Khác biệt về vị trí và thu nhập của ngƣời lao động Việt Nam và lao

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 79)

và lao động Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam thời điểm hiện tại xét về quy mô đầu tƣ và mở rộng sản xuất.

Về FDI: đến năm 2012, Hàn Quốc là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn thứ 2 vào Việt Nam với số vốn khoảng 25 tỷ USD (sau Nhật với 28 tỷ USD) nhƣng đứng thứ nhất về số dự án (đến cuối 2012 là 3.134). Trong 8 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm 3,22 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam trong năm nay.

Về ODA: Hàn Quốc hiện là nƣớc cung cấp ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam (sau Nhật) với 1.226 triệu USD cho giai đoạn 1995 - 2010 (trong đó có 300 triệu USD cho năm 2010), 411,8 triệu năm 2011 và đã cam kết 1,2 tỷ

77

USD cho giai đoạn 2012 - 2015; Việt Nam trở thành nƣớc nhận ODA lớn nhất trong số 20 đối tác chiến lƣợc về cung cấp ODA của Hàn Quốc.

Về thƣơng mại, Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật) với kim ngạch hai chiều năm 2011 là 18,7 tỷ USD và năm 2012 đã vƣợt 21 tỷ USD - tức là về đích 20 tỷ USD trƣớc 3 năm so với mục tiêu hai Chính phủ đề ra là năm 2015. Hiện nay, hai nƣớc đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt 30 tỷ USD sau 2015.

Về khoa học công nghệ: Hàn Quốc đang hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lƣợng mặt trời, xây dựng công viên công nghệ xanh, Viện Khoa học Công nghệ V-KIST, thực hiện chƣơng trình Chia sẻ tri thức (KSP) về nhiều lĩnh vực phát triển.

Trong mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc có sự khác biệt về vị trí và thu nhập của ngƣời lao động Việt Nam – Hàn Quốc. Theo khảo sát của hai doanh nghiệp là công ty Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam và Công ty TNHH Mỹ Hƣng Vƣợng thì có sự chênh lệch giữa vị trí và thu nhập của lao động Hàn Quốc và Việt nam

Thứ nhất, Khác biệt về vị trí giữa lao động Hàn Quốc và Việt Nam

Đại đa số các lao động tại công ty Hàn Quốc tại Việt Nam là ngƣời lao động Việt Nam chiếm khoảng 83,8 % lao động tại các doanh nghiệp Hàn. Các lao động ngƣời Hàn chủ yếu là các cấp quản lí và kĩ sƣ cao cấp hoặc chuyên viên, đa số đều có kinh nghiệm và tuổi nghề cao.

Bảng 2.5: Khảo sát độ tuổi của lao động Hàn Quốc tại hai doanh nghiệp (Vào năm 2013) Nhóm tuổi Tỉ lệ (%) Nhóm < 20 0% Nhóm 20 – 35 17% Nhóm 35 – 50 69% Nhóm > 50 14%

78

Biểu đồ 2.4: Độ tuổi lao động của lao động Hàn Quốc tại hai doanh nghiệp.

Thông qua khảo sát các lao động Hàn Quốc đa số nằm trong nhóm tuổi 35- 50 chiếm 69% tổng số lao động Hàn Quốc tại hai công ty và có trên 10 năm kinh nghiệm là những lao động có trình độ chuyên môn cao và luôn nằm ở vị trí quản lí hoặc những chuyên viên. Trong khi đó lao động Việt Nam chủ yếu là lao động trẻ, nằm trong nhóm tuổi 20 đến 35. Điều đó đồng nghĩa với số năm kinh nghiệm ít hơn lao động Hàn và chủ yếu là nhân viên phòng ban, kĩ sƣ.

Bảng 2.6: Khảo sát độ tuổi lao động Việt Nam tại hai công ty

Nhóm tuổi Tỉ lệ (%)

Nhóm < 20 9%

Nhóm 20 - 35 62%

Nhóm 35 – 50 23%

79

Biểu đồ 2.5: Độ tuổi lao động của người lao động Việt Nam tại hai doanh nghiệp.

Theo khảo sát từ hai doanh nghiệp Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Doosan Việt Nam và Công ty TNHH Mỹ Hƣng Vƣợng có sự khác biệt về độ tuổi lao động và kinh nghiệm làm việc của lao động Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến khác biệt về vị trí và thu nhập của ngƣời lao động.

