Văn hóa Hàn Quốc trong quan hệ giao tiếp ngônngữ

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 60)

2.2.1. Khác biệt về ngôn ngữ trong hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Bằng ngônngữ, con ngƣời có thể biểu đạt tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc của mình với ngƣờikhác. Đồng thời, ngôn ngữ là một phƣơng tiện của tƣ duy. Những hình thức cơ bảncủa tƣ duy nhƣ khái niệm, phán đoán hay suy lí đều tồn tại dƣới hình thức biểu đạtlà ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con ngƣời cố kết cộng đồng, liên kết cá nhân với cánhân, thiết lập các mối quan hệ xã hội và là phƣơng tiện để con ngƣời truyền đinhững thông điệp đến các thế hệ tƣơng lai.

58

Do đó ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng ngƣời bản ngữ. Đặcđiểm này dẫn đến một hệ quả là, muốn giao tiếp thành công, ngƣời giao tiếp phải có những hiểu biết nhất định về những dấu ấn văn hóa đƣợc thể hiện trong các phƣơng tiện giao tiếp, bao gồm cả các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cử chỉ và các yếu tố kèm lời nhƣ tốc độ lời nói, các yếu tố xen âm v.v.).

Sự hiểu lầm có thể xảy ra trong giao tiếp giữa ngƣời lao động Việt và quản lý Hàn Quốcdo giữa họ có sự khác biệt về phƣơng pháp tƣ duy; quan niệm giá trị;óc thẩm mỹ; đặc trƣng tâm lý; phong tục, tập quán. Cung cách chào hỏi, cách gợimở vấn đề v.v. có thể chỉ là những thao tác, kĩ năng đơn giản nhƣng trong hoạt động doanh nghiệp, chúng có khả năng quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án.

Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa, bởi ngôn ngữ là phƣơng tiện truyền đạt thông tin và chất liệu của hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động thƣơng mại, ngôn ngữ chiếm một vai trò quan trọng trong việc định hƣớng và phát triển doanh nghiệp. Trên thế giới có khoảng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ vì vậy mà cũng có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, chính sự đa dạng về ngôn ngữ là rào cản cho sự xâm nhập thị trƣờng ở các quốc gia. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ đặc trƣng riêng biệt của họ. Chỉ có thể hiểu đƣợc nền văn hóa khi hiểu đƣợc ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Chính vì vậy ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều này cũng xảy ra tƣơng tự với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, ngôn ngữ là một rào cản không nhỏ trong hoạt động doanh nghiệp. Có sự khác biệt về ngôn ngữ trong hoạt động doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong cả ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn bản cũng có sự khác biệt nhất định.

59

2.2.1.1. Sự khác biệt trong giao tiếp

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lí giữa các cá nhân trong xã hội có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tạo nên những ảnh hƣởng và tác động qua lại để con ngƣời đánh giá, điều chỉnh và phối hợp hợp tác với nhau.Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nhờ giao tiếp con ngƣời gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, hình thành quá trình tự ý thức bản thân. Giao tiếp tốt sẽ tạo sự đoàn kết, tạomối quan hệ xã hội gần gũi thân mật, tạo bầu không khí thuận lợi tốt đẹp trong tập thể.

Ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ mà con ngƣời dùng để trao đổi thông tin với nhau. Có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, vì vậy mà trong hoạt động doanh nghiệp việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp cho thuận lợi và thống nhất là một vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại trong vấn đề ngôn ngữ giao tiếp. Do đặc thù văn hóa dân tộc có nhiều điểm khác nhau nên văn hóa giao tiếp và ứng xử cũng có nhiều điểm khác biệt.

