Nhóm giải pháp 3: Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 61)

e) Xử lý thu hồi nợ xấu:

3.3. Nhóm giải pháp 3: Giải pháp về nhân sự

Con người vừa là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Một mô hình quản lý rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó, hiệu quả quản lý rủi ro của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ tín dụng. Do đó tăng cường quản lý và đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng và xác định là lâu dài, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro. Để nâng cao trình độ, cần xem xét các biện pháp sau:

- Khuyến khích cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên trau dồi, tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực khác để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng. Bên cạnh nền tảng kiến thức kinh tế, bản thân cán bộ tín dụng cần chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng chăm sóc Khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng điều tra; phân tích, tổng hợp.

kiến thức về ngành nghề của cán bộ tín dụng. Điều này, giúp rút ngắn thời gian thẩm định đồng thời chất lượng thẩm định được nâng cao

- Chú trọng đến công tác đào tạo về cả tình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt; tinh thông nghiệp vụ. Để thực hiện điều này, SHB nói chung và các chi nhánh SHB nói riêng cần khuyến khích cán bộ tiếp đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ; kiến thức thị trường, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao năng lực đánh giá; đo lường; phân tích rủi ro cho cán bộ tín dụng; thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận; trao đổi kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác

- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình sát hạch, kiểm tra chức danh đối với cán bộ tín dụng để vừa kiểm tra mức độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, mức độ phù hợp của bản thân với từng vị trí chức danh để có kế hoạch điều chuyển; điều động kịp thời.

- Xây dựng áp dụng chính sách đãi ngộ hợp lý, yêu cầu thưởng phạt nghiêm minh. Chính sách lương thưởng của SHB cần được tiếp tục duy trì trên nguyên tắc hiệu quả công việc căn cứ theo mô tả công việc của các cá nhân, phòng ban. Tuy nhiên, Ngân hàng cần nghiên cứu chính sách lương thưởng đối với cán bộ tín dụng trên cơ sở cả doanh số và chất lượng tín dụng của khoản vay, gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với chất lượng của khoản vay. Bên cạnh đó, cũng cần phải xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình vi phạm quy định hay hành vi lừa đảo để làm gương và có tác dụng giáo dục, răn đe những người khác.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn - Hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)