Phụ âm đầu tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 37)

1. Cơ sở lí luận

1.2.3.2.Phụ âm đầu tiếng Việt

Xét về cơ chế cấu tạo âm thanh của con người, ta thấy, “âm thanh của con người phát ra và dùng để giao tiếp được cấu tạo bởi luồng không khí đi từ phổi đi lên qua thanh hầu. Hai dây thanh, tức hai tổ chức cơ nằm sóng nhau trong thanh hầu, với sự điều khiển của thần kinh, chấn động, cho phép luồng không khí thoát ra thành từng đợt nối tiếp nhau, tạo nên những sóng âm. Dây thanh này mỏng dày khác nhau và tùy theo tốc độ chấn động nhanh chậm khác nhau mà cho ta những âm cao thấp khác nhau. Tuy nhiên những âm do dây thanh tạo nên, đi lên còn được biến đổi đi nhờ hiện tượng cộng hưởng khi đi qua những khoang rỗng ở phía trên thanh hầu, như khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi...Luồng không khí từ phổi lên quan thanh hầu có thể không tiếp nhận được một âm thanh nào do chỗ dây thanh không hoạt động và để ngỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thoát ra ngoài, nếu nó gặp một sự cản trở nào đó, chẳng hạn sự thu hẹp khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu

sự cản trở thì nó sẽ tạo nên một tiếng cọ xát hay một tiếng nổ. Những tiếng này không dễ nghe, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn và được gọi là tiếng động. Phương thức cấu tạo cơ bản của những PÂ trong mọi ngôn ngữ là như vậy” [24]. PÂ chính là những âm được cấu tạo bằng luồng không khí bị cản trở. Tuy nhiên sự cản trở ấy diễn ra với những mức độ khác nhau hay nói đúng hơn là những cách khác nhau và ở những bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm.

Trong mối quan hệ với các yếu tố của âm tiết, PÂĐ là đơn vị độc lập hơn cả. Nó hầu như không liên quan đến những đặc tính của phần vần. PÂĐ có một giá trị rất lớn trong âm tiết nói riêng và tiếng nói nói chung. PÂĐ luôn luôn gắn liền với vị trí và chức năng mở đầu âm tiết, có giá trị khu biệt âm tiết. Chức năng mở đầu âm tiết được thể hiện là bất kì một âm tiết tiếng Việt nào cũng bắt đầu là một PÂ. Ví dụ, trong âm tiết “bà” thì PÂ mở đầu là âm //, trong âm tiết “nhà” thì PÂ mở đầu là âm //. Những âm tiết như “ăn”, “ở”, “uống” tưởng như không có PÂĐ nhưng thực chất nó mở đầu bằng một PÂ tắc họng //. [24]

Chức năng khu biệt âm tiết thể hiện ở sự phân biệt một âm tiết này với một âm tiết khác về hình thức và ý nghĩa. Ví dụ so sánh hai âm tiết “ba” khác “na”. Về mặt hình thức, âm tiết “ba” mở đầu bằng PÂ // là một PÂ môi, tắc, hữu thanh; còn âm tiết “na” được mở đầu bằng một âm đầu lưỡi tắc /n/. Về mặt nghĩa, âm tiết “ba” có nghĩa chỉ cha – người sinh ra con cái; là số đứng liền sau số hai trong dãy số tự nhiên; chỉ một số lượng không xác định, với ý nghĩa ít – mới ba cái tuổi ranh mà đã học đòi; hoặc chỉ một số lượng không xác định với nghĩa nhiều – Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Còn âm tiết “na” dùng để chỉ một loại cây ăn quả, quả có hình cầu, vở có nhiều mắt, thịt trắng mềm và ngọt, hạt có màu đen; mang theo một cách lôi thôi, vất vả (cách dùng khẩu ngữ) – cái đó nặng quá không na về được [7].

