3. Thảo luận về phương pháp dạy trẻ khiếm thính phát âm phụ âm đầu
3.2. xuất những biện pháp lâm sàng trước và sau khi can thiệp
Can thiệp sớm cho TKT:
Đầu tiên gia đình cần phát hiện sớm và cho trẻ đo sức nghe. Sau đó, TKT cần có biện pháp can thiệp phù hợp nhất. Hiện nay, có hai biện pháp can thiệp cho TKT là đeo máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai. Trong đó, biện pháp can thiệp tốt nhất cho những TKT có mức độ điếc từ trung bình nặng đến sâu là cấy điện cực ốc tai. Với những khả năng ưu việt của mình, điện cực ốc tai giúp trẻ lấy lại được sức nghe bình thường và có thể đáp ứng tốt với những âm thanh ở tần số cao – điều mà máy trợ thính khó làm được. Máy trợ thính có thể giúp trẻ nghe thấy âm thanh nhưng không thể giúp trẻ lấy lại được sức nghe bình thường. Máy trợ thính có nhiều hạn chế về tính năng, khó khắc phục được sức nghe của trẻ ở những tần số cao. Điều đó khiến cho TKT gặp vấn nhiều khó khăn trong vấn đề nghe và nói. Trong tương quan so sánh, biện pháp cấy điện cực ốc tai mang lại hiệu quả tốt hơn cả. Vì vậy, các gia đình có con em bị khiếm thính nên cho trẻ cấy điện cực ốc tai càng sớm càng tốt. Theo nhiều nghiên cứu, “thời gian vàng” để cấy điện cực cho trẻ là khi trẻ từ hai đến ba tuổi. [3], [16], [17].
Trị liệu ngôn ngữ
Sau khi được đeo máy trợ thính, TKT nhất thiết phải được trị liệu ngôn ngữ. Qúa trình trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp TKT học cách nghe – nói. Qua đó TKT trẻ mới có khả năng giao tiếp bằng lời. Việc trị liệu ngôn ngữ càng sớm thì hiệu quả càng cao, thời gian trị liệu càng nhiều TKT càng có khả năng nghe nói tốt hơn. Vì thế, gia đình của TKT không thể bỏ qua việc này.
Tiểu kết chương 2
Từ những phân tích cách phát âm PÂĐ của TKT ở trên, chúng tôi rút ra được những kết luận như sau:
1. Sau can thiệp, TKT gặp khó khăn khi phát âm các PÂĐ. Đây là những rối loạn âm vị học PÂĐ của TKT.
2. Những PÂ ít bị rối loạn phát âm (tức là những PÂ thường phát âm đúng) là các âm vị PÂ /, m, h, , n, /. Đây là những PÂ có tần số thấp đến trung bình và/hoặc có vị trí cấu âm trước, âm thanh hầu /, h/.
3. Những PÂ thường bị rối loạn phát âm (tức là những PÂ được phát âm đúng ít lần nhất) là các âm vị PÂ /f, c, k, s, , /. Đây hầu hết là những PÂ có vị trí cấu âm sau và/hoặc có tần số cao.
4. Những PÂ được phát âm đúng mức trung bình như /v, l, , z,.../ chủ yếu là những PÂ có vị trí cấu âm từ mặt lưỡi đến gốc lưỡi, có tần số trung bình.
5. TKT thường mắc lỗi phát âm thay thế PÂĐ. Hầu hết là lỗi thay thế PÂĐ bằng PÂ //, còn lại là lỗi thay thế PÂĐ bằng những PÂ khác. Trong đó, những PÂ có tỉ lệ cao bị thay thế bằng âm // là những PÂ cấu âm sau (gốc lưỡi), /k/ - c, qu, k; //, //. Những PÂ có tỉ lệ cao bị thay thế bằng PÂ khác là những PÂ có tần số cao như /f, c, s, tʰ/
6- Trong lỗi phát âm thay thế, PÂĐ thường được thay thế chính là những PÂ được phát âm đúng ít lần nhất. Những PÂ thường thay thế cho PÂ khác chính là những PÂ được phát âm đúng nhiều nhất. Xu hướng thay thế PÂ diễn ra không nhất quán và phụ thuộc vào khả năng của mỗi trẻ.
7. Từ những kết luận trên, chúng tôi đã đề xuất những cách dạy và hướng khắc phục lỗi phát âm PÂĐ cho TKT:
- Dạy và sửa lỗi phát âm PÂĐ phải xuất phát từ đặc điểm cấu âm của mỗi PÂ.
- Cần kết hợp dạy kĩ năng nghe, quan sát hình miệng và cảm nhận bằng tay để đạt hiệu quả cao nhất.
- Dạy PÂĐ theo thứ từ PÂ từ dễ đến khó. Những PÂ dễ, nên dạy đầu tiên đó là /m, , , h, n, /. Những PÂ dễ trung bình, nên dạy tiếp theo là: /v, l, t, s, z, , /. Những PÂ khó, nên dạy sau cùng: /k/, , f, , c, tʰ/
- Không nên dạy cho TKT những PÂ có cấu âm gần giống nhau cùng một lúc như /f/ và /v/,...
- Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua việc dạy TKT cách lấy hơi đúng khi phát âm và cách đặt đúng vị trí cấu âm của mỗi PÂ.
- Dạy TKT cách phát âm phân biệt những cặp PÂ có vị trí cấu âm gần giống nhau như // và /m/, /t/ và /tʰ/,....
- Chú ý dạy TKT cách phát âm những PÂ khó như /k/, //, //
8. Đề xuất những biện pháp lâm sàng trước và sau khi can thiệp cho TKT như can thiệp sớm, biện pháp can thiệp phù hợp, trị liệu ngôn ngữ sớm và thường xuyên,...
CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU CỦA CÁC NHÓM TRẺ KHIẾM THÍNH