a. Giao tiếp và ứng xử giữa các đồng nghiệp trong công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam đều là văn hóa trọng tình hƣớng nội, rất coi trọng tình cảm và tình đồng nghiệp vì vậy mà trong văn hóa giao tiếp và ứng xử của các đồng nghiệp với nhau thuận tình, tin tƣởng và giúp đỡ lẫn nhau. Xuất phát từ nền văn hóa trọng tình, nên các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam có lối ứng xử văn hóa thân thiện, cởi mở giữa các đồng nghiệp, coi trọng quan hệ thân thuộc. Theo khảo sát hai doanh nghiệp Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hƣng Vƣợng thì có tới 95 % số nhân viên Hàn Quốc trả lời luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp Việt Nam trong công việc và môi trƣờng

60

làm việc thân thiện, văn hóa ứng xử lịch sự, gần gũi và cởi mở rất giống với văn hóa ứng xử của ngƣời Hàn.

Thực tế, giữa các đồng nghiệp Việt – Hàn luôn có sự giao tiếp cởi mở và học hỏi các nét văn hóa của nhau. Nhân viên Việt Nam luôn chủ động học văn hóa ứng xử của ngƣời Hàn, cũng nhƣ nhân viên Hàn Quốc không ngừng tích cực tìm hiểu về con ngƣời Việt Nam. Từ đó có sự giao thoa văn hóa giữa các chủ thể trong môi trƣờng làm việc giữa các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tƣ Hàn Quốc. Việc này dẫn đến thu hẹp khoảng cách giữa bất đồng ngôn ngữ giữa các nhân viên. Mặc dù trong môi trƣờng nghiệp vụ, sự truyền đạt thông tin không thể trọn vẹn do tiếng Anh đƣợc sử dụng làm ngôn ngữ trung gian bắc cầu, tuy nhiên chính sự giao thoa văn hóa khiến giữa những ngƣời đồng nghiệp luôn sẵn sàng lắng nghe ngƣời nói.

Nhƣ vậy, giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau tại các công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tƣ Hàn Quốc đều không gặp quá nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ bởi nhƣ điều tra, hầu hết các nhân viên tại công ty này đều thỏa mãn nhu cầu giao tiếp giữa các đồng nhiệp ngoại quốc. Tuy nhiên, khó khăn đến từ giao tiếp giữa cấp trên và cấp dƣới, hoặc giữa công ty và các đối tác ngoại quốc của mình.

b. Giao tiếp giữa cấp trên và cấp dƣới

Trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới là quan hệ theo chiều dọc từ trên xuống, mang tính quyền uy của ngƣời lãnh đạo và sự phục tùng tuyệt đối của nhân viên. Cách trao đổi giao tiếp giữa nhân viên với lãnh đạo trong doanh nghiệp đa phần nhiều mệnh lệnh, chỉ thị từ trên xuống mà ít báo cáo, đề nghị, hỏi đáp từ cấp dƣới lên trên, bên cạnh đó việc trao đổi và giao tiếp giữa cấp trên và cấp dƣới còn gặp nhiều rào cản về mặt khác biệt về ngôn ngữ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 400 ngƣời tại hai công ty, trong đó có 335

61

ngƣời Việt và 65 ngƣời Hàn giữ các chức vụ từ công nhân viên đến quản lý. Theo số liệu thống kê thì có tới 82% nhân viên ngƣời Việt Nam trả lời gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp với cấp trên và gặp khó khăn trong biểu đạt ý kiến. Nguyên nhân chủ yếu là bất đồng ngôn ngữ , đại đa số các nhân viên ngƣời Việt làm trong các doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ có thể nói đƣợc tiếng Anh trung cấp hoặc tiếng Hàn sơ cấp, nếu muốn biểu đạt ý kiến cần có phiên dịch. Hơn nữa đối với văn hóa dân tộc Hàn Quốc, vốn coi trọng và đề cao ngôn ngữ dân tộc vì vậy mà khi giao tiếp với cấp trên nếu sử dụng tiếng Hàn sẽ dễ biểu đạt ý kiến và thấu hiểu hơn.