PÂ tiếng Việt, về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó. Khi phát âm một PÂ không khí thoát ra bị cản trở lại, có nhiều cách cản trở gọi là phương thức cấu âm khác nhau và cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ khác nhau gọi là vị trí cấu âm. Dựa trên cơ sở đó, khi miêu tả một PÂ tiếng Việt về tiêu chí cấu âm chúng ta lại thường nhắc đến các tiêu chí khu biệt nhỏ hơn là tiêu chí về phương thức cấu âm, tiêu chí về vị trí cấu âm và tiêu chí về thanh tính. Để phục vụ thuận lợi cho mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ chú trọng đến phương thức cấu âm và vị trí cấu âm của PÂ. Bởi hai tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe – nói PÂĐ của TKT.

Hệ thống PÂĐ xét về mặt cấu âm

Khi khu biệt PÂĐ theo vị trí cấu âm, có hai cách phân loại rất phổ biến và có giá trị tương đương nhau. Đó là sự phân loại dựa theo sinh lí cấu âm và sự phân loại dựa theo vị trí cấu âm.

Phân loại PÂĐ theo vị trí cấu âm:

Đây là sự phân chia theo vị trí cấu âm hay vị trí cấu tạo ra tiếng ồn hay theo khí quan chủ động khi cấu âm. Theo vị trí cấu tạo tiếng ồn, các PÂ thường được chia ra thành các loạt chính như: PÂ môi, răng, lợi, ngạc mạc, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu. Theo khí quan chủ động, các PÂ được chia thành các loạt: PÂ môi, lưỡi và thanh hầu. Trong các nhóm này, có một số tiêu chí cần chia nhỏ ra nữa như trong các âm môi, người ta phân biệt các âm hai môi, thường gọi là âm môi - môi ( ví dụ: //, /m/) với các âm một môi, thường gọi là âm môi - răng (ví dụ: /f/, /v/) Các âm lưỡi thường chia thành các nhóm nhỏ như là âm đầu lưỡi, âm mặt lưỡi và âm gốc lưỡi. Âm đầu lưỡi lại có âm đầu lưỡi quặt và đầu lưỡi bẹt. Ðối với một số ngôn ngữ, còn có một số cấu âm bổ sung làm thay đổi sắc thái các âm. Ðó là các hiện tượng bật hơi, môi hóa, ngạc hóa, yết hầu hóa, thanh hầu hóa, mũi hóa. Các cấu âm bổ sung, cũng như các cấu âm khác, đều có thể được sử dụng để khu biệt các âm tố, hay các hiện

xét về mặt âm vị học. Các âm bổ sung này tạo cho các âm tố có những kí hiệu phụ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi chúng được thể hiện trên mỗi âm tiết.Ví dụ: ngạc hóa , môi hóa. Trong tiếng Việt, cấu âm bổ sung có vai trò quan trọng hơn cả là: hiện tượng bật hơi tức là kèm theo một lưu lượng không khí lớn khi chỗ tắc được bật ra (ví dụ: PÂ /tʰ/);

Như vậy theo tiêu chí khu biệt dựa trên vị trí câu âm, các PÂĐ tiếng Việt sẽ được phân loại như sau:

- Loạt âm môi: /, m, f, v/ + Âm môi - môi: /, m/ + Âm môi – răng: /f, v/

- Loạt âm lưỡi: /t, tʰ, , n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ/

+ Âm đầu lưỡi (hay còn gọi là âm lưỡi trước): /t, tʰ, , n, z, ʐ, s, ş, ʈ, ,l/ + Âm mặt lưỡi (hay còn gọi là âm lưỡi giữa): /c, ɲ/

+ Âm gốc lưỡi (hay còn gọi là âm lưỡi sau): /k, χ, ŋ, ɣ/

- Loạt âm thanh hầu: /h, /

Căn cứ vào vị trí của các bộ phân cấu âm, người ta phân loại PÂ thành hai loại: PÂ có vị trí cấu âm trước và PÂ có vị trí cấu âm sau. Trong đó:

- PÂ có vị trí cấu âm trước: bao gồm các PÂ môi, PÂ chân răng và PÂ ngạc

+ PÂ môi: /, m, f, v/

+ PÂ chân răng: /t, , n, tʰ, s, z, l/ + PÂ ngạc: /c, /

- PÂ có vị trí cấu âm sau: bao gồm các PÂ mạc và PÂ thanh hầu + PÂ mạc: /, k/

+ PÂ thanh hầu: /, h/

Hệ thống PÂĐ phân loại theo tiêu chí phương thức cấu âm.

