5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp hóa học và hóa lý
Trung hòa
Nước thải cao su có chứa các acid vô cơ cần được trung hòađưa về pH khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi xửlý ở công đoạn tiếp theo. Để trung hòa nứơc thải chứa axít có thể sử dụng: NaOH, KOH, Na2CO3, đômômít (CaCO3.MgCO3),…Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ của nước thải, chế độ thải nước và chi phí hóa chất sửdụng.
Keo tụ
Trong nước thải cao su, một phần các hạt tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1-10 µm. Các hạt này không nổi cũng không tách do đó tương đối khó tách loại. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Sự va chạm do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Những chất keo tụ
thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như: Al2(SO4)3, NaAlO2, FeCl3,… Vớicác điều kiện thủy động học, những bông đó sẽlắng xuống đáy bể ởdạng cặn. Khi dùng các muối sắt sẽtạo thành sắt hiđroxit không hòa tan:
2FeCl3 + 3Ca(OH)2⟶3CaCl2 + 2Fe(OH)3 (2.1)
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2⟶3CaSO4 + 2Fe(OH)3 (2.2)
Hiệu suất đông tụ cho nước thải cao su tốt nhất khi pH từ 4-8,5 (Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, 2003). Để tạo các bông lớn và dễ lắng người dùng các chất trợ đông tụ, phổbiến nhất là poliacryamit (CH2CHONH2)2(Trần Văn Nhân, Ngô ThịNga, 2002).Chất trợ đông tụ vô cơ loại anion là natri silicat hoạt tính và nhiều chất khác.Đa số chất bẩn hữu cơ, vô cơ dạng cơ trong nước thải cao su có điện tích âm nên nếu dùng chất trợ đông tụ cation sẽ không cần keo tụ sơ bộ trước đó nữa. Liều lượng chất trợ đông tụ được dùng vào khoảng 1mg/l – 5mg/l. Thời gian cần thiết để nước thải cao su tiếp xúc với hóa chất cho tới khi bắt đầu lắng dao động khoảng 20 phút - 60 phút.