Phân tích tình hình tài sản –nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo SBT

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo SBT (Trang 33)

bánh kẹo SBT

2.2.2.1. Tình hình tài sản

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu tài sản

Qua biểu đồ cơ cấu tài sản trên ta thấy giá trị tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với giá trị tài sản dài hạn. Năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 95% trong tổng tài sản, năm 2012 tỉ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên 97% và đến năm 2013 lại trở về mức 95%. Trong khi đó tài sản dài hạn của công ty lại chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2011 và 2013 là 5%, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 3%. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty trong 3 năm là do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm bánh kẹo SBT là phân phối, nhập khẩu các mặt hàng bánh kẹo nổi tiếng trên thị trường nước ngoài tới tay người tiêu dùng Việt Nam. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn, điều này cho thấy công ty đang chú trọng đầu từ vào việc nhập khẩu các mặt hàng bánh, kẹo ngoại có chất lượng nhiều hơn so với việc tự sản xuất.

95 % 5% Năm 2011 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn 97 % 3% Năm 2012 95 % 5% Năm 2011

Bảng 2.2. Bảng tình hình tài sản của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Bánh Kẹo SBT Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % A.Tài sản ngắn hạn 8.171,41 12.654,60 17.264,70 4.483,19 54,86 4.610,10 36,43 1.Tiền và các khoản

tương đương tiền 1.800,08 562,99 2.439,05 -1.237,09 - 68,72 1.876,06 333,23 2.Hàng tồn kho 3.795,33 6.190,29 6.411,49 2.394,96 63,10 221,20 3,57 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 2.501,64 5.795,39 8.236,16 3.293,75 131,66 2.440,77 42,12 4.Tài sản ngắn hạn khác 74,36 105,39 177,98 31,03 41,73 72,59 68,88 B.Tài sản dài hạn 447,07 473,21 482,69 26,14 5,85 9,48 2,00 1.Tài sản cố định 447,07 471,99 482,69 24,92 5,57 10,70 2,27 3. Tài sản dài hạn khác 1,22 1,22 -1,22 - 100,00 Tổng tài sản 8.618,49 13.127,30 17.747,40 4.508,81 52,32 4.620,10 35,19

( Nguồn: BCĐKT của công ty trong năm 2011-2013)

Tài sản ngắn hạn: Trong 3 năm qua tổng tài sản ngắn hạn của công ty liên tục

tăng qua các năm, và mức tăng khá cao. Năm 2011 tài sản ngắn hạn đạt 8.171,41 triệu đồng, năm 2012 đạt 12.654,60 triệu đồng tăng 4.483,19 triệu đồng tương ứng với mức tăng 54,68% so với năm 2011. Đến năm 2013, tài sản ngắn hạn tiếp tục được đầu tư thêm lên đến 17.264,70 triệu đồng tăng 36,43% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tài sản ngắn hạn tăng lên là do hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao đặc biệt công ty còn làm trong lĩnh vực thương mại nên cũng cần một lượng lớn tài sản ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là hàng hóa bánh kẹo.

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 1.800,08 triệu đồng. Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi chỉ còn 562,99 triệu đồng tương ứng với mức giảm 68,72% so với

35

năm 2011. Nguyên nhân giảm là do lượng tiền mặt dự trữ tại công ty giảm mạnh được tác động từ phía nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh không được tốt, lượng tiền mặt dự trữ cũng ít đi. Vì trong giai đoạn này việc giữ nhiều tiền mặt sẽ tạo ra nhiều chi phí cho công ty như chi phí quản lý tiền mặt. Nhưng đến năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng mạnh đạt 2.439,05 triệu đồng tăng 1.876,06 triệu đồng tương ứng với mức tăng 333,23% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định này một phần do thị trường và một phần do nhu cầu tiền mặt trong năm 2013 của công ty tăng cao, công ty thực hiện hoạt động mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu tiền mặt cũng tăng cao hơn so với năm 2012.

Hàng tồn kho: số lượng hàng tồn kho tăng cao trong giai đoạn 2011-2013. Cụ

thể, năm 2011 hàng tồn kho của công ty là 3.795,33 triệu đồng, đến năm 2012 hàng tồn kho tăng lên 6.190,29 triệu đồng tăng 2.394,49 triệu đồng tương ứng với mức tăng 63,10% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, hàng tồn kho của công ty tiếp tục tăng nhẹ 6.411,49 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,57% so với năm 2012. Nguyên nhân là do, năm 2011 lượng hàng hóa mà công ty cung cấp bán ra thị trường giảm mạnh đã đẩy lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh. Trong khi lượng hàng nhập khẩu bánh kẹo từ thị trường nước ngoài về khá lớn từ đó lượng hàng tồn kho của công ty tăng. Tuy nhiên, mức tăng lượng dự trữ hàng tồn kho qua các năm cũng giảm dần. Công ty cần phải đưa ra các chính sách quản lý hàng tồn kho trong thời gian tới ở một mức phù hợp. Nếu dự trữ hàng trong kho nhiều quá sẽ tốn chi phí lưu kho của doanh nghiệp nhưng nếu dự trữ ít quá sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng bán.

