1. Cơ sở lí luận
1.1.10. Trị liệu ngôn ngữ (speech therapy)
Những TKT sau khi được can thiệp đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai muốn nói được cần được trị liệu ngôn ngữ. Đây là công việc vô cùng quan trọng. Những biện pháp can thiệp chỉ có thể giải quyết vấn đề sức nghe. Trẻ có nói được hay không phải được trị liệu ngôn ngữ. Mục đích lớn nhất của công việc này chính là phải giúp trẻ nói được và giao tiếp được.
tâm. Trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng các nhà trị liệu ngôn ngữ thường áp dụng phương pháp trị liệu “AVT – auditory verbal therapy”. Bản chất của phương pháp này là trị liệu ngôn ngữ thông qua việc dạy nghe và dạy nói. Đó là hoạt động luyện nghe nói cho TKT sau khi được dùng các thiết bị trợ thính như máy trợ thính, điện cực ốc tai. Hoạt động trị liệu bao gồm các việc luyện nghe – nói và mở rộng vốn từ cho trẻ. Đây là công việc rất quan trọng và cần thiết sau khi trẻ được đeo thiết bị trợ thính, là cầu nối mang ngôn ngữ đến với trẻ và giúp trẻ hòa nhập với xã hội. Luyện nói sẽ giúp trẻ có phản xạ với âm thanh, hiểu âm thanh và từ ngữ qua đó hiểu được hoàn cảnh giao tiếp, phản hồi giao tiếp và có thể phát âm đúng. Các bước luyện nghe – nói bao gồm việc luyện nghe âm thanh thô (tiếng gõ trống, tiếng xúc xắc, tiếng vỗ tay…) và âm thanh lời nói (nguyên âm, thanh điệu, PÂ, từ đơn, từ ghép, câu đơn, đoạn văn). Như vậy mục đích của việc luyện nói là luyện phát âm chuẩn mực ngữ âm, bao gồm luyện nghe âm thanh ngôn ngữ; luyện phát âm chính xác các âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ; luyện cách điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu và sửa các lỗi phát âm cho trẻ. Luyện nghe nói sẽ giúp hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ vì trẻ nói được nhờ nghe được người lớn nói và bắt chước lại. Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ vựng, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết nhận thức và vận dụng vốn từ đó trong giao tiếp và tư duy. Luyện nghe nói cũng giúp trẻ nói đúng câu, đúng ngữ pháp; phát triển ngôn ngữ mạch lạc; giáo dục văn hóa giao tiếp ngôn ngữ; phát triển ngôn ngữ thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.
Khi giáo viên trị liệu ngôn ngữ cho TKT cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tuân thủ các nguyên tắc dạy phát âm TKT.
Dạy các từ cơ bản trước, dạy các từ chức năng (ngữ pháp) sau. Đặc biệt chú ý dến dạy các hình vị ngữ pháp.
Dạy cấu trúc ngữ và cấu trúc câu sau.
Dạy kĩ năng cấu âm (Teaching Articulatory Skill)
Chỉ ra các tiêu chí có thể quan sát (nhìn thấy) khi cấu âm.
Cần đặc biệt chú ý dạy phát âm các PÂ xát, tắc - xát, tắc nổ gây khó khăn đối với TKT.
Dạy cách phân biệt PÂ hữu thanh và vô thanh. - Điều trị rối loạn cấu âm và âm vị học.
Đánh giá những lỗi phát âm PÂ và các mô thức lỗi (errors pattern). Đánh giá các cách cấu âm bù trừ (thay thế ) mà trẻ sử dụng.
Biến đổi và loại trừ các động tác cấu âm thay thế không phù hợp và không hiệu quả (đúng)
Dạy các âm vị đặc biệt hay lớp âm vị đặc biệt dựa trên tiêu chí khu biệt hay các mô thức âm vị học.
Dùng kĩ thuật điều trị được miêu tả dưới rối loan cấu âm hay âm vị học với những thay đổi phù hợp. [Dẫn theo 32]