Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn 2012

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 32)

c) Hoạt động dịch vụ của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộ

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn 2012

giai đoạn 2012 - 2013

Để có thể nắm được phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tác giả xin được phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch tương đối Chênh lệch tuyệt đối

Thu nhập lãi thuần 2,104,058 1,875,528 228,530 12.18%

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 133,131 152,097 (18,966) -12.47%

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 63,400 47,963 15,437 32.19% Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh 696 140,376 (139,680) -99.50% (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ (16,199) 23,548 (39,747) -168.79%

Lãi thuần từ hoạt động khác 76,626 689,034 (612,408) -88.88%

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 6,325 10,910 (4,585) -42.03%

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 2,368,037 2,939,456 (571,419) -19.44%

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (1,860,870) (1,678,993) (181,877) 10.83%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc chi phí dự

phòng rủi ro tín dụng 507,167 1,260,463 (753,296) -59.76%

(Chi phí)/hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 492,881 564,740 (71,859) -12.72%

TỔNG LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ 1,000,048 1,825,203 (825,155) -45.21%

Chi phí thuế TNDN (150,278) (137,934) (12,344) 8.95%

LỢI NHUẬN SAU THUẾ 849,770 1,687,269 (837,499) -49.64%

Lợi ích của cổ đông thiểu số 28 428 (400) -93.46%

Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng 849,742 1,686,841 (837,099) -49.63%

Lỗ lũy kế do Habubank chuyển giao khi sáp nhập - (1,660,775) - -

LỢI NHUẬN CÕN LẠI CỦA NGÂN HÀNG 849,742 26,066 823,676 3159.96%

Lãi trên cổ phiếu (đồng/cổ phiếu) 959 33 926 2806.06%

( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2012, 2013 và tính toán của tác giả)

Bảng 2.2.2 – a: Báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh SHB 2012 – 2013

Năm 2013, tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực hơn so với nền kinh tế diễn biến phức tạp, thương mại giảm sút, tăng trưởng thấp của những năm trước.

33

Tuy nhiên, vẫn còn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, điều này làm cho hoạt động ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, như là: đảm bảo khả năng thanh toán, giảm lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng trong quy mộ hạn hẹp, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức để tăng cường cạnh tranh. Trong năm 2013, Ngân hàng SHB tập trung giải quyết khoản nợ xấu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nên những hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng cũng có phần giảm sút.

Thu nhập lãi là một phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những nguồn mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong năm 2013 là 2.104.058 triệu đồng, tăng lên 12,18% so với cùng kỳ năm 2012. Để đạt được nguồn thu này, SHB đã phải bỏ ra 7.070.660 triệu đồng để chi cho những hoạt động phục vụ đảm bảo nguồn thu này. Con số này đã thể hiện được SHB đã tạo dựng được niềm tin của khách hàng trong thời kỳ nền kinh tế đang trên đà hồi phục, cũng như thể hiện được khả năng quản lý của các cán bộ SHB nói chung cũng như ở các Phòng Giao dịch nói riêng đã cải thiện được kỹ năng và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

Hoạt động dịch vụ là nguồn hoạt động đem lại một phần lợi nhuận cho SHB, cung cấp các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn và tín dụng phát triển tốt hơn. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đã tăng từ 193.828 tại thời điểm 31/12/2012 và đạt được mức 219.433 tại thời điểm 31/12/2013. Sự tăng trưởng của dịch vụ được lý giải là do nhu cầu sử dụng dịch vụ gia tăng theo hướng tích cực. Thu nhập tăng nhưng trong thời điểm này, SHB cũng thực hiện những chính sách tái cơ cấu bộ máy tổ chức cùng với phát triển hệ thống dịch vụ thanh toán qua hệ thống mobile banking, điều này khiến cho chi phí cho hoạt động dịch vụ tăng lên đáng kể, từ 41.731 triệu đồng năm 2012 lên đến 86.302 triệu đồng trong năm 2013. Chính chi phí tăng cao nên dù cho thu nhập từ hoạt động dịch vụ có tăng nhưng lãi từ hoạt động dịch vụ cũng bị giảm đi 18.966 triệu đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối trong năm 2013 có điều chỉnh lại 1,3% thấp hơn mức từ 2% đến 3% so với Ngân hàng Nhà nước đề ra. Khi thị trường biến động, Ngân hàng Nhà nước đều kịp thời trấn an dư luận và bán ra ngoại tệ để can thiệp. Cuối năm 2013, tỷ giá tại SHB là 21.070- 21.110 thấp hơn so với mức 21.100-21.246 đồng/USD tại sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ từ các Ngân hàng Thương mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội. Đóng góp một phần trong nguồn thu lợi 63.400 triệu đồng. Tăng so với năm 2012 chỉ đạt ở mức 47.963 triệu đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tuy vẫn mang lại được nguồn thu cho Ngân hàng, tuy nhiên đã cho thấy sự đầu tư không hiệu quả của Ngân hàng qua hoạt động này. Trong năm 2012, con số lợi nhuận từ hoạt động này vẫn còn khá cao, đạt mức 140.376 triệu đồng, nhưng đến năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động này đã giảm mạnh chỉ còn đạt 696 triệu đồng. Thị trường ngoại hối là một thị trường biến động nhanh và khó lường nhất trong các thị trường tài chính, tiền tệ rất nhạy cảm với các thông tin kinh tế toàn cầu nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy nên, dù vẫn mang lại một nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng cũng nên có những chính sách hợp lý để có thể mang lại nguồn thu chắc chắn.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư trong năm 2012 vẫn còn mang lại nguồn lợi nhuận lên đến 23.548 triệu đồng thì đến năm 2013 hoạt động này lại lỗ đến 16.199 triệu đồng. Năm 2013 được đánh giá là năm được đánh giá là ấn tượng của thị trường chứng khoán nói chung, tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian này, SHB đang phải tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu nên không đưa ra được những chính sách, phương án hợp lý cho hoạt động nên đã để lỗ một khoản tương đối. SHB nên có những chính sách điều chỉnh lại cho hoạt động này khi nợ xấu của SHB giải quyết được phần lớn so với hiện tại

Hoạt động kinh doanh khác so với các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lĩnh vực này chiếm một khoản tương đối lớn vào năm 2012 nhưng đến năm 2013 lại suy giảm mạnh, đã cho thấy Ngân hàng đã tập trung phát triển chính vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặc dù vậy, những hoạt động kinh doanh khác cũng vẫn đem lại cho Ngân hàng 76.626 triệu đồng trong năm 2013. Một khoản thu không nhỏ.

Hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2013 cũng giảm gần 40% so với năm 2012. Chỉ đạt mức 6.235 triệu đồng. Mặc dù con số chênh lệch một phần đáng kể so với năm trước đó nhưng cũng không quá ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Để thu về được những khoản thu nói trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội cũng đã phải chi ra những khoản mục cần thiết để duy trì hoạt động của Ngân hàng và cũng như đầu tư cho những khoản mà Ngân hàng xác định nó là cần thiết cho những hoạt động chính của Ngân hàng.

35

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch tương đối Chênh lệch tuyệt đối

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 33,740 28,689 5,051 17.61% Chi phí cho nhân viên 758,215 732,037 26,178 3.58% Chi về tài sản 327,698 240,435 87,263 36.29% Chi cho hoạt động quản lý công vụ 450,303 537,010 (86,707) -16.15% Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của KH 67,847 38,659 29,188 75.50% Chi dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác 16,843 39,265 (22,422) -57.10% Chi dự phòng rủi ro khác 206,224 62,898 143,326 227.87% 1,860,870 1,678,993 181,877 10.83%

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2012, 2013 và tính toán của tác giả)

Bảng 2.2.2 – b: Chi phí cho hoạt động kinh doanh của SHB 2012 – 2013

Chi phí hoạt động của Ngân hàng tập trung chủ yếu là ở chi phí cho cán bộ công nhân viên, chi cho tài sản và cuối cùng là cho các hoạt động quản lý công vụ.

Trong đó, chi phí cho cán bộ công nhân viên là ở mức cao nhất với 758.215 triệu đồng; có tăng một phần nhỏ so với năm 2012 là do nhân viên trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội năm 2013 đã tăng lên so với trước đó ở mức 732.037 triệu đồng, tức là tăng lên 3,6%; chi phí cho cán bộ công nhân viên gồm cả các khoản chi lương và phụ cấp, chi phí ăn ca, các khoản chi đóng góp theo lương và cả các khoản chi trợ cấp. Qua đó, ta có thể thấy được chế độ đãi ngộ với nhân viên của SHB đáp ứng được yêu cầu theo quy định cho người lao động.

Một phần không nhỏ trong các khoản chi phí hoạt động của Ngân hàng là các khoản chi về tài sản, gồm có xây dựng thêm chi nhánh, thay thế máy móc hỗ trợ cho các phòng ban làm việc. Trong đó, khoản khấu hao tài sản cố định chiếm khoảng 1/3.

Phần chi phí lớn thứ 3 mà Ngân hàng chi để duy trì hoạt động là chi cho các hoạt động quản lý công vụ. Hay chính là các khoản chi phí phải chi để duy trì hoạt động của Ngân hàng như hoạt động tín dụng, các khoản chi cho hoạt động dịch vụ… Trong năm 2013, ta thấy khoản chi này đã giảm 16,14% so với năm 2012. Do quá trình tái cơ cấu hoạt động của SHB từ năm 2012 đến nay đã dần hoàn thành, chi phí cũng được phân bổ một cách hợp lý, nên các khoản chi cho năm 2013 đã giảm được 86.707 triệu đồng so với năm 2012 trước đó.

Ta thấy được để duy trì cho các hoạt động của Ngân hàng, chi phí cần thiết trong năm 2013 đã tăng lên 10,8% so với năm 2012. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)