THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử tác dụng sinh học của n hydroxy 7 (3’ spiro1,3dioxolan 2’ oxoindolin 1’ yl)heptanamid và một số dẫn chất (Trang 43)

Chương 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2.THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

3.2.1. Thử tác dụng ức chế HDAC

Các acid hydroxamic IVa-d được thử tác dụng ức chế HDAC tại khoa Dược,

Đại học Chungbuk (Cheongju, Hàn Quốc). Kết quả được trình bày ở hình 3.1 và bảng 3.8 trong phần bàn luận.

3.2.2. Thử hoạt tính kháng tế bào ung thưin vitro

Các dẫn chất IVa-d được đánh giá hoạt tính kháng tế bào ung thư người trên các dòng tế bào ung thư: ung thưđại tràng (SW620), ung thư biểu mô tiền liệt tuyến (PC-3) và ung thư tuyến tuỵ (AsPC-1). Kết quả giá trị IC50 cụ thể của các chất được trình bày ở bảng 3.9 trong phần bàn luận.

3.2.3. Sơ bộđánh giá mức độ giống thuốc

Bng3.7:ĐánhgiámứcđộgiốngthuốccủacácdẫnchấtIVa-dtheoquytắcLipinsky

Chất R LogP KLPT Số NH, OH Số N, O

IVa -H 1,15 334 2 7

IVb 5-F 1,35 352 2 7

IVc 5-Cl 1,79 368,5 2 7

IVd 7-Cl 1,79 368,5 2 7

Nhận xét: Tất cả các chất đều thỏa mãn được 4 yêu cầu của quy tắc Lipinsky vềđộ giống thuốc [23]. Cùng với kết quả hoạt tính sinh học in vitro tốt, các chất có nhiều triển vọng cho việc nghiên cứu tác dụng in vivo.

R IVa-d IVa-d N O O O NH O OH

3.3. BÀN LUẬN

3.3.1. Tổng hợp hóa học

Các dẫn chất IVa-d và các chất trung gian được tổng hợp nhìn chung là các chất có cấu tạo phức tạp, mạch C dài, có các nhóm chức nhạy cảm với các yếu tố

của môi trường phản ứng, vì vậy cần đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện phản ứng.

-Phảnứngtổnghợpspiro[1,3-dioxolan-2,3’-indolin]-2’-onvàdẫnchất(IIa-d)

Cơ chế phản ứng: Tác nhân TsOH đóng vai trò là chất cho H+.

Sơ đồ 3.8:Cơ chế phản ứng tạo thành IIa-d

+ Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao (110oC), do đó cần kiểm soát nghiêm ngặt thời gian phản ứng.

+ Phản ứng không được dư nguyên liệu isatin và dẫn chất (Ib-d) do các isatin và dẫn chất sẽ cạnh tranh với IIa-d trong phản ứng tạo ester, tạo ra nhiều sản phẩm phụ. Vì vậy lượng ethylen glycol cần cho dư và thường xuyên kiểm soát các sản phẩm tạo thành bằng TLC. Lượng ethylen glycol không phản ứng hết có thể dễ

dàng loại đi khi chiết.

- Phản ứng tổng hợp ethyl 7-(3’-spiro[1,3]dioxolan-2’-oxoindolin-1’-yl) heptanoat và dẫn chất (IIIa-d)

Cơ chế phản ứng:

Y-    +    R −X Yδ-⋯Rδ+−Xδ- Y−R +    X-

Sơđồ 3.9:Cơ chế phản ứng tạo thành IIIa-d

+ Với phản ứng tổng hợp các ester IIIa-d, cần đảm bảo dụng cụ phải khô hoàn toàn, các hóa chất và dung môi phải khan nước, vì vậy lựa chọn dung môi DMF để tránh thuỷ phân ester.

Chậm

Trạng thái chuyển tiếp Nhanh

+ Kali carbonat được sử dụng để hoạt hoá isatin tạo tác nhân ái nhân.

- Phản ứng tổng hợp N-hydroxy-7-(3’-spiro[1,3]dioxolan-2’-oxoindolin-1’- yl)heptanamid và dẫn chất (IVa-d)

Cơ chế phản ứng:

Sơđồ 3.10:Cơ chế phản ứng tạo thành IVa-d

+ Theo cơ chế phản ứng trên, phải sử dụng tác nhân là NH2OH base, nhưng hydroxylamin base không bền, dễ phân huỷ, khó bảo quản nên phải dùng nguyên liệu ban đầu là NH2OH.HCl với sự có mặt của NaOH. Lượng NaOH phải dùng dư để chuyển hết NH2OH.HCl thành NH2OH tự do, đồng thời tạo muối với acid hydroxamic, giúp sản phẩm tạo thành tan hết trong dung dịch phản ứng.

+ Tuy nhiên, NaOH dư tạo môi trường kiềm mạnh sẽ làm các sản phẩm ester

IIIa-d dễ bị thuỷ phân, vì vậy cần tiến hành phản ứng trong điều kiện nhiệt độ thấp

(-5oC), đồng thời nhỏ dung dịch NaOH từ từ vào bình phản ứng để tránh nhiệt độ

tăng lên làm phân huỷ NH2OH tự do.

+ Cần lưu ý thời gian, nhiệt độ phản ứng và kiểm tra phản ứng thường xuyên bằng TLC và thử phản ứng màu với FeCl3/ HCl để tránh tạo sản phẩm phụ.

3.3.2. Khẳng định cấu trúc

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử tác dụng sinh học của n hydroxy 7 (3’ spiro1,3dioxolan 2’ oxoindolin 1’ yl)heptanamid và một số dẫn chất (Trang 43)