Bảng 2.1: Số liệu khảo sát về mức độ giao tiếp với cấp trên của hai

doanh nghiệp Mức độ việc gặp cấp quản lí Số lƣợng Tỉ lệ Rất dễ dàng 8 2% Dễ dàng 28 7% Khó khăn 120 30% Rất khó khăn 244 61%

62

Biểu đồ 2.1: Độ khó khi gặp cấp quản lí.

Theo điều tra khảo sát thì đại đa số nhân viên đều cho rằng việc gặp cấp trên là rất khó khăn, một mặt về hạn chế ngôn ngữ, một mặt về phong cách lãnh đạo. Các cấp quản lí ngƣời Hàn luôn giữ một khoảng cách nhất định đối với nhân viên.Nhìn vào biểu đồ cho thấy đƣợc mức độ giao tiếp và gặp cấp quản lí còn gặp khá nhiều khó khăn và có một khoảng cách rất xa. Ngoài nguyên nhân vì bất đồng ngôn ngữ thì Hàn Quốc và Việt Nam cũng đều là những quốc gia có chỉ số quyền lực cao, đƣợc thể hiện qua bảng so sánh sau

63

Biểu đồ 2.2: so sánh chỉ số quyền lực Việt Nam – Hàn Quốc

Nguồn: http://geert-hofstede.com/vietnam.html.

Chí sốkhoảng cách quyền lực (Power distance): là 1 trong 5 tiêu chí do nhà kinh tế học Hofstede khám phá ra. Ông cho rằng văn hóa dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hƣởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó.Chỉ số này liên quan đến mức độ bình đẳng/bất bình đẳng giữa ngƣời với ngƣời trong một xã hội bất kỳ nào đó. Một quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực lớn sẽ chấp nhận và kéo dài sự bất bình đẳng giữa ngƣời và ngƣời, tháp quyền lực cao và nhọn, do đó việc một ngƣời di chuyển từ chân tháp lên tới đỉnh tháp là rất khó.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam hay những công ty Việt Nam đều hoạt động theo chế độ thủ trƣởng, mệnh lệnh phục tùng. Do đó, quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên có xu hƣớng về khoảng cách quyền lực khá cao. Khoảng cách này thể hiện ảnh hƣởng của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý với hoạt động của nhân viên, của tổ chức và mức độ phụ thuộc của cấp dƣới

64

đối với các cấp quản lí cao hơn. Phần đông các doanh nghiệp ở phƣơng Đông các cấp lãnh đạo và quản lí đóng vai trò quyết định trong giải quyết các công việc của tổ chức, còn vai trò của các thành viên là thứ yếu. Điều này trái ngƣợc với những quốc gia ở phƣơng Tây

Bảng 2.2: Thống kê chỉ số quyền lực giữa các quốc gia

Ở các công ty phƣơng Tây rất ít khi lệnh đƣợc trực tiếp đƣa xuống, mà thƣờng các nhân viên sẽ góp tiếng nói chung, nhân viên có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chỉ thị của cấp trên.

Nhà nghiên cứu xã hội học Geert Hofstede ngƣời Đan Mạch đã tiến hành một nghiên cứu về văn hóa kinh doanh tại hơn 100 quốc gia dựa trên nhiều biến số, và một trong số đó là “khoảng cách quyền lực”.

Tuy nhiên, nhƣ vậy không có nghĩa là cấp quản lý và lãnh đạo Hàn Quốc không quan tâm hay không coi trọng ý kiến của cấp dƣới. Thực tế cho thấy, Hàn Quốc cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng văn hoá Trung Hoa đều rất coi trọng yếu tố con ngƣời, song do tính gia trƣởng ảnh hƣởng quá sâu sắc đến tƣ