Khi phân chia theo phương thức cấu âm, các PÂ được phân chia thành các PÂ tắc, xát và rung.

PÂ tắc là nhóm PÂ kiểu //, /t/, //. Những âm này được tạo thành khi hai khí quan tiếp xúc nhau, tạo thành chỗ tắc, cản trở hoàn toàn lối ra của luồng không khí. Khi phát âm một âm tắc thì lưỡi con nâng lên, bịt kín lối thông lên mũi làm cho không khí bị cản trở hoàn toàn, hơi muốn thoát ra ngoài phải phá vỡ sự cản trở ấy tạo nên một tiếng nổ.

PÂ xát là những âm được tạo thành khi hai khí quan nhích lại gần nhau, làm cho lối ra của luồng không khí bị thu hẹp; luồng không khí đi qua khe hẹp này cọ xát vào thành của bộ máy phát âm. Các PÂ /f/, /v/, /s/, /z/, /h/... trong tiếng Việt là những âm như thế.

Theo sự khu biệt đó, hệ thống PÂĐ sẽ được phân chia như sau: - Các PÂ tắc: /, m, , t, tʰ, n, c, ʈ, ɲ, k, ŋ, ʔ/

- Các PÂ xát: /f, v, z, ʐ, s, ş, l, χ, ɣ, h, /

Gộp chung tất cả các tiêu chí khu biệt PÂĐ tiếng Việt trên, chúng ta có được bảng nhận diện PÂĐ tiếng Việt sau:

Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm

Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầu Bẹt Quặt Tắc Ồn Bật hơi tʰ Không bật hơi Vô thanh t ʈ, c k  Hữu thanh   Vang m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ş χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.2: Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt

Mỗi kí hiệu ngôn ngữ - tức mỗi từ hoặc hình vị - đều có hình thức biểu đạt bằng âm thanh của nó. Miêu tả ngôn ngữ không thể không biết đến những đặc trưng ngữ âm của mỗi cấu tạo âm thanh. Người ta miêu tả các yếu tố ngữ âm về mặt sinh lí – tức cấu âm và cả mặt vật lí – tức âm học. Nếu mặt thứ nhất thuyết minh những sự khu biệt âm thanh xét về nguồn gốc cấu tạo thì mặt thứ hai giải thích những sự khác biệt của ngữ âm về mặt vật lí. Đó là những đặc trưng mà người nghe tiếp nhận được bằng tai và xử lí, phân tích bằng não. Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại ngày nay, con người đã có thể miêu tả các yếu tố ngữ âm khá chính xác về cả hai mặt.

Sự phân loại các âm tố về mặt âm học đã được xây dựng trên tài liệu âm phổ. Các máy phân tích âm phổ cho chúng ta các phổ hình, qua đó các âm tố thể hiện rõ các đặc trưng âm học: cao độ, cường độ, trường độ v.v...

Như đã trình bày ở trên, về mặt cấu âm, đặc tính quan trọng của PÂ là việc xuất hiện sự tắc nghẽn dòng khí trong khoang âm và sau đó là sự thoát ra của dòng khí. PÂ được nhận diện bằng tiêu chí về vị trí cấu âm- tức là vị trí của điểm tắc nghẽn dòng khí trong khoang âm và 2- phương thức cấu âm, tức là cách khắc phục sự tắc nghẽn, để dòng khí thoát ra. Tiêu chí về vị trí cấu âm và phương thức cấu âm quy định các đặc trưng âm học của PÂ. Ba đặc trưng âm học quan trọng để nhận diện (khu biệt) các PÂ là: Trường độ, cường độ và tần số. Trong 3 tiêu chí trên, tiêu chí về tần số liên quan trực tiếp đến khả năng nghe (sức nghe, thính lực). Như đã trình bày trong phần thính lực đồ và sơ đồ quả chuối âm thanh ngôn ngữ, mỗi PÂ có vị trí khác nhau trong thính lực đồ quả chuối ngôn ngữ, phụ thuộc vào cường độ và tần số của mình. Tần số PÂ là vùng tần số được tăng cường (Trong luận văn này quy định dùng từ “tần số” để chỉ “vùng tần số được tăng cường”F). Trong thính học, tần số của tín hiệu âm học (đơn âm) chia thành 3 mức: tần số cao, tần số trung bình và tần số thấp. Phụ thuộc vào vùng tần số được tăng