Các khoản phải thu: trong 3 năm qua, các khoản phải thu có xu hướng tăng.

Năm 2011 các khoản phải thu đạt 2.501,64 triệu đồng, năm 2012 tăng lên đến 5.795,39 triệu đồng, tăng 3.293,75 triệu đồng tương ứng mức tăng 131,66 triệu đồng. Bước sang năm 2013, các khoản phải thu của công SBT tăng đạt 8.236,16 triệu đồng tăng 2.440,77 triệu đồng tương ứng với mức tăng 42,12% so với năm 2012. Các khoản phải thu chủ yếu của công ty là khoản phải thu khách hàng nên cho thấy việc tăng chủ yếu là từ các khoản phải thu khách hàng. Nguyên nhân là do nền kinh tế có khủng hoảng, hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng , để khuyến khích khách hàng mua hàng và tiêu thụ sản phẩm, công ty đã thực hiện chính sách tín dụng mở rộng, tăng khoản phải thu khách hàng.

Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn của công ty tăng lên hàng năm nhưng mức

mại lên tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định như máy móc, thiết bị, dụng cụ lắp đặt, đóng gói bánh kẹo. Cụ thể năm 2011 tài sản dài hạn của công ty hay chính là tài sản cố định đạt 447,07 triệu đồng, đến năm 2012, tài sản dài hạn của công ty tăng lên do tài sản cố định tăng và có thêm tài sản dài hạn khác tăng. Đến năm 2013, tài sản dài hạn cũng tăng nhẹ với mức tăng 2% đạt tới 482,69 triệu đồng cũng do có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị là chủ yếu.

2.2.2.1. Tình hình nguồn vốn

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm bánh kẹo SBT

Cơ cấu nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong 3 năm qua, cơ cấu nguồn vốn của công ty ít có sự thay đổi. Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, nợ phải trả chiếm 97%, năm 2012, 2013 là 98%. Trong khi đó. Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng thấp và giảm trong 2 năm 2012 và 2013. Nguồn vốn nợ phải trả cao cho thấy chủ đạo vốn của công ty là nguồn vốn đi vay nợ. Nếu sử dụng nguồn vốn nợ quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty, uy tín và số tiền phải trả lãi vay của công ty từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và lợi nhuận sau thuế của công ty. Vì vậy, công ty cần có các chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn để có thể tăng tính ổn định trong việc trả nợ, tăng tính thanh khoản cho công ty, giảm chi phí phát sinh khi đi vay và trả lãi tiền vay, tăng uy tín của công ty trên thị trường.

3% 97 97 % Năm 2011 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 2% 98 % Năm 2012 2% 98 % Năm 2013

37

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty SBT

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 8.340,48 12.841,16 17.383,52 4.500,68 53,96 4.542,36 35,37 1.Nợ ngắn hạn 8.340,48 12.841,16 17.383,52 4.500,68 53,96 4.542,36 35,37 1. Vay ngắn hạn 940,78 236,00 295,66 -704,78 -74,91 59,66 25,28

2. Phải trả cho người bán 7.399,70 10.464,64 14.537,85 3.064,94 41,42 4.073,21 38,92

3. Người mua trả tiền trước - 2.096,08 2.520,82 2.096,08 - 424,74 20,26 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - 44,44 29,19 44,44 - -15,25 -34,32 B.Vốn chủ sở hữu 278,00 286,12 363,84 8,12 2,92 77,72 27,16 1.Vốn chủ sở hữu 278,00 286,12 363,84 8,12 2,92 77,72 27,16 Lợi nhuận chưa phân phối 78,00 86,12 163,84 8,12 10,41 77,72 90,25

Tổng nguồn vốn 8.618,49 13.127,28 17.747,36 4.508,79 52,32 4.620,08 35,19

( Nguồn: BCĐKT của công ty trong năm 2011-2013)

Nợ phải trả: năm 2011, nợ phải trả của công ty là 8.340,48 triệu đồng, năm

2012 là 12.841,16 triệu đồng tăng 4.500.68 triệu đồng tương ứng với mức tăng 53,96%. Đến năm 2013, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng lên đến 17.383,52 triệu đồng tăng 4.542,36 triệu đồng tương ứng với mức tăng 35,37% so với năm 2012. Nợ phải trả của công ty chủ yếu là phải trả cho người bán, vay ngắn hạn, người mua trả tiền trước. Để có thể mở rộng hoạt động sản xuất thương mại, nhập khẩu bánh kẹo công nghệ mới công ty đã sử dụng nguồn tài trợ chủ yếu từ tín dụng thương mại, đồng thời các khoản vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp lại rất lớn từ đó là làm tăng khoản nợ phải trả của công ty. Nợ phải trả của công ty tăng cao cũng do nguồn vốn chủ sở hữu vốn góp hạn chế, để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã vận dụng các nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng từ phía nhà cung cấp của mình.

