độ của âm tiết loan /lwan1/

1.2.3.2. Phụ âm đầu tiếng Việt

Xét về cơ chế cấu tạo âm thanh của con người, ta thấy, “âm thanh của con người phát ra và dùng để giao tiếp được cấu tạo bởi luồng không khí đi từ phổi đi lên qua thanh hầu. Hai dây thanh, tức hai tổ chức cơ nằm sóng nhau trong thanh hầu, với sự điều khiển của thần kinh, chấn động, cho phép luồng không khí thoát ra thành từng đợt nối tiếp nhau, tạo nên những sóng âm. Dây thanh này mỏng dày khác nhau và tùy theo tốc độ chấn động nhanh chậm khác nhau mà cho ta những âm cao thấp khác nhau. Tuy nhiên những âm do dây thanh tạo nên, đi lên còn được biến đổi đi nhờ hiện tượng cộng hưởng khi đi qua những khoang rỗng ở phía trên thanh hầu, như khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi...Luồng không khí từ phổi lên quan thanh hầu có thể không tiếp nhận được một âm thanh nào do chỗ dây thanh không hoạt động và để ngỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thoát ra ngoài, nếu nó gặp một sự cản trở nào đó, chẳng hạn sự thu hẹp khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu

sự cản trở thì nó sẽ tạo nên một tiếng cọ xát hay một tiếng nổ. Những tiếng này không dễ nghe, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn và được gọi là tiếng động. Phương thức cấu tạo cơ bản của những PÂ trong mọi ngôn ngữ là như vậy” [24]. PÂ chính là những âm được cấu tạo bằng luồng không khí bị cản trở. Tuy nhiên sự cản trở ấy diễn ra với những mức độ khác nhau hay nói đúng hơn là những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm.

Trong mối quan hệ với các yếu tố của âm tiết, PÂĐ là đơn vị độc lập hơn cả. Nó hầu như không liên quan đến những đặc tính của phần vần. PÂĐ có một giá trị rất lớn trong âm tiết nói riêng và tiếng nói nói chung. PÂĐ luôn luôn gắn liền với vị trí và chức năng mở đầu âm tiết, có giá trị khu biệt âm tiết. Chức năng mở đầu âm tiết được thể hiện là bất kì một âm tiết tiếng Việt nào cũng bắt đầu là một PÂ. Ví dụ, trong âm tiết “bà” thì PÂ mở đầu là âm //, trong âm tiết “nhà” thì PÂ mở đầu là âm //. Những âm tiết như “ăn”, “ở”, “uống” tưởng như không có PÂĐ nhưng thực chất nó mở đầu bằng một PÂ tắc họng //. [24]

Chức năng khu biệt âm tiết thể hiện ở sự phân biệt một âm tiết này với một âm tiết khác về hình thức và ý nghĩa. Ví dụ so sánh hai âm tiết “ba” khác “na”. Về mặt hình thức, âm tiết “ba” mở đầu bằng PÂ // là một PÂ môi, tắc, hữu thanh; còn âm tiết “na” được mở đầu bằng một âm đầu lưỡi tắc /n/. Về mặt nghĩa, âm tiết “ba” có nghĩa chỉ cha – người sinh ra con cái; là số đứng liền sau số hai trong dãy số tự nhiên; chỉ một số lượng không xác định, với ý nghĩa ít – mới ba cái tuổi ranh mà đã học đòi; hoặc chỉ một số lượng không xác định với nghĩa nhiều – Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Còn âm tiết “na” dùng để chỉ một loại cây ăn quả, quả có hình cầu, vở có nhiều mắt, thịt trắng mềm và ngọt, hạt có màu đen; mang theo một cách lôi thôi, vất vả (cách dùng khẩu ngữ) – cái đó nặng quá không na về được [7].

PÂ tiếng Việt, về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó. Khi phát âm một PÂ không khí thoát ra bị cản trở lại, có nhiều cách cản trở gọi là phương thức cấu âm khác nhau và cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ khác nhau gọi là vị trí cấu âm. Dựa trên cơ sở đó, khi miêu tả một PÂ tiếng Việt về tiêu chí cấu âm chúng ta lại thường nhắc đến các tiêu chí khu biệt nhỏ hơn là tiêu chí về phương thức cấu âm, tiêu chí về vị trí cấu âm và tiêu chí về thanh tính. Để phục vụ thuận lợi cho mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ chú trọng đến phương thức cấu âm và vị trí cấu âm của PÂ. Bởi hai tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe – nói PÂĐ của TKT.

Hệ thống PÂĐ xét về mặt cấu âm

Khi khu biệt PÂĐ theo vị trí cấu âm, có hai cách phân loại rất phổ biến

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 31)