Các “mẫu” nghiên cứu (Trẻ khiếm thính)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 50)

2. Tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Các “mẫu” nghiên cứu (Trẻ khiếm thính)

Tư liệu nghiên cứu của luận văn là các lần phát âm PÂĐ. Chủ thể của các lần phát âm ấy chính là các TKT- các “mẫu” nghiên cứu. Chúng tôi đã chọn có chủ đích 30 TKT. Đây là những trẻ sinh ra đã bị tổn thương thính giác hay còn gọi là trẻ bị điếc trước ngôn ngữ. Vùng tổn thương thính giác diễn ra tại ốc tai. Sau đó, trẻ đã dùng máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai và được trị liệu ngôn ngữ. Đối tượng bao gồm cả trẻ nam và nữ, từ ba đến sáu tuổi.

Tiếp tục, để thuận tiện cho mục tiêu nghiên cứu thứ 2, chúng tôi phân loại TKT theo các yếu tố khác nhau (các biến khác nhau). Những biến này là các yếu tố liên quan mật thiết đến khả năng phát âm của một TKT. Như ta đã biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát âm nói chung và khả năng phát âm PÂĐ nói riêng của TKT. Đứa trẻ càng hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi thì càng có khả năng nói tốt và ngược lại. Trong đó, những yếu tố con người không thể can thiệp là giới tính, tuổi,...;những yếu tố con người có thể

can thiệp như biện pháp can thiệp, thời gian trị liệu, sự quan tâm dạy dỗ của gia đình – xã hội, sức nghe của trẻ (liên quan đến biện pháp can thiệp, thời gian can thiệp và hiệu chỉnh thiết bị trợ thính,...).

Căn cứ vào tình hình chung và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe nói của TKT, chúng tôi đã tiến hành phân loại trẻ theo các biến: biện pháp can thiệp, sức nghe, thời gian trị liệu, tuổi và giới tính. Sự phân chia trẻ thành từng nhóm đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận xét và so sánh khả năng phát âm giữa các nhóm TKT. Theo đó, chúng tôi phân loại TKT như sau:

- Phân loại theo biện pháp can thiệp: Phân chia thành nhóm TKT đeo máy trợ thính và nhóm TKT cấy điện cực ốc tai

- Phân loại theo sức nghe: Phân chia thành nhóm TKT có sức nghe tốt hơn và nhóm TKT có sức nghe kém hơn.

- Phân loại theo thời gian trị liệu: Phân chia thành nhóm TKT có thời gian trị liệu nhiều và nhóm TKT có thời gian trị liệu ít.

- Phân loại theo tuổi: Phân chia thành nhóm TKT lớn (trẻ trên 4 tuổi) và nhóm TKT nhỏ (trẻ dưới 4 tuổi).

- Phân loại theo giới tính: Phân chia thành nhóm TKT nam và nhóm TKT nữ

Tất cả 30 TKT này đều được sự đồng ý của gia đình trước khi tham gia cộng tác với chúng tôi. Trong tất cả lần ghi âm phát âm của trẻ đều có bố mẹ trẻ bên cạnh.

Danh sách bệnh nhân được chúng tôi thống kê và mã hóa chi tiết. (Xem ở bảng danh sách bệnh nhân – Phần phụ lục)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)