Phải trả ngƣời bán: trong giai đoan 2011-2013, các khoản phải trả người bán

của công ty tăng mạnh qua các năm. Đây được coi là một nguồn vốn chiếm dụng của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Khoản phải trả người bán của công ty tăng cao, cụ thể năm 2011 đạt 7.399,70 triệu đồng, năm 2012 tăng đến 10.464,64 triệu đồng tăng 3.064,94 triệu đồng tương ứng với mức tăng 41,42% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 khoản phải trả người bán tăng mạnh hơn đạt mức 14.537,85 triệu đồng tăng tới 4.073,21 triệu đồng tương ứng với mức tăng 38,92% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân khiến cho khoản mục phải trả người bán của công ty tăng cao là do số lượng sản phẩm trung gian mà công ty phân phối trên thị trường Việt Nam được hưởng tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp, đồng thời công ty đã trở thành đối tác tin cậy, lâu năm trên thị trường nên thời gian phải thanh toán cho các nhà cung cấp dài hơn. Nếu xét đây là một khoản vốn không mất phí mà doanh nghiệp có thể tận dụng được thì việc các khoản phải trả cho người bán tăng cao sẽ là một điều có lợi cho công ty trong giai đoạn khó khăn như hiện nay nhưng nếu xét về mức độ uy tín và an toàn thì khoản vốn này quá cao cho thấy công ty sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán của bản thân mình trong giai đoạn này. Nếu phải trả cho người bán của công ty tăng cao sẽ làm giảm các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty đồng thời làm giảm uy tín, tính tự chủ và mất khoản chiết khấu thanh toán mà các nhà cung cấp cho công ty được hưởng trong thời gian tới. Vì vậy công ty cần cân đối khoản mục này để đảm bảo lợi ích đạt được là cao nhất.

Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ

cấu nguốn vốn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của công ty cũng đã có tăng nên. Cụ thể, năm 2011 vốn chủ sở hữu chỉ đạt mức 278,00 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên mức 286,12 triệu đồng tăng 8,12 triệu đồng tương ứng với mức tăng nhẹ là 2,92% so với cùng kỳ năm 2011. Bước sang năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh đạt 363,84 triệu đồng tăng 77,72 triệu đồng tương ứng với mức tăng 27,16% so với năm 2012. Tuy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng việc tăng lên qua các năm cũng cho thấy doanh nghiệp đang có sự bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu cao sẽ đảm bảo khả năng tự chủ, khả năng thanh toán cùa công ty tốt hơn.

39

Lợi nhuận chƣa phân phối: là nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi

phân bổ cho các quỹ trong công ty. Nguốn lợi nhuận chưa phân phối của công ty không cao nhưng có chiều hướng tăng lên qua các năm và đặc biệt tăng mạnh nhất trong năm 2013. Năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của công ty đạt 86,12 triệu đồng tăng 8,12 triệu đồng tương ứng với mức tăng 10,41% so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 90,25% tăng lên mức 163,84 triệu đồng so với năm 2012.

2.2.2.2. Phân tích mối quan hệ tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần chế biến thực phẩm bánh kẹo SBT

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 2.4. Bảng phân tích mối quan hệ tài sản

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 8.618,49 13.127,30 17.747,40 4.508,81 52,32 4.620,10 35,19 Nợ phải trả 8.340,48 12.841,16 17.383,52 4.500,68 53,96 4.542,36 35,37 Vốn chủ sở hữu 278,00 286,12 363,84 8,12 2,92 77,72 27,16 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,97 0,98 0,98 0,01 1,08 0,00 0,13 Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu 31,00 45,88 48,78 14,88 47,99 2,90 6,32 ( Nguồn: Bảng CĐKT)

Hệ số nợ trên tổng tài sản: của công ty có xu hướng tăng trong năm 2012 và

không đổi trong năm 2013. Cụ thể năm 2012 đạt 0,98 lần tăng 0,01 lần tương ứng với mức tăng 1,08% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty không đổi tại mức 0,98 lần. Năm 2012, hệ số này tăng lên chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự mất độc lập ngày càng gia tăng của công ty trong việc kiểm soát tài sản của mình.

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu: của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm.

Cụ thể, năm 2011 là 31,00 lần, năm 2012 là 45,88 lần tăng 14,88 lần tương ứng với mức tăng 47,99% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng đến 48,78 lần tương ứng với mức tăng 6,32% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc từ vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo SBT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)