Cơ cấu nhân sự của Việt Nam trong doanh nghiệp Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 59)

Doanh nghiệp nƣớc ngoài ở Việt Nam thƣờng tuyển chọn rất nhiều nhân lực của ngƣời bản xứ, cùng với các nhân viên cơ hữu của doanh nghiệp từ nƣớc ngoài chuyển đến, tạo thành một tổ hợp nhân sự từ nhiều nguồn gộp lại. Trong một doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam có thể có rất nhiều quốc tịch: Ngƣời Hàn, ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc (lục địa), ngƣời Đài Loan…Họ là những ngƣời có nguồn gốc dân tộc và bản sắc văn hóa khác nhau. Tùy theo tỷ lệ của số ngƣời trong từng nhóm đó mà “bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp hình thành. Văn hóa doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đƣợc cấu thành từ hai thành tố cơ bản, thứ nhất là thành tố bản địa (Việt Nam), nhƣ ở mục trên đã nói (môi trƣờng) và thứ hai là văn hóa của nƣớc ngoài đầu tƣ (Hàn Quốc), mà cụ thể là văn hóa của doanh nghiệp đầu tƣ. Tuy vậy, sự chi phối của các yếu tố văn hóa dân tộc ấy đến mức độ nào là tùy vào phƣơng thức hoạt động của doanh nghiệp và sự duy trì, cầm chịch của lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, bản sắc văn hóa doanh nghiệp còn tùy thuộc vào nhân cách văn hóa của các nhà quản lý doanh nghiệp. Chằng hạn, trong một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, tỷ lệ số ngƣời Việt Nam trên số ngƣời Hàn Quốc là 95% thì yếu tố văn hóa Việt sẽ lấn át, cho dù lãnh đạo doanh nghiệp là 100% ngƣời Hàn. Nhƣng ngƣời chủ doanh nghiệp là ngƣời Hàn trong trƣờng hợp này, vẫn khăng khăng lấy văn hóa Hàn làm văn hóa chủ thể của Doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong một số trƣờng hợp. Chẳng hạn, nhân cách văn hóa Hàn là nặng gia trƣởng, nặng quyền uy, họ sẽ sử dụng quyền thủ trƣởng của mình để bắt các nhân viên ngƣời Việt phải phục tùng. Ngƣời Việt bên ngoài mặt thì vẫn tuân thủ nhƣng trong lòng không thoải mái, thậm chí là ngấm

57

ngầm oán trách. Vào những ngày lễ tết của Việt Nam, việc chấp hành kỷ luật giờ giấc trong công ty sẽ lỏng lẻo, sẽ có nhiều vi phạm. Nếu vì lý do kinh doanh và sản xuất có hiệu quả, ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp có thể không áp đặt văn hóa doanh nghiệp là Hàn Quốc hay Việt Nam làm chủ thể, mà vấn đề là hiệu quả lao động và công tác. Trong trƣờng hợp văn hóa Việt Nam là văn hóa chủ thể của doanh nghiệp, thì việc kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp ổn định và năng suất hơn, doanh nghiệp làm ăn tốt hơn.

Nhƣ vậy, ta thấy rằng, văn hóa của doanh nghiệp vẫn phải dựa trên nền tảng của văn hóa bản xứ, lợi dụng văn hóa bản xứ để phát triển doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nhiệp. Trong trƣờng hợp nhiều thành phần nhân sự từ nhiều nguồn quốc tịch khác nhau thì điều tránh nhất là sự hình thành các nhóm văn hóa riêng biệt theo quốc tịch mà không thống nhất theo văn hóa bản xứ hay văn hóa dân tộc của chủ đầu tƣ. Cái công cụ cần thiết lúc này là nội quy doanh nghiệp phải thật sự chặt chẽ và kỷ luật lao động phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Công tác tổ chức, phân phối lao độngcủa doanh nghiệp phải đảm bảo sao cho hiệu quả nhất nhƣng không tạo ra những phe nhóm có tính cục bộ, hay đối lập nhau về văn hóa.

Một phần của tài liệu Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)