Sử dụng công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 66)

e) Xử lý thu hồi nợ xấu:

3.4.2. Sử dụng công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đôi khi ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế tổn thất khi RRTD xảy ra. Để sử dụng hiệu quả công cụ này, SHB nói chung và các chi nhánh SHB nói riêng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tương ứng với từng loại hình vay vốn cũng như mục đích vay vốn. Chẳng hạn, đối với mục đích vay mua xe ô tô, Ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trách nhiệm vật chất; đối với cho vay xây dựng, Ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm công trình hoặc Ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm hàng hóa, cháy nổ trong cho vay dựa trên hàng tồn kho luân chuyển ...Khi rủi ro xảy ra thì nguồn tiền bồi thường từ các đơn vị bảo hiểm sẽ góp phần xử lý thiệt hại cho Ngân hàng.

67

Thực tế cho thấy, nhờ sử dụng công cụ này mà Ngân hàng giảm thiểu được đáng kể thiệt hại do RRTD gây ra, đặc biệt là những RRTD xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như: thiên tai, địch họa...

- Yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bảo đảm bằng tài sản, bằng uy tín hoặc bằng bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp Ngân hàng nhận bảo đảm bằng tài sản, cần thực hiện đúng nguyên tắc nhận và quản lý TSĐB của khoản vay. Mặc dù, ban đầu khi xét duyệt khoản vay, TSĐB không được coi là nguồn trả nợ cho khoản vay mà nó chỉ là có vai trò làm gia tăng trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi khoản vay có vấn đề, nguồn trả nợ chủ yếu không còn, khách hàng gặp khó khăn, không thể thu xếp được nguồn trả nợ thì TSĐB lại phát huy vai trò trở thành nguồn trả nợ thứ hai. Vì vậy, ban đầu khi nhận TSĐB của khoản vay, Ngân hàng cần định giá tài sản chính xác, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết và đảm bảo các nguyên tắc khi nhận và xuất TSĐB. Mặt khác, trong suốt quá trình cho vay, SHB cần theo dõi, kiểm tra và đánh giá về thực trạng TSĐB cũng như tính khả mại của tài sản. Điều này sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được hàng loạt các rủi ro có liên quan như: không thể phát mại được TSĐB do chưa đầy đủ tính pháp lý, giá trị TSĐB bị giảm mạnh nên không đủ để trang trải hết nghĩa vụ trả nợ vay ...Từ đó, giúp SHB xử lý TSĐB dễ dàng, tăng khả năng khắc phục hậu quả của RRTD. Ngoài biện pháp bảo đảm bằng tài sản, Ngân hàng có thể yêu cầu bên vay phải có bảo lãnh của bên thứ ba. Bên thứ ba là một tổ chức có uy tín và có đủ khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, thông thường là các TCTD khác.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn nền kinh tế đang dần dần hồi phục, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội đã thích ứng tốt trước các thử thách, biến động mà nền kinh tế mang lại, hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra trong năm trước, góp phần xây dựng thương hiệu SHB vững mạnh trong mắt khách hàng, nhà đầu tư cũng như các đối tác. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp lí luận với thực tiễn hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Khóa luận đã đạt được những mục tiêu sau

- Khái quát được hoạt động của Ngân hàng.

- Khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Khái quát được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Tình hình rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn các anh/chị cán bộ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích số liệu để hoàn thành được bản khóa luận với đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội”.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy giáo T.S Trần Đình Toán đã giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình.

Em đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do những hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và những kiến thức xã hội nên không thể tránh khỏi những sai sót.

Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài Khóa luận của tác giả được hoàn chỉnh hơn!

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)