e) Xử lý thu hồi nợ xấu:
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Những mặt đạt đƣợc
Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực sau:
Các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã tăng chất lượng công việc tại các bộ phận, chất lượng thẩm định được nâng cao, công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay được tăng cường.
Các quy trình chính sách tín dụng đầy đủ, rõ ràng, phù hợp pháp luật, giúp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng.
Các phòng ban tham gia quy trình tín dụng có chức năng rõ ràng, đầy đủ, giúp công tác kiểm tra kiểm soát trong hoạt động cho vay được thuận lợi, minh bạch.
Các chi nhánh trong toàn hệ thống đã kiểm soát được mục tiêu tăng trưởng đi đôi với kiểm soát rủi ro và thực hiện kiểm soát giải ngân từng thời kỳ phù hợp với nguồn vốn huy động và kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống SHB, đồng thời tăng cường kiểm soát tín dụng đối với các đơn vị kinh doanh có nơ xấu lớn. Các chi nhánh đã tích cực triển khai chương trình tự rà soát tòan bộ danh mục tín dụng nhằm chủ động cơ cấu lại danh mục đầu tư có chất lượng tốt, loại bỏ dần khỏi danh mục những khách hàng có rủi ro cao, ít tài sản đảm bảo.
Hệ thống xếp hạng tín dụng tương đối ổn định, cơ bản phản ánh được chất lượng khách hàng, không những đánh giá Khách hàng qua việc chậm trả nợ mà còn thực hiện đánh giá tổng thể hoạt động qua rất nhiều chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, công tác trích lập dự phòng rủi ro và cụ thể được thực hiện nghiêm túc nhằm bám sát tình hình Khách hàng, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ và phản ánh chính xác thực trạng nợ theo từng Khách hàng. Đây được coi là biện pháp rào chắn hữu hiệu trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra.
Nhìn chung, công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Cả hệ thống SHB nói chung và các chi nhánh nói riêng đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Những mặt còn hạn chế
Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ trong hoạt động cấp tín dụng:
Mặc dù SHB đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên hoàn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của SHB vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường như ACB, Sacombank và các (chi nhánh) ngân hàng nước ngoài (là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ).
51
Do thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân cấp phán quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng, trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh tăng nhanh, nếu không bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp tín dụng thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của SHB; (Xem trang – 42, 43)
Như vậy SHB cần phải có những giải pháp để hoàn thiện về tổ chức, quy trình hoạt động và nhân sự hợp lý hơn nhằm giảm thiểu hơn nữa rủi ro tín dụng và tăng cường chất lượng dịch vụ trong hoạt động cấp tín dụng;
Thứ hai, về hệ thống thông tin báo cáo quản trị rủi ro tín dụng, quản lý khoản vay:
Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản trị rủi ro và quản trị hoạt động ngân hàng, SHB thường xuyên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của SHB vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là việc xử lý các thông tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung, do đó SHB cần có chiến lược đầu tư nhằm hoàn thiện hơn nữa. (Xem trang – 40)
Ngoài việc đầu tư cho hệ thống công nghệ ngân hàng, SHB cũng cần có chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác công nghệ ngân hàng.
Thứ ba, về chính sách nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro:
SHB vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt tác nghiệp trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro, một số đơn vị vẫn thiếu nhiều cán bộ làm công tác tín dụng, công tác thẩm định khách hàng. (Xem trang – 39)
SHB vẫn chưa thực hiện được công tác đào tạo nhân sự nội bộ một cách chuyên nghiệp, có hệ thống. Cụ thể, SHB vẫn chưa có Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Để hạn chế rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân do nhân tố nhân sự, bên cạnh việc thực thi nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý, kiểm soát rủi ro, SHB cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự và sớm hình thành các trung tâm đào tạo nội bộ chuyên nghiệp.
Thứ tư, về tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng:
Tuy đã hoàn thiện một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro, nhưng do vẫn còn thiếu nhiều nhân sự để xây dựng và thực thi các quy trình, quy định một cách có hiệu quả. Cụ thể, do mới được thành lập từ giữa năm 2009, SHB AMC vẫn chưa bố trí đủ nhân sự để triển khai các công việc liên quan, vẫn cần sự hỗ trợ từ các Khối, Ban khác để thực hiện công việc. Phòng quản lý rủi ro hoạt động vẫn chưa lựa chọn được phương pháp và mô hình thích hợp cho việc triển khai hoạt động, hiện tại vẫn đang nghiên cứu để đưa hệ thống xếp hạng tín dụng bằng phương pháp hệ số Z’’ và bên cạnh đó ở Việt Nam vẫn thiếu khung pháp lý để làm cơ sở triển khai phương thức quản trị rủi ro hoạt động. (Xem trang – 44, 45)
Thứ năm, về công tác xử lý nợ:
Thời gian 2012 – 2013, SHB được đánh giá là một trong những ngân hàng xử lý nợ xấu tốt nhất. Tuy nhiên, với mức nợ xấu vẫn còn cao, SHB nên có những biện pháp đẩy mạnh công tác giải phóng nợ xấu, bán các khoản nợ xấu cho VAMC theo quy định của pháp luật. (Xem trang – 49)
Nguyên nhân khách quan là do trình tự thủ tục pháp lý và sự thực thi pháp luật của các cơ quan chính quyền trong việc hỗ trợ các ngân hàng xử lý tài sản để thu hồi nợ thường kéo dài, khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan là sự phối hợp giữa đơn vị kinh doanh và Trung tâm quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc xử lý nợ vẫn chưa tốt. Với quy trình xử lý nợ xấu tập trung và sự quá tải của nhân sự tác nghiệp dẫn đến việc triển khai xử lý nợ kéo dài.
Ngoài các chế tài đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, SHB cần có chính sách, cơ chế và bố trí nhân sự phù hợp để đẩy mạnh công tác xử lý nợ, tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thu hồi nợ xấu;
Từ việc nghiên cứu và phân tích mô hình quản trị rủi ro tín dụng của SHB tác giả cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng của SHB. Đồng thời tác giả cũng nêu ra những ưu điểm và các vấn đề tồn tại của công tác hạn chế, quản trị rủi ro tín dụng của SHB. Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá và đề xuất những giải pháp cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại SHB được nêu ở chương 3 dưới đây.
53
CHƢƠNG III: