Tỷ VNĐ < Giá trị cấp tín dụng < 05 tỷ VNĐ Không cần chấm điểm, xếp hạng khách hàng, và không cần xác định giới hạn tín dụng hàng năm

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 42)

phụ thuộc vào làm rõ nguồn trả nợ và đánh

giá tài sản đảm bảo

01 tỷ VNĐ < Giá trị cấp tín dụng < 05 tỷ VNĐ Không cần chấm điểm, xếp hạng khách hàng, và không cần xác định giới hạn tín dụng hàng năm năm

Giá trị cấp tín dụng > 05 tỷ VNĐ Phải chấm điểm, xếp hạng khách hàng, và xác định giới hạn tín dụng theo quy định

Đối với cho vay tư nhân, cá thể: áp dụng cho tất cả các khoản cấp tín dụng tư nhân, cá thể do Phòng Khách hàng thực hiện toàn bộ, không thông qua Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý nợ chỉ cập nhật thông tin vào hệ thống.

Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được ban hành theo quy định của Hội đồng quản trị, với nhiều mức phê duyệt được phân chia cụ thể.

Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng nhằm mục đích xác định quyền phán quyết tín dụng. Quyền phán quyết tín dụng được phân bổ cho những cấp bậc cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng phán xét và tính nhất quán cần thiết để đánh giá chuẩn

43

xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan khi phê duyệt một giao dịch tín dụng hoặc một chương trình tín dụng.

Mức phán quyết cho vay tối đa được xác định đối với một khách hàng dựa trên các nguyên tắc sau:

- Tính chất, khả năng hoạt động của từng thành phần kinh tế. - Mức độ phức tạp của đối tượng cho vay.

- Trình độ quản lý, mức độ thu nhận thông tin của từng loại Chi nhánh ngân hàng. - Mức độ cạnh tranh giữa các TCTD trên cùng một địa bàn.

- Giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên, thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân cấp phán quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng, trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh tăng nhanh, nếu không bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp tín dụng thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của SHB.

2.3.3.2. Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng SHB a) Chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và định hƣớng phát triển. a) Chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và định hƣớng phát triển.

Mỗi năm trên cơ sở định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng như căn cứ trên các đánh giá tình hình kinh tế, tình hình phát triển trên địa bàn chi nhánh, SHB giao cho các chi nhánh chỉ tiêu và định hướng tăng trưởng tín dụng cụ thể. Chỉ tiêu và định hướng tăng trưởng tín dụng cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Tổng Giám đốc thường xuyên ban hành những văn bản định hướng về phát triển đầu tư ngành nghề theo từng thời kỳ. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, định hướng phát triển tín dụng là một định hướng quan trọng cho chi nhánh, đề ra chiến lược tiếp cận khách hàng, đầu tư theo ngành hàng, đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 42)