65

tƣởng ngƣời Hàn mà đặc biệt là giới lãnh đạo doanh nghiệp nên mặc dù có quan tâm đến nhân viên nhƣng họ vẫn duy trì một khoảng cách nhất định, đồng thời thể hiện quyền uy của mình.Mặc dù vậy các doanh nghiệp Hàn Quốc rất đề cao và chú trọng đến việc bồi dƣỡng đức tính trung thành, ý thức tổ chức và kỷ luật cao cho nhân viên.Điều này thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững và tránh đƣợc lối sống tùy tiện và thiếu kĩ luật của ngƣời Việt.

c. Giao tiếp với khách hàng

Ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong mọi hoạt động kinh doanh và giao dịch khách hàng tại các doanh nghiệp liên doanh hoặc có vốn đầu tƣ Hàn Quốc tại Việt Nam trong giao dịch thƣơng mại giữa các đối tác nƣớc ngoài và đối tác Việt Namlà tiếng Anh. Vì vậy, khối quản lí cấp Hàn Quốc luôn đánh giá cao và đầu tƣ đúng đắn cho đội ngũ nhân viên trong việc sử dụng thành thạo tiếng Anh. Điều này đƣợc thể hiện trong các kì thi tuyển nhân lực đầu vào và các hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, tiếng Hàn vẫn đƣợc sử dụng là ngôn ngữ chính để giao dịch và đánh giá cao nỗ lực của đối tác nƣớc ngoài khi cố gắng bày tỏ sự cảm ơn hay lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc. Mặc dù sử dụng ngôn ngữ quốc tế chungtrong giao dịch khách hàng nhƣng nhìn chung các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn giữ đƣợc nét văn hóa dân tộc trong giao tiếp. Điều này gây không ít trở ngại nếu không có sự trợ giúp từ bộ phận hành chính phiên dịch để các chính sách chiến lƣợc để tới các khách hàng.Dẫu vậy, trong hoạt động kinh doanh họ giữ thái độ niềm nở, vui vẻ và sẵn sàng bàn công việc trong bữa ăn trƣa. Đây là điểm tƣơng đồng trong kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam.Mặc dù có sự khác biệt về ngôn ngữ tuy nhiên điều đó không làm đánh mất đi cơ hội và giá trị trong kinh doanh.

Sự khác biệt về ngôn ngữ là một trong những rào cản của các hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên vì có nền văn hóa gần gũi và chịu ảnh hƣởng của

66

văn hóa Trung Hoa nên việc giao thoa văn hóa này góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp.

2.2.1.2. Sự khác biệt trong ngôn ngữ văn bản

Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cụ thể là hai công ty Doosan Vina và Công ty TNHH Mỹ Hƣng Vƣợng có sự nhất quán trong ngôn ngữ văn bản tại công ty. Đa số các nhân viên của công ty đều là ngƣời Việt Nam vì vậy mà văn bản lƣu hành nội bộ của công ty khi đến với các phòng ban và nhân viên đều sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Việt để thuận tiện cho việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhất.Đối với các văn bản lƣu hành giữa các đối tác và văn bản kinh doanh thì đều thống nhất sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Việc thống nhất nhƣ vậy vừa linh hoạt, vừa thuận tiện cho việc quản lí và thúc đẩy sản xuất. Ngoài ra các cấp quản lí Ngƣời Hàn cũng tranh thủ học và nói tiếng Việt nhằm hiểu nhân viên của mình hơn và dễ dàng cho công tác quản lí.

Sự khác biệt trong ngôn ngữ gây không ít trở ngại cho hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là tiếng Hàn không phải là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, hầu hết các nhân viên ngƣời Việt cũng chƣa thực sự đƣợc đào tạo bài bản về ngôn ngữ Hàn. Vì vậy mà trong hoạt động doanh nghiệp đều phải dựa vào ngôn ngữ quốc tế chung là tiếng Anh và đều cần phiên dịch trong quá trình giao tiếp. Điều này là một trở ngại lớn trong quá trình làm việc và hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.

2.2.2. Khác biệt về phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo trong hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)