Bên cạnh đó còn phải kể đến các nguyên nhân khác nhƣ truyền thống chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo, ngƣời Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề giáo dục đào tạo.Trong tiêu chuẩn tuyển dụng truyền thống, các tập đoàn Hàn Quốc rất coi trọng rất coi trọng trình độ học vấn mà ngày nay thƣờng đƣợc thể hiện qua bằng cấp.Vì vậy mà khi tuyển dụng nhân sự vào những vị trí quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng ngƣời Hàn vì họ tin tƣởng vào giáo dục của Hàn Quốc hơn là Việt Nam.

Ảnh hƣởng của Nho giáo còn đƣợc thể hiện qua việc quý trọng các quan hệ đặc biệt nhƣ: họ hàng, thân thích, đồng hƣơng hay đồng môn. Những mối quan hệ này luôn tạo đƣợc tin cậy vững chắc cho các doanh nghiệp, đồng thời khi để ngƣời Hàn nắm những vị trí quản lí của công ty thì họ sẽ duy trì đƣợc

80

sinh hoạt văn hóa trong công ty và giữ đƣợc kỉ luật của mình.

Tuy nhiên không phải vì vậy mà cách doanh nghiệp Hàn Quốc không coi trọng đội ngũ lao động Việt Nam. Hằng năm các doanh nghiệp Hàn Quốc còn có các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho ngƣời lao động Việt Nam về chuyên môn kĩ thuật. Lựa chọn một số lao động có tinh thần ham học hỏi cầu tiến sang Hàn Quốc đào tạo chuyên sâu về chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Khác biệt về thu nhập

Những khác biệt về vị trí dẫn đến những khác biệt về thu nhập giữa ngƣời lao động Việt Nam và Hàn Quốc. Những lao động Hàn Quốc chủ yếu là cấp quản lí vì vậy mức thu nhập của họ luôn ở mức cao hơn so với các lao động Việt Nam. Điều này là hiển nhiên. Tuy nhiên có một thực trạng đáng quan tâm là có sự chênh lệch về thu nhập của ngƣời lao động Việt Nam và Hàn Quốc với cùng một vị trí.

Bảng 2.7: Khảo sát thu nhập của lao động Việt Nam và Hàn Quốc tại hai doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức thu nhập(Tháng/

VNĐ)

Hàn Quốc Việt Nam

Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ 6.000.000 – 10.000.000 0 0% 211 63% >10.000.000 – 15.000.000 0 0% 98 29% >15.000.000 – 25.000.000 0 0% 20 6% > 25.000.000- 50.000.000 43 66% 6 2% >50.000.000 22 34% 0 0% TỔNG 65 100% 335 100%

81

Bảng 2.8: Khảo sát tƣơng quan mức thu nhập giữa lao động Việt Nam và Hàn Quốc Mức thu nhập (Tháng/ VNĐ) Hàn Quốc Tỉ lệ Việt Nam Tỉ lệ 6.000.000 – 10.000.000 0% 52,7% >10.000.000 – 15.000.000 0% 24,5 % >15.000.000 – 25.000.000 0% 5% > 25.000.000 10,8% 1,5% >50.000.000 5,5% 0% TỔNG 100%

Biểu đồ 2.6: Sự tương quan giữa thu nhập của lao động Hàn Quốc và Việt Nam 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Số Lượng Tỉ lệ Số Lượng Tỉ lệ >50tr >25tr 15tr - 25tr 10tr - 15tr 6tr - 10tr

82

Qua thống kê và khảo sát thì ta thấy có sự chênh lệch về mức thu nhập giữa lao động Hàn Quốc và Việt Nam rất rõ rệt. Số lao động ở mức thu nhập từ khoảng 6 đến 10 triệu chiếm tỉ lệ 52,7% cao là lao động ngƣời Việt Nam. Mức thu nhập cao trên 25 triệu đồng chủ yếu chiếm tỉ lệ cao lại đa phần là lao động Hàn Quốc.

Có một thực tế là cùng một vị trí công tác nhƣ nhau nhƣng thu nhập giữa hai lao động Hàn Quốc và Việt Nam có một sự chênh lệch đáng kể. Theo kết quả khảo sát từ hai doanh nghiệp ví dụ cùng một vị trí trƣởng phòng nhƣng mức thu nhập hàng tháng của một nhân viên Hàn Quốc gấp hai lần so với một nhân viên ngƣời Việt Nam. Điều này cũng xảy ra tƣơng tự ở những vị trí khác trong cả hai doanh nghiệp.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ tƣ tƣởng và cách làm việc của ngƣời Hàn Quốc. Do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo và tính hƣớng nội trong tính cách mà doanh nghiệp Hàn Quốc coi trọng yếu tố nội tộc, coi trọng yếu tố thuần chủng, quan hệ đồng hƣơng thân thuộc và bài ngoại. Chính vì vậy mà có sự chênh lệch mức thu nhập.Một nguyên nhân quan trọng nữa là các doanh nghiệp Hàn Quốc căn cứ vào tình hình chi trả lƣơng cho nhân viên tƣơng ứng với các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ vì vậy mà dẫn đến mức chênh lệch này. Các doanh nghiệp Hàn Quốc áp dụng mức lƣơng cơ bản cho lao động ngƣời Việt Nam tại thị trƣờng Việt Nam theo mức khung chung của các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Và áp dụng khung lƣơng cơ bản cho lao động Hàn Quốc tại Việt Nam theo tiêu chuẩn mức thu nhập bình quân của chính phủ Hàn. Điều này hoàn toàn hợp lí và phổ biến đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam.

83

Sự khác biệt về vị trí và mức thu nhập giữa lao động Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy một vấn đề nữa đó là sự chênh lệch giá trị và bất bình đẳng trong lao động.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng trên nhiều phƣơng diện là cơ sở để chúng ta học hỏi, đƣa ra những nhận xét đích đáng lẫn nhau. Vì thế, những nghiên cứu về văn hoá dân tộc ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc và những khác biệt đó tại Việt Nam nhƣ thế nào cũng có thể trở thành những gợi ý cho ta để tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời những đặc điểm văn hóa dân tộc Hàn Quốc dẫn đến văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng có những hạn chế, đó là bài học cho Việt nam trong con đƣờngphát triển kinh tế và xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, giàu bản sắc dân tộc, đồng thời những khác biệt đó cũng cho thấy thực trạng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài nói chung.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã bàn về tính đa văn hóa của văn hóa trong doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.Tính đa văn hóa ấy thể hiện trƣớc hết trong cấu trúc nhân sự của doanh nghiệp.Văn hóa bản địa của ngƣời Việt Nam là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp; văn hóa bản địa nhƣ là môi trƣờng văn hóa bao quanh doanh nghiệp. Tính đa văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ của giao tiếp vàn ngôn ngữ văn bản của doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc đều sử dụng cả ba thứ tiếng: tiếngViệt, tiếng Hàn và tiếng Anh. Nhƣng đối với các chủ doanh nghiệp, tiếng Hàn vẫn đƣợc coi trọng hơn, mặc dù đa số nhân viên ngƣời Việt, tiếng Hàn hiện nay còn rất hạn chế. Trở ngại về ngôn ngữ đã hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa cấp trên và cấp dƣới.

84

Các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc muốn duy trì một kỷ luật lao động nghiêm khắc và chặt chẽ theo chế độ gia trƣởng, tạo khoảng cách giữa cấp trên và cấp dƣới bằnguy quyền. Các điểu tra cho thấy, nhân viên và cấp dƣới rất ngại gặp lãnh đạo và cấp trên. Thực tế đã có một khoảng cách khá lớn về thu nhập về vị trí do sự khác biệt về văn hóa tạo ra (trình độ tiếng Hàn, trình độ nghề nghiệp, chất lƣợng lao động, địa vị trong doanh nghiệp…)

85

Chƣơng 3

TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN TỘC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM

Yếu tố văn hóa dân tộc là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp và có những ảnh hƣởng nhất định đến sự hình thành, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mỗi một dân tộc thì có những đặc trƣng văn hóa riêng biệt chi phối đến mọi sinh hoạt xã hội, và trong kinh doanh. Bản sắc văn hóa dân tộc Hàn Quốc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa đƣợc chọn lọc qua quá trình lịch sử lâu dài. Những giá trị truyền thống ấy đã và đang là những yếu tố ảnh hƣởng rất sâu sắc đến văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc (kể cả mặt tích cực và tiêu cực). Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng với sự giao lƣu và hội nhập kinh tế toàn cầu, văn hóa doanh nghiệp của từng quốc gia có những đặc sản riêng biệt tạo đặc trƣng và thế mạnh cho từng doanh nghiệp. Đồng thời cũng hòa nhập vào văn hóa khu vực và thế giới tạo nên tính mềm dẻo trong kinh doanh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Hàn Quốc đã xây dựng một văn hóa doanh nghiệp dựa trên những giá trị cơ bản của truyền thống dân tộc và điều đó ít nhiều đã đem lại những thành công cho các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc trên thị trƣờng thế giới. Tại Việt Nam yếu tố văn hóa dân tộc Hàn Quốc đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 79)