dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệptại Việt Nam
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia Đông Á có những nét văn hóa rất gần nhau, cùng chịu sự ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa, cùng có nền văn minh nông nghiệp cả hàng ngàn năm. Chính vì vậy mà hoạt động thƣơng mại của hai quốc gia cũng có những nét tƣơng đồng, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong thƣơng mại. Tuy nhiên cũng có những dị biệt nhất định, tạo nên một số khó khăn trong quá trình hợp tác và hoạt động thƣơng mại. Sau đây xin có một số giải pháp và khuyến nghị về xây dựng mối quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia.
Một là, hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp theo phƣơng hƣớng hội nhập, đa dạng quốc tế hóa và tôn trọng con ngƣời. Trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng đƣợc quốc tế hóa hiện nay, để tìm lại sức cạnh tranh cho mình, hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa đến việc quản lý nguồn nhân lực, làm sao để phát huy tối đa hơn nữa hiệu quả của nguồn nhân lực. Để thực hiện đƣợc điều đó thì doanh nghiệp phải có ý thức đặt con ngƣời ở vị trí trung tâm, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên có thể phấn đấu, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Theo đó, trong chính sách quản lý nguồn nhân lực phải coi trọng thành tích và thực lực hơn so với thâm niên và những quan hệ đặc biệt, phải nhấn mạnh hành vi có tính tích cực, phƣơng thức ứng xử hợp lý hơn là so với thái độ quyền uy và tính ổn định. Cùng với thái độ tôn trọng con ngƣời, cần phải phát huy văn hoá kinh doanh tự chủ, trong đó phải đề cao năng lực thực tế, óc sáng kiến và kết quả cuối cùng. Vấn đề con ngƣời là một trong những vấn đề thiết thân đối với sự tồn tại và phát
93
triển trong kinh doanh. Doanh nghiệp của cả hai nƣớc cần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lục bằng cách đào tạo và bồi dƣỡng kĩ năng cho nhân viên. Đồng thời nên có những buổi giới thiệu, hội thảo về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động thƣơng mại.
Hai là cải tiến, xây dựng văn hóa mới trên cơ sở sự thân thiết hoà thuận của các thành viên trong doanh nghiệp. Có thể nói quan hệ tƣơng hỗ giữa các thành viên là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến thành quả của doanh nghiệp. Nhƣ ta đã biết, văn hóa truyền thống Hàn Quốc nhấn mạnh ý thức tập thể và rất coi trọng yếu tố nhân hòa điều này tƣơng ứng với văn hóa Việt Nam. Theo đó, khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới cần phải biết dung hòa khái niệm nhân hoà truyền thống với những giá trị của xã hội công nghiệp hiện đại; nhấn mạnh đến ý thức tập thể, sự tin cậy giữa các thành viên và tinh thần làm việc theo nhóm, tạo dựng nên bầu không khí cởi mở giữa các thành viên và hình thành nên văn hoá “thân hoà” (thân thiết, hoà thuận), hƣớng đến thành quả cuối cùng. Để làm đƣợc điều này cần phải có sự hợp tác giữa các thành viên và ban lãnh đạo, giữa ngƣời lao động Việt Nam và ngƣời lao động Hàn Quốc.
Ba là tuyên truyền, nâng cao nhận thức về: văn hóa Việt Nam cho các nhà đầu tƣ Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc cho lao động Việt Nam.
Đầu tƣ cho việc cung cấp đầy đủ thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và ngƣời nƣớc ngoài đang làm ăn ở Việt Nam nói chung có cơ hội hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, tập quán, phong tục, thói quen của ngƣời Việt Nam.
Nhà nƣớc cần sớm thiết lập viện nghiên cứu quảng bá hình ảnh quốc gia, mà ở đó có vấn đề nghiên cứu, học hỏi văn hóa doanh nghiệp nƣớc ngoài và quảng bá những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ra thế giới.Cần phải tạo dựng sự kết nối giữa các viện nghiên cứu chuyên sâu về Đông phƣơng học,
94
Hàn Quốc học, Việt Nam học... của hai quốc gia và gắn kết các cơ sở nghiên cứu này với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo, triển khai các đề tài nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân thông qua việc xác định đúng đắn tầm vóc của các khoa, bộ môn văn hóa kinh doanh trong các trƣờng đại học, học viện, viện nghiên cứu...; Tạo dựng cơ chế đào tạo theo "địa chỉ", theo "đặt hàng" của doanh nghiệp để nâng cao tính thực tiễn của công tác đào tạo và nghiên cứu, cũng nhƣ chuyển giao kết quả đào tạo đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
3.3.3.Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thứ nhất, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của bản thân các doanh nghiệp. Đồng thời các nhà quản lý công ty Hàn Quốc cần hiểu rõ đặc điểm văn hóa Việt Nam thì mới xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Hiểu đặc điểm văn hóa Việt Nam thì các doanh nghiệp Hàn Quốc mới cắt nghĩa đƣợc cái gốc của vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Tác giả đã đƣa ra một số đặc điểm cơ bản nhất nhằm cung cấp thông tin để qua đó các nhà quản lý doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm đƣợc giải pháp có tính khả thi tác động đúng vào gốc rễ của vấn đề. Ở đây cần phải có vai trò hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức của cả hai nƣớc Việt Nam và Hàn Quốc.
Thứ hai, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần phải chú trọng xây dựng bộ quy tắc đạo đức của doanh nghiêp mình.
Một số gợi ý cho các doanh nghiệp Hàn Quốc:
* Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất cho doanh nghiệp. Bộ quy tắc đạo đức phải là một trong những nội dung quan trọng trong bộ tài liệu về văn hóa doanh nghiệp. Nó là sự cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức một cách
95
thống nhất; là một cẩm nang hƣớng dẫn cho nhân viên và làm cơ sở, công cụ để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức của doanh nghiệp.
Nội dung của bộ quy tắc đạo đức có thể bao gồm bốn phần chính: 1. Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp; 2. Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên; 3. Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà nhân viên phải thực hiện đối với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng; 4. Các phƣơng thức thông tin và cách giải quyết các vƣớng mắc liên quan đến đạo đức. Nội dung của bộ quy tắc đạo đức nên đƣợc tham chiếu từ một số bộ quy tắc đạo đức chuẩn của một số tổ chức, hiệp hội... và có thể sử dụng tƣ vấn hoặc học hỏi từ các doanh nghiệp phƣơng Tây - các doanh nghiệp này rất chú trọng đến việc xây dựng quy tắc đạo đức riêng, đặc thù và hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
Thứ ba, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi trọng việc xây dựng một bản chính sách trách nhiệm xã hội.
Các công ty cần xây dựng một bản chính sách trách nhiệm xã hội. Bản chính sách này phải đƣợc tuyên truyền, phổ biến tới mọi cán bộ, công nhân viên để mọi ngƣời có thể nắm đƣợc chính sách xã hội của doanh nghiệp và cùng nhau thực hiện. Bản chính sách sẽ bao gồm hệ thống tài liệu là các quy trình, quy định cụ thể theo yêu cầu của hệ thống trách nhiệm xã hội. Trong đó đặc biệt coi trọng các yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ, an toàn ngƣời lao động, yêu cầu thời giờ làm việc, yêu cầu tiền lƣơng thu nhập, yêu cầu nghỉ ngơi, phúc lợi.
Trên cơ sở nội dung của bản chính sách trách nhiệm xã hội, lãnh đạo công ty cần chú ý thƣờng xuyên rà soát cải tạo nhà xƣởng, thiết bị, cải tạo nâng cấp các công trình: phục vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, các công trình vệ sinh, mua sắm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy...
96
Các tiêu chuẩn về môi trƣờng làm việc định kỳ doanh nghiệp cần phải đƣợc cơ quan chức năng đánh giá kiểm định và kết quả phải đƣợc thông báo công khai tới toàn doanh nghiệp.
Hàng năm cần tổ chức Đại hội cán bộ, nhân viên để đại diện lãnh đạo công ty và đại diện ngƣời lao động ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể,đồng thời để ngƣời lao động tham gia góp ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy chế liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động hƣớng về xã hội nhƣ các hoạt động văn hoá, từ thiện, cấp học bổng... để quảng bá và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt cộng đồng. Đây vừa là hoạt động có ý nghĩa tích cực đối với xã hội vừa là biện pháp quảng cáo có ý nghĩa nhất và dễ chiếm đƣợc cảm tình của ngƣời dân nhất. Đồng thời đây cũng là hoạt động đƣa các doanh nghiệp xích lại gần với nhau hơn, cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp không chỉ là lợi ích mà còn là vì một nền kinh tế bền vững lâu dài và bền bỉ.