cường, PÂ - một dạng tín hiệu âm học trong giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên, cũng được phân thành 3 loại:

PÂ thấp: Vùng tần số dưới 1000Hz được tăng cường.

PÂ trung bình: Vùng tần số từ 1000 Hz đến 2000Hz được tăng cường PÂ cao: Vùng tần số trên 2000 Hz được tăng cường.

Ta có thể quan sát một số hình ảnh sau đây:

* Hình 1.3. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết bi với PÂĐ b // có vùng tần số thấp (dưới 1000 Hz) được tăng cường.

Hình 1.3: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết bi với PÂĐ b // có vùng tần số thấp (dưới 1000 Hz) được tăng cường.

* Hình 1.4. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết xa với PÂĐ x /s/ có vùng tần số cao (từ 3.500 Hz đến 7.000 Hz) được tăng cường.

Hình 1.4: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết xa với PÂĐ x /s/ có vùng tần số cao (từ 3.500 Hz đến 7.000 Hz) được tăng cường.

* Hình 1.5. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết ki với PÂĐ k /k/ có vùng tần số trung bình (từ 2000 Hz đến 3000 Hz) được tăng cường

Hình 1.5: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết ki với PÂĐ k /k/ có vùng tần số trung bình (từ 2000 Hz đến 3000 Hz) được tăng cường

Dựa trên việc phân tích các đặc trưng phổ âm của các PÂĐ, Nguyễn Văn Lợi phân các PÂĐ tiếng Việt thành 3 nhóm như sau:

- PÂ thấp: /m/ m; /n/ n; // nh; / / ng, ngh; /l/ l; // b; // đ.

- PÂ trung bình: /t/ t; /k/ c, k, qu; / / (không ghi); /v/ v; /z/ d, r; // g, gh. - PÂ cao: /tʰ/ th; /f/ ph, /s/ x; /c/ ch; // kh, /h/ h.

Mỗi TKT có một sức nghe khác nhau, phản ánh khả năng nghe của trẻ ở từng tần số từ thấp đến cao. Vì thế trẻ nghe được những âm thanh của tần số nào trong vùng quả chuối ngôn ngữ (speech banana) sẽ quyết định nó có thể nghe được những PÂ nào. Trên lâm sàng và từ thực tế kiểm nghiệm bằng test đo trường tự do trong thính học, test 6 âm Ling trong trị liệu ngôn ngữ cho thấy, TKT thường đáp ứng tốt hơn với những âm có tần số thấp và khó khăn hơn khi nghe những âm có tần số cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe PÂ của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng phát âm PÂ.

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng những lí thuyết về đặc trưng cấu âm của PÂ bao gồm phương thức cấu âm và vị trí cấu âm và lí thuyết về đặc điểm âm học (tần số) của PÂ. Nếu như những đặc điểm về âm học như tần số ảnh hưởng đến khả năng nghe PÂ của TKT thì những đặc điểm về cấu âm ảnh hưởng đến khả năng phát âm PÂ của TKT. Trong đó, đặc trưng thể hiện rõ nhất về PÂ khi phát âm chính là vị trí cấu âm của PÂ. Đó chính là cái chúng ta có thể miêu tả thậm chí là quan sát, bắt chước và cảm nhận được. Trên cơ sở của những đặc trưng âm học và vị trí cấu âm chúng ta nhận biết được đâu là những PÂ dễ phát âm, đâu là những PÂ khó phát âm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 37)