Tính mới của đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 31)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.3.Tính mới của đề tài

Các nghiên cứu hiện nay cho xửlý nước thải ngành cao su Tây Ninh chủyếu thực hiện cho một hay chỉ vài nhà máy. Các nghiên cứu mang tính tổng quát cho nhiều nhà máy đểgiải quyết vấn đề mang tính chung và phổ biến còn hạn chế. Từ đó, các nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc tham khảo các quy trình phù hợp nhằm cải thiện quy trình xửlý nước thải hiện có.Các nhà máy chưa có hệthống xử lý nước thải muốn nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình cho cơ sở cũng gặp khó khăn khi muốn tham khảo quy trình và hiệu quả xử lý nước thải ở các nhà máy khác.

Vì vậy, tính mới đềtài là tập trung giải quyết 3 vấn đềsau: - Đánh giá tình hình xửlý nước thải tại một sốnhà máy; - Phân loại các quy trình xửlý nước thải theo nhóm;

- Đềxuất các giải pháp cải thiện quy trình xửlý nước thải cho các nhà máy để đạt chuẩn nước thải loại A. Trong đó có đề xuất 01 công nghệmới chưa từng có trước đây tại Tây Ninh để xử lý thông số phosphor trong nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT là tiêu chuẩn rất khó trong ngành cao su hiện nay. Việc phân loại các quy trình xử lý nước thải theo nhóm sẽ giúp các nhà máy nhận biết về ưu điểm và hạn chếcủa quy trình từ đó có thểnghiên cứu cải thiện quy trình hiện có. Đối với các nhà máy chưa có hệ thống xửlý nước thải có thể so sánh điều kiện hiện có tại đơn vị phù hợp với nhóm quy trình nào nhất và có thểlựa chọn hoặc tham khảo quy trìnhđược đềxuất đểxây dựng quy trình riêng.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN VÀTÌNH HÌNH

SẢN XUẤT CAO SU TẠI TÂY NINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình xử lý nước thải cho một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 31)