Bánh Kẹo SBT
2.2.4.1. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tốt hay xấu sẽ phản ánh tiềm lực tài chính của Công ty mạnh hay yếu. Thông thường, khả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình hoạt động ổn định hoặc ngược lại, việc mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc phá sản doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán, đưa ra biện pháp nâng cao khả năng thanh toán một yêu cầu đối với nhà quản lý tài chính.
Bảng 2.6. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực
Phẩm Bánh Kẹo SBT ( ĐVT : lần ) ( Nguồn: Tự tổng hợp) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tương đối Tương đối
Khả năng thanh toán ngắn
hạn 0,98 0,99 0,99 0,01 0,00 Khả năng thanh toán nhanh 0,52 0,50 0,62 -0,02 0,12 Khả năng thanh toán tức thời 0,22 0,04 0,14 -0,17 0,10 Khả năng thanh toán lãi vay 3,23 - - -3,23 -
Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này đánh giá khả năng có thể thanh
toán được các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ này được tăng lên qua 2 năm 2011 và 2012 với mức tăng là 0,01 lần. Đến năm 2013 thì khả năng thanh toàn ngắn hạn của công ty không đổi tại mức 0,99 lần. Dù mức tăng thấp trong năm 2012 nhưng cũng cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang được chú trọng. Đặc biệt khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang gần ở mức 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán khá tốt trên thị trường.
Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn
mà không tính tới các tài sản bị giảm giá, thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tuy các khoản thanh toán ngắn hạn tăng nhưng năm 2012 khả năng thanh toán nhanh bị giảm sút 0,02 lần so với năm 2011 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013. Trong thời gian này, công ty gặp một chủt khó khăn về việc tiêu thụ nên khả năng thanh toán cũng giảm đồng thời do hàng tồn kho của công ty biến đổi tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tài sản. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa đảm bảo an toàn thanh toán cho công ty. Do đó trong những năm tới, công ty cần phải tiếp tục nâng dần hệ số này lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho vì hàng tồn kho được coi là tài sản có tình thanh khoản thấp nên việc hàng tồn kho giảm sẽ làm hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên.
Khả năng thanh toán tức thới: ta nhận thấy khả năng thanh toán tức thời của
công ty có xu hướng giảm qua các năm. Hệ số này năm 2011 là 0,22 lần, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 0,22 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Đến cuối năm 2012 hệ số này giảm về 0,04 lần ở mức rất thấp. Sang đến năm 2013 hệ số có tăng lên 0,14 lần tăng 0,10 lần tương ứng với mức tăng 220,03% so với năm 2012. Do khả năng thanh toán nhanh giảm nên các khoản thanh toán tức thời cũng giảm đi. Dù con số giảm không nhiều nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc mua bán hàng hoá của công ty, khi không có nhiều khả năng thanh toán tức thời thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán luôn dẫn đến việc khó nhận được các khoản chiết khấu thanh toán từ người bán. Vì vậy, công ty cần xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định, đề phòng những biến động thất thường có thể xảy ra.
Khả năng thanh toán lãi vay: là khoản chi phí sử dụng vốn nợ vay mà doanh
nghiệp phải trả cho nhà cung cấp vốn và nguồn trả nợ là từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Bánh Kẹo SBT chỉ phát sinh lãi vay trong năm 2011, trong năm 2012 và 2013 công ty không thực hiện các khoản vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải. Cụ thể, năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay của công ty khá cao đạt 3,23 lần. Nguyên nhân là do công ty gặp khó khăn về nguồn vốn trong nền kinh tế khủng hoảng khó khăn. Điều đó cho thấy mức sinh lợi
43
của đồng vốn mà doanh nghiêp huy động được khá cao đủ để đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn.
2.2.4.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí tài sản
Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
( ĐVT : lần ) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,92 0,56 0,53 - 0,36 - 38,74 - 0,03 - 5,67 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn
hạn 0,97 0,59 0,55 - 0,39 - 39,75 - 0,04 - 6,52 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn 17,76 15,66 19,57 - 2,10 - 11,85 3,92 25,03
( Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: trong giai đoạn năm 2011-2013 hiệu suất sử
dụng tổng tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm từ 0,92 lần xuống còn 0,56 lần giảm 0,36 lần tương ứng với mức giảm 38,74% so với năm 2011. Đến năm 2013, hiêu suất sử dụng tổng tài sản giảm xuống còn 0,53 lần giảm tiếp 0,03 tương ứng với mức giảm nhẹ 5,67% so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tổng tài sản được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự tăng giảm nhẹ nhưng tổng tài sản tăng rất cao đã khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm xuống. Nhìn tổng thể qua các năm thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản là một chỉ số nhỏ hơn 1, đây là dấu hiệu không tốt, công ty đã không sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Do vậy, công ty cần có những chiến lược khắc phục để hạn chế việc hàng tồn kho chất đống trong kho để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm
xuống lên hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cũng có xu hướng giảm theo. Từ năm 2011 đến năm 2012 nếu một đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong kỳ thì tạo ra 0,59 đồng doanh thu giảm 0,39 đồng tương ứng với mức giảm 39,75% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh qua các năm do hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty tăng lên. Trong khi đó, do tình hình tiêu thụ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty lại giảm mạnh do đó hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty giảm dần. Vì vậy, để cải
thiện tình hình hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng, công ty cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của mình, hạn chế các khoản hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng trong thời gian tới.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các
tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu thuần. Năm 2011 là 0,1776 đồng, đến năm 2012 chỉ còn 0,1566 đồng giảm 0,0210 đồng tương ứng với mức giảm 11,85%. Chỉ tiêu này giảm xuống trong năm 2012 là do tài sản dài hạn có sự đầu tư thêm trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty tăng lên 0,1957 đồng tăng 0,0392 đồng tương ứng với mức tăng 25,03%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 doanh thu thuần vầ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao làm cho lợi nhuận ròng của công ty tăng lên, tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện đáng kể đã đẩy cho hiệu suất sinh lời của tổng tài sản tăng cao. Điều đó cho thấy trong năm 2013 công ty đã có sự chú trọng trong công tác quản lý tài sản dài hạn để tăng mức sinh lời của nó. Tuy nhiên công ty cũng cần nên cân nhắc rà soát lại công suất sử dụng của tài sản cố định để tăng vòng quay của vốn cố định, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty cụ thể: Những tài sản nào quá cũ kỹ và lạc hậu công ty có thể bán thanh lý, những tài sản nào công ty sử dụng với hiệu suất thấp có thể cho thuê để tăng thêm thu nhập và tăng công suất sử dụng của máy móc giúp hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tăng hơn nữa trong tương lai.