Bảng 2.8. Bảng chỉ tiêu đánh giá các bộ phân cấu thành
ĐVT: Vòng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vòng quay hàng tồn kho 0,92 0,56 0,53 - 0,36 - 38,74 - 0,03 - 5,67 Thời gian luân chuyển kho 391 642 679 251 64,19 37 5,76 Vòng quay các khoản phải thu 0,97 0,59 0,55 - 0,39 - 39,75 - 0,04 - 6,52 Vòng quay tiền 17,76 15,66 19,57 - 2,10 - 11,85 3,92 25,03 Thời gian quay vòng tiền 20 40 18 20 50,00 -22,00 -55,00
45
Vòng quay hàng tồn kho: của công ty rất thấp lại có xu hướng giảm xuống.
Năm 2012 chỉ đạt 0,56 vòng giảm 0,36 vòng tương ứng với mức giảm 38,74% so với năm 2011 đồng thời tác động làm tăng thời gian lưu kho của công ty từ 391 ngày lên 642 ngày. Đến năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm chỉ còn 0,53 vòng giảm 0,03 vòng tương ứng với mức giảm 5,67% so với năm 2012 đẩy thời gian lưu kho của công ty tăng lên 679 ngày. Cả ba năm có xu hướng giảm như vậy là do sự thu hẹp của thị trường do suy thoái đồng thời công ty hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động, nợ phải thu tăng cao trong khi khả năng vay nợ và khả năng tài chính của chủ đầu tư bị hạn chế khiến công ty không có vốn. Đã khiến hàng lưu kho của công ty ứ đọng, thời gian luân chuyển kho tăng cao khiến tốc độ luân chuyển của hàng lưu kho giảm đi. Trong thời gian tới công ty nên áp dụng các chính sách quản lý hàng lưu kho theo mô hình EOQ để có thể xác định được lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra đối với việc lưu kho hagf hóa nhiều hay ít.
Vòng quay các khoản phải thu: nhìn chung cả ba năm hệ số vòng quay các
khoản phải thu của công ty đều giảm và nhỏ hơn mức 1. Cụ thể năm 2011 là 0,97 vòng, năm 2012 là 0,59 vòng giảm 0,39 vòng tương ứng với mức giảm 39,75% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục giảm xuống mức 0,55 vòng giản 0,04 vòng tương ứng với mức giảm 6,52% so với năm 2012. Điều đó thể hiện các khoản phải thu của công ty rất cao đa làm chậm lại vòng quay của các khoản phải thu và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của công ty. Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn vì vậy, trong tương lai công ty cần cân nhắc chính sách quản lý các khoản phải thu để giảm tỷ trọng khoản phải thu, giảm chi phí quản lý nợ, nhưng cũng vẫn cho khách hàng nợ ở mức nhất định để tránh việc công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều dẫn tới việc thiếu vốn kinh doanh và áp lực rủi ro nợ khó đòi.
Vòng quay tiền: Phản ánh thời gian từ khi chi tiền thực tế mua hàng hóa cho đến
khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa cho khách hàng .Vòng quay tiền của công ty giảm trong giai đoạn 2011-2012 từ 17,76 vòng xuống 15,66 vòng tương ứng với mức giảm 2,10 vòng do trong năm 2012 tình hình tiêu thụ bán hàng của công ty giảm sút. Bước sang năm 2013, vòng quay tiền của công ty tăng lên 19,57 vòng tương ứng với mức tang 3,92 vòng trong một năm. Đây là dấu hiệu tốt tuy nhiên thời gian quay vòng tiền của công ty vẫn còn dài. Công ty cần có kế hoạch quản lý vốn lưu động một cách hợp lý như quản lý tốt hàng lưu kho, các khoản phải thu, chi phí và các khoản phải trả người bán, phải trả lương, thuế,… để rút ngắn được thời gian quay vòng tiền, tăng thêm lợi ích cho công ty.
Thời gian quay vòng tiền: thời gian quay vòng tiền tỷ lệ nghịch với vòng quay
tiền. Do vòng quay tiền trong giai đoạn 2011-2012 giảm sút đã tác động làm cho thời gian quay vòng tiền của công ty tăng cao từ 20 lên 40 ngày cho 1 kì luân chuyển. Thời
gian quay vòng tiền tăng cho thấy tín hiệu không tốt trong việc huy động, sử dụng, luân chuyển và sinh lời khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty. Tuy nhiên bước sang giai đoạn 2012- 2013, tời gian quay vòng tiền của công ty giảm xuống chỉ còn 18 ngày tương ứng với mức giảm 22 ngày. Điều này cho thấy trong giai đoạn này công ty không những phục hồi thời gian luân chuyển các dòng tiền và các khoản tương đương tiền so với giai đoạn trước mà còn có thể rút ngắn thời gian quay vòng tiền hơn nữa.
2.2.4.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty bánh kẹo SBT
( ĐVT : % ) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị %
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0,25 0,11 0,82 -0,14 -56,32 0,71 651,42
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0,23 0,06 0,44 -0,17 -0,73 0,38 608,85
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu 7,16 2,83 21,36 - 4,32 -0,60 18,53 653,62
( Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: năm 2012 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh
thu thuần là 0,11% tức là cứ 1 đồng doanh thu nhận được sẽ tạo ra được 0,0011 đồng lợi nhuận giảm 0,0014 đồng so với năm 2011 tương ứng với mức giảm 56,32%. Đến năm 2013, cứ 1 đồng doanh thu nhận được sẽ tạo ra được 0,0082 đồng lợi nhuận ròng. Nhận thấy trong cả 3 năm thì tỷ suất sinh lời trên doanh thi đều thấp và thấp nhất vào năm 2012, điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty thấp. Sự sụt giảm vào năm 2012 này là do tốc độ giảm của lợi nhuận ròng trong năm 2012 do chi phí của doanh nghiệp tăng cao trong khi khó khăn của thị trường khiến cho các hoạt động sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp giảm từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: trong năm 2012 tỷ suất là 0,06% được hiểu
là cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản tạo ra được 0,0006 đồng lợi. Tương tự năm 2011 là 0,0023 đồng lợi nhuận trên 1 đồng đầu tư vào tài sản. Năm 2012 giảm 0,17% so với năm 2011 do lợi nhuận sụt giảm với tốc độ cao hơn. Chỉ tiêu ở cả 2 năm đều ở mức thấp nên việc đẩy nhanh phát triển sản xuất là điều đáng được quan tâm. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tăng lên đến 0,0044 đồng nếu dùng 1 đồng tài sản được đưa vào sử dụng. Đây là một tín hiệu tốt trong năm 2013 vì chỉ tiêu này tăng thể hiện sức sinh lợi của kinh tế của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh cao. Tuy tỷ suất sinh lời của công ty không cao nhưng đến năm 2013 đã có sự tăng mạnh
47
đạt 0,0044 đồng tăng 0,0038 đồng tương ứng với mức tăng 608,85% , điều đó cho thấy trong những năm tới công ty sẽ có sự đột phá trong việc sinh lời của tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH: có thể nói biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả
năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, bời vì mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suy cho cùng cũng là nhằm mục địch nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trong năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt 0.0716 đồng, chỉ tiêu này trong năm 2012 giảm 4,32% so với năm 2011. Năm 2012 là 2,83% cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn CSH bỏ ra mang lại 0.0283 đồng lợi nhuận ròng. Có sự sụt giảm trong khả năng sinh lời trên vốn CSH là việc quản lí, và sử dụng chưa tốt về nguồn vốn cũng như năm 2012 hoạt động chưa hiệu quả như năm 2011. Công ty cần có những chính sách phát triển hợp lí để tình hình nguồn vốn được cải thiện hơn. Điển hình là sang đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh lên 0,2136 đồng nếu đem 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng đầu tư. Điều đó cho thấy, trong năm 2013 công ty đã có những biện pháp sử dụng nguồn vốn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân tích khả năng sinh lời theo Dupont
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính dupont
Mục đích cảu mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào. Thông qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn.
Bảng 2.10. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính dupont ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối
Số vòng quay của tài sản (SOA) 0,92 0,56 0,53 -0,36 -38,74 - 0,03 - 5,67 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
(ROS) 0,25 0,11 0,82 -0,14 -56,32 0,71 651,42
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) 0,23 0,06 0,43 -0,17 -73,22 0,37 85,83
Nhận xét
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): phân tích qua mô hình dupont cho thấy ROA của công ty có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2011 là 0,0023 đồng lợi nhuận ròng nếu đem một đồng tài sản vào hoạt động. Đến năm 2012 tỷ suất này giảm xuống mức rất thấp chỉ còn 0,0006 đồng giảm 0,0017 đồng tương ứng với mức giảm 73,22 so với năm 2011. Nguyên nhân giảm trong năm 2012 là do cả hai nhân tố là số vòng quay của tài sản (SOA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) giảm mạnh. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng mạnh đến mức 0,0043 đồng tăng 0,0037 đồng tương ứng với mức tăng 